Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 

MẸ CỦA CON

“Này là mẹ con” (Ga. 19,27) 

Rồi ngày tháng dần trôi, con lớn lên và bắt đầu cảm nhận được tình yêu Mẹ. Hình ảnh Mẹ ghi khắc sâu đậm trong tâm khảm con qua những kinh Kính Mừng đọc trên gối mẹ, những buổi kinh chiều tại thánh đường giáo xứ, và qua những Tháng Năm đầy thơ mộng với các buổi dâng hoa kính Mẹ.

Nhưng Mẹ thực sự đi vào đời sống của con, là khi con bắt đầu đọc và hiểu được Thánh Kinh. Hình ảnh đẹp nhất của tình thương và trái tim rung cảm Mẹ, là hình ảnh bà Rêbêca đối với Giacóp, người con yếu đuối nhưng hiếu thảo của bà.

Thánh Kinh kể, khi Rêbêca mang thai, bà đã tiên đoán có sự bất hòa giữa cặp song sinh mà bà sẽ phải gánh chịu sau này lúc chúng chào đời. Quả vậy, Esau ra đời trước với nước da hoe đỏ và nhiều lông. Trong khi đó, em là Giacóp thân hình trơn tru không lông lá:

“Vì thấy vợ hãy còn son sẻ, Isaac đã cầu cùng Thiên Chúa thay cho vợ mình. Lời cầu của ông đã được Thiên Chúa chấp nhận, và cho Rêbêca có thai. Nhưng khi thai nhi còn trong bụng bà, chúng đã đạp đá lẫn nhau khiến bà rất mệt mỏiv "
, và phải than lên: “Nếu mang thai mà vất vả như vầy, tôi đâu có ước mong chi”. Bà cầu xin với Thiên Chúa, và được Ngài trả lời:

Có hai quốc gia trong bụng ngươi. Hai dân tộc đang tranh đấu trong ngươi. Nhưng một trong hai sẽ thắng, và kẻ lớn hơn sẽ làm tôi cho kẻ nhỏ hơn.

Khi ngày giờ đã tới, bà sinh đôi. Đứa con ra trước hoe đỏ và thân hình đầy lông; do đó, được đặt tên là Esau. Người em ra sau, nắm lấy gót chân của anh, vì thế, được gọi là Giacóp” (St 25,21-26).

Sự khác biệt về hình dạng, phản ảnh tâm tính của hai con. Esau thường vui với nghề săn bắn, sống hoang dã ngoài thiên nhiên. Giacóp ngày ngày giúp lo công việc chăm nom chiên cừu, sống thân mật với mẹ, và gần gũi với nếp sống gia đình.

Không thấy Thánh Kinh nói tới thái độ của Esau đối với mẹ như thế nào. Cũng không thấy đề cập tới thái độ của bà Rêbêca đối với Esau. Chỉ thấy rằng trong hai con, khi cần được giúp đỡ, bà đã quan tâm và lo lắng nhiều hơn cho Giacóp.

Cũng trong Thánh Kinh kể tiếp, khi Isaac linh cảm mình sắp chết, liền gọi Esau, trưởng nam của ông lại cho biết ông muốn Esau ra đồng săn thú, và dọn cho ông một bữa thịt rừng ông thích, để sau khi ăn xong, ông sẽ theo truyền thống và tập tục của cha ông, chúc lành cho Esau trước khi ông từ giã cõi đời.

“Khi Issac đã về già và hai mắt ông bị mù. Ông gọi trưởng nam mình là Esau và hỏi: “Con đâu?”. Con ông thưa: “Thưa con đây”. Isaac liền bảo: “Như con biết, cha đã già và có thể chết bất cứ lúc nào. Vậy con hãy chuẩn bị đồ nghề, cung, tên và ra đồng săn thú, và dọn cho cha một bữa ăn vừa miệng cha, rồi mang lên cho cha. Sau khi ăn xong, cha sẽ chúc lành cho con trước khi cha qua đời” (St 27,1-4).

Nghe được câu chuyện này, bà Rêbêca cũng vội vã gọi Giacóp lại. Bà bảo con ra ngoài đàn chiên cừu bắt về cho bà hai con chiên non, để bà chuẩn bị một bữa ăn mà bà biết chồng ưa thích. Mục đích là giúp Giacóp đạt được những lời cầu chúc của Isaac.

Trước hành động táo bạo của mẹ, Giacóp đã phản ứng một cách sợ sệt: “Nếu cha con biết con lường gạt người, và thay vì chúc lành, người lại chúc dữ cho con thì sao?” (St 27,12). Nhưng bà đã khích lệ con, sẵn sàng chịu mọi lời chúc dữ của chồng thay cho con: “Hãy để những lời chúc dữ đó cho mẹ gánh chịu. Hãy đi và làm như mẹ nói” (St 27,13).

Chính tay bà đã dọn bữa, trang điểm, và dạy Giacóp phải ứng đối thế nào khi đến trước mặt cha mình. Vì Isaac về già mắt ông bị mù và không còn nhìn được nữa. Để phân biệt Esau và Giacóp, ông căn cứ qua giọng nói, hơi người, và lông tóc của các con ông. Để đánh tan sự nghi ngờ của Isaac, bà đã lấy áo quần của Esau cho Giacóp mặc. Hơi áo quần của Esau làm cho Isaac tin chắc Giacóp là Esau.

Khi Giacóp mang món ăn do mẹ làm lên và mời cha dùng, ông cũng đã nhận ra sự nghi ngờ của Isaac. Cha ông đã gạn hỏi ông làm sao mà lại săn bắn nhanh như vậy. Và vì tin tưởng nơi mẹ, để đạt được những lời chúc phúc của cha, Giacóp đã nói dối: “Nhờ Chúa là Thiên Chúa của cha, đã giúp con được may mắn” (St 2,20).

Isaac đã không che dấu sự nghi ngờ của mình. Ông muốn kiểm chứng bằng cách sờ vào tay, vào cổ của Giacóp xem có phải là đúng trưởng nam Esau không. Nhưng tay và cổ của Giacóp lúc đó đã được mẹ là Rêbêca quấn lên mớ lông chiên non, mà bà vừa giết lúc trước. Ông đã dùng món ăn mình ưa thích, rồi sau đó chúc phúc cho Giacóp.

Khi Esau từ ngoài đồng về, thì mọi chuyện đã được thu xếp xong xuôi. Bao nhiêu phúc lành Isaac đã chúc hết cho Giacóp. Tới nỗi Esau phải đắng đót, van xin cha lục lọi trong trí nhớ mình còn có gì hơn để vớt vát: “Không lẽ cha không dành cho con một phúc lành nào sao? Không lẽ cha chỉ có bấy nhiêu phúc lành thôi sao?” (St 27,36-38). Nhưng Isaac đã im lặng. Vì tất cả phúc lành đã thuộc về Giacóp. Và trước tiếng khóc thảm thiết của Esau, ông chỉ còn biết nói:

“Ngoài kia, bên kia phần đất mầu mỡ của trái đất, nơi không có những hạt sương trời là chỗ cư ngụ của con. Con sẽ sống với lưỡi gươm của con, và con sẽ làm nô lệ cho em con. Nhưng khi con cảm thấy không muốn tiếp tục lối sống đó nữa, con hãy tự quẳng cái ách trên cổ của con đi” (St 27,39-40).

Câu chuyện bà Rêbêca lo cho Giacóp đã phản ảnh trung thực tình thương, và sự chở che của Mẹ trong đời con.

Esau đây có phải là hình ảnh Chúa Cứu Thế, vì tội lỗi nhân loại, vì để cứu chuộc nhân loại, đã bị Chúa Cha trút đổ mọi hình phạt, và cơn thịnh nộ của Ngài trên mình không? Vì: “Người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta, mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc khổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bằng an, và bởi thương tích của người mà chúng ta được chữa lành” (Is. 53,4-6).

Nếu thế, con không dám nhận mình là Giacóp, hoặc tự ví mình như Giacóp. Con cũng không muốn dành phần trưởng nam của anh mình, và mong chiếm hữu mọi lời chúc lành của cha mình như Giacóp.

Nhưng trong đời sống thường ngày và trong cõi siêu hình, cuộc chiến nội tâm của con vẫn diễn ra như một hình thức tranh ngôi thứ và phúc lành giữa Esau và Giacóp. Cuộc chiến giữa Satan và những con cái của Thiên Chúa và của Mẹ.

Con phải chiến đấu với cuộc đời trước mặt.

Con phải chiến đấu với niềm tin của mình.

Trong trường hợp này, Mẹ chính là bà Rêbêca. Hơn ai hết, Mẹ hiểu Thiên Chúa và yêu mến Thiên Chúa biết bao. Mẹ biết Ngài muốn gì nơi mỗi người, và nơi riêng con như Rêbêca hiểu chồng bà là Isaac.

Con không thể đến gần Ngài được vì tự con, con thiếu những yếu tố cần thiết. Như Giacóp không thể tự nhận mình là Esau, nếu không có bàn tay khéo léo của mẹ trang điểm, can thiệp và hoạch định kế hoạch.

Một điều cho tới nay con vẫn không hiểu, tại sao bà Rêbêca lại phải làm như vậy? Và tại sao cũng là con, mà Giacóp được bà tận tình lo lắng và nâng đỡ. Ngược lại, xem như bà lơ là, hoặc không mấy quan tâm cho Esau.

Thật ra, không phải bà không thương con bằng nhau. Cũng không phải bà thiếu công bằng đối với con cái. Nhưng có lẽ cá tính mỗi người con, và lối sống của mỗi người con đã khiến cho tình mẫu tử của bà phải hành động khác biệt như vậy.

Có thể trong thâm tâm bà, bà nghĩ rằng với thân hình lực lưỡng, với sức khoẻ mạnh mẽ, và đời sống phóng khoáng ngoài hoang dã, những lời chúc phúc của Isaac chẳng là một bất lợi cho Esau. Biết đâu sẽ càng làm tăng thêm cuộc sống thiếu thận trọng, thiếu khôn ngoan, và thiếu hiền hòa đối với Thiên Chúa, đối với chính mình, và đối với em mình là Giacóp.

Cũng có thể vì Giacóp hiếu thảo với mẹ nhiều. Luôn luôn sống thân mật, quấn quít bên mẹ, nên mẹ muốn dành cho Giacóp một phần thưởng của đứa con hiếu thảo. Và vì biết Giacóp yếu đuối, thành thật, và đơn sơ, do đó, bà phải mưu mánh để giúp Giacóp chiếm lấy những phần phúc đó.

Sự can thiệp và giúp đỡ của bà Rêbêca dành cho Giacóp, đã đem lại cho con một xác tín sống động và mạnh mẽ, Mẹ không những là Mẹ dịu hiền đầy tình thương yêu, săn sóc, và giúp đỡ, mà còn là người Mẹ hết sức quyền phép luôn cầu bầu, bênh vực cho con cái mình trước mặt Thiên Chúa. Trong lời nguyện ngày lễ kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Giáo Hội đã hân hoan chúc tụng Thiên Chúa vì đã ban cho Mẹ được quyền tham dự vào hạnh phúc cứu độ của con cái Người:

“Lạy Thiên Chúa toàn năng, ngày Đức Trinh Nữ Maria sinh hạ Đấng Cứu Thế, Chúa đã tặng ban cho nhân loại kho tàng ơn cứu độ muôn đời. Xin cho chúng con được nhờ Đức Mẹ nguyện giúp cầu thay, vì chính nhờ Đức Mẹ chúng con mới đáng nhận lãnh nguồn sức sống vĩnh cửu là Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”.

Mẹ thương con khi con bước vào đời. Mẹ tiếp tục thương con cho tới ngày hôm nay. Tình thương Mẹ vẫn âm thầm theo con trên mọi nẻo đường đời. Khi con được may mắn, an ủi, cũng như những lúc con gặp gian nan, thử thách. Trước mọi khó nguy của cuộc đời nhiều lần làm con nản chí, sờn lòng, toan bỏ cuộc. Những lúc đó con có cảm tưởng như những đắng cay cuộc đời đã quá đủ cho con, và cuộc sống của con trở thành quá cô đơn, vô vọng và không có ý nghĩa.

Nhưng kìa! Con thấy Mẹ tự nhiên xuất hiện dịu dàng và đầy tình thương xót. Và trong tâm trí con, con nghe như Mẹ nói với con những lời âu yếm làm an ủi lòng con:

“Con yêu quí của Mẹ. Con làm gì mà âu sầu, ủ dột vậy! Con tưởng chỉ có con mới gặp những đau khổ và rủi ro trong cuộc đời này sao? Con tưởng con là người đau khổ nhất trần gian hay sao? Và con tưởng Thiên Chúa và Mẹ không nhìn thấy, hoặc không cảm nhận được những đau khổ con đang gặp phải sao?

Con hãy nhìn vào hang Belem, vào xưởng thợ Nagiarét và trả lời Mẹ, con thấy gì? Con thấy Chúa Giêsu, Mẹ và Thánh Cả Giuse phải không?

Con hãy nhìn vào vườn Cây Dầu, vào dinh thượng tế Caipha, và vào dinh Philatô và trả lời Mẹ, con thấy gì? Một Thiên Chúa giáng trần đang hấp hối, bị người ta đánh đòn, bị đội mão gai, bị khạc nhổ, bị vả vào mặt, bị giật tóc và râu, và bị nhạo cười một cách nhục nhã phải không?

Con hãy nhìn vào con đường khổ giá nơi Chúa Giêsu đã đi qua, từ dinh Philatô đến núi Sọ, và trả lời Mẹ con thấy gì? Con thấy Chúa Giêsu mình đầy máu, đầu quấn gai nhọn, mệt mỏi và gục ngã trên vai với cây thánh giá nặng nề phải không? Sau cùng, trên cây gỗ oan nghiệt đó, người ta đã đóng đanh Ngài, và Ngài đã tắt thở trên đó phải không?

Và con thấy gì nữa? Con thấy Mẹ cũng đang theo sát Chúa Giêsu, để cùng chia sẻ những tân toan khổ nhục với Ngài. Nhất là, được cùng đứng dưới chân thập giá chết với Ngài vì phần rỗi các con phải không?

Rồi bây giờ con hãy nói cho Mẹ nghe, những đau khổ, những đắng đót, và những bất hạnh của con như thế nào? Vả lại con có một mình mang vác những thứ đó hay còn có Mẹ ở bên con nữa?”.

Mẹ hành động như vậy, vì Thiên Chúa đã trao phó nhân loại cho Mẹ. Trong nhiệm mầu cứu chuộc. Trong thánh ý Thiên Chúa, Mẹ chính là Nữ Vương, là Trạng Sư, và là Mẹ thật của nhân loại.

Trên đồi Golgotha, trước khi tắt thở trên thánh giá, Chúa Giêsu đã thổn thức nói với Mẹ: “Hỡi bà, này là con bà” (Ga.19,26). Qua lời trăn trối này, toàn thể nhân loại và riêng từng người đã trở thành con của Mẹ.

Chiến đấu với ma quỉ, thế gian, và xác thịt. Cố gắng chiếm thủ được tình yêu Thiên Chúa. Hai điều này, con một mình không thể làm nổi. Và dĩ nhiên, người giúp con đó không ai khác ngoài Mẹ.

Trong cuộc đời này, nếu có những lần con yếu đuối sa ngã, người đã nâng con dậy, và khích lệ con can đảm bước tới là Mẹ.

Trong những ưu tư, do dự về cuộc đời. Trước những khó nguy đang trải dài trước mặt, người dạy con tin tưởng phó thác và không sợ hãi cũng là Mẹ.

Trong tất cả những trường hợp ấy, Mẹ cũng nói với con bằng lời của Rêbêca đã nói với Giacóp: “Nếu cha con biết con lường gạt người, và thay vì chúc lành, người lại chúc dữ cho con. Hãy để những lời chúc dữ đó cho mẹ gánh chịu. Hãy đi và làm như mẹ nói” (St 27, 12-13).

Trước thánh đức cao sang và quyền phép của Mẹ, con đôi lúc thấy mình bất xứng không đáng được làm con Mẹ. Nhưng khi nghĩ tới tình thương bao la của Mẹ con lại được an tâm, nhất là con nghe như Chúa Giêsu khích lệ con, như xưa Ngài đã nói với Gioan: “Mẹ con đó” (Ga. 19,27).


Trần Mỹ Duyệt
(trích trong Maria Mẹ tôi)



Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Con của Mẹ (12/5/2011)

Tại sao chúng ta tôn kính Đức Maria? (12/5/2011)

Sinh Nhật là ngày nào nhỉ ? (10/5/2011)

Đức Gioan Phaolô II, vị cầu bầu quyền năng (7/5/2011)

Đức Gioan Phaolô II: LỜI THIÊNG (29/4/2011)

Đức Thánh Cha đọc sứ điệp phục sinh và phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới (25/4/2011)

Ánh Mắt Người Thầy (22/4/2011)

Tam nhật Thánh: “Đón nhận và sống theo ý Chúa” (21/4/2011)

Vài phút thinh lặng: Thứ Năm Tuần Thánh - Dầu Thánh (20/4/2011)

Vài phút thinh lặng - GIUĐA (18/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn