Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
CON CỦA MẸ
 
“Hỡi bà! Này là con bà” (Ga. 19,26).
 
Con muốn mở đầu những lời ca tụng, và tán dương Mẹ bằng hình ảnh một đứa con nhỏ trong vòng tay của mẹ nó. Hình ảnh này diễn tả cách tuyệt vời vẻ đẹp của tình Mẹ thương con, và của lòng con đối với Mẹ. Và cũng để nói lên rằng Mẹ chính là Mẹ con, và con là con Mẹ.

Hình ảnh đẹp nhất của tình mẫu tử, là hình ảnh của một bà mẹ đang cho con bú.

Dòng sữa chính là tinh chất sống của người mẹ lấy từ trong máu huyết của bà, được chuyển vào lòng con. Nuôi con chóng lớn. Người mẹ mỗi khi cho con bú đều cảm thấy niềm vui dạt dào, lâng lâng của một tâm hồn biết mình đang hiến dâng tặng phẩm quí giá nhất là tình yêu và sức sống mình cho kẻ mà mình yêu thương nhất: Con của mình.

Bầu sữa căng đầy của người mẹ luôn luôn nhắc nhở bà nghĩ đến con. Và khi thấy con hớp những dòng sữa và uống say sưa sức sống của chính mình ban cho, lòng bà ngập tràn hạnh phúc.

Người con khi uống no bầu sữa mẹ, là tiếp nhận sức sống mà mẹ truyền qua cho mình. Nó cũng cảm thấy sung sướng, vui thích, và hạnh phúc. Nhưng là một hạnh phúc và sung sướng vô cảm, vì nó không hiểu và không ý thức được sự hy sinh cao cả của mẹ nó đang làm cho nó: Hy sinh chính mình.

Tâm tình của người mẹ là tâm tình của một kẻ trao tặng, hiến dâng, hy sinh và chấp nhận vì con. Không quản ngại những vất vả, khó khăn cho riêng mình, chỉ mong sao con chóng lớn, từng giây và từng phút.

Mẹ và con. Con và mẹ. Nếu không có đứa con bé bỏng trên tay, người thiếu nữ nào đó không được diễm phúc tự cho mình là mẹ. Và nếu không có người phụ nữ nào đó đã ban cho sự sống, đem vào đời, và nuôi dưỡng mình bằng chính dòng sữa thơm tho của bà, đứa trẻ cũng không được may mắn gọi người đàn bà đó là mẹ và xưng con.

Chữ “mẹ” con muốn để trong ngoặc kép vì nó là một từ khơi dậy trong con biết bao kỷ niệm không thể phai nhòa khỏi ký ức. Nó nhắc nhở con về một người mà suốt cuộc đời, hình ảnh đó vẫn gắn liền với cuộc sống và tâm tư của con: Người mẹ trần thế và người Mẹ trên trời.

Hình ảnh của tình mẫu tử xem như quá đẹp, quá thơ mộng, quá tuyệt vời, và do đó, đôi lúc làm lu mờ hình ảnh của tình phụ tử.

Người cha cũng nuôi con, nhưng không bằng sữa mà bằng mồ hôi và nước mắt. Không bằng những lời ru êm ái, ngọt ngào, nhưng bằng những ánh mắt cương nghị, và những lời chỉ bảo tận tình.

Trước sự hy sinh cao cả và lớn lao đó, Thiên Chúa đã ra lệnh cho con cái phải thảo kính và biết ơn cha mẹ. Ngài không dậy cha mẹ phải làm chuyện này, vì Ngài đã để sẵn trong bản năng của kẻ làm cha mẹ tình yêu thương, bao bọc, và hy sinh cho con cái. Hơn thế, Thiên Chúa còn cho việc con cái thảo kính cha mẹ là điều kiện để được Ngài chúc phúc. Trên núi Sinai, khi trao những giới luật của Ngài cho nhân loại, qua Môisen, Ngài phán: “Hãy thảo kính cha mẹ, để các ngươi được sống lâu trăm tuổi trên phần đất mà Thiên Chúa, Chúa các ngươi đã ban cho các ngươi” (Xh 20,12).

Con có mẹ trần gian và con cũng có Mẹ trên trời. Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ đã hoài thai con trong lòng đồng trinh Mẹ. Do tiếng xin vâng trong ngày Truyền Tin: “Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa, tôi xin vâng” (Lc. 1,38), Mẹ đã mang thai con Thiên Chúa và cưu mang toàn thể nhân loại trong tình thương yêu, và lòng đồng trinh của Mẹ. Cũng do tiếng xin vâng của Mẹ, con được diễm phúc làm con Mẹ. Vì vậy, khi hạ sinh Chúa Giêsu trong hang bò lừa ở Belem, cũng một lúc, Mẹ hạ sinh chúng con trong tình thương của Mẹ.

Nhưng ơn cứu chuộc chỉ hoàn tất qua cái chết của Đức Kitô trên thập giá. Vì thế, chỉ sau này trên đồi Golgotha, dưới chân thập giá, Mẹ mới chính thức hạ sinh chúng con trong ơn cứu chuộc, mà Mẹ đã thông phần một cách rất chặt chẽ với Con Yêu Dấu Mẹ là Chúa Giêsu. Giây phút quan trọng của việc sinh sản này, là khi Chúa Giêsu trong cơn hấp hối, đã long trọng trao chúng con cho Mẹ: “Hỡi bà, này là con bà” (Ga.19,26).

Ngày con chào đời chính là ngày Mẹ sinh con ra trong ân tình của Mẹ.

Khi con được tái sinh bên giếng nước rửa tội, chính Mẹ đã đem con vào gia đình Thiên Chúa, trở thành con Chúa và con Mẹ.

Như người mẹ trần gian của con hân hoan nhìn thấy con lớn lên, khỏe mạnh. Mẹ cũng vui mừng khi con lớn lên trong ân sủng Thiên Chúa qua các bí tích con chịu hằng ngày.

Phép Thêm Sức ban sức mạnh và trang bị con thành một quân binh tinh nhuệ. Đặt con dưới quyền chỉ huy của Mẹ, để chiến đấu với Satan và bè lũ của chúng.

Phép Hòa Giải đưa con về với Chúa mỗi khi con yếu đuối sa ngã, hoặc lầm đường.

Khi con đau yếu, cùng với Chúa Giêsu, Mẹ đã đến an ủi con bên giường bệnh qua Bí Tích Xức Dầu Thánh.

Rồi khi con khôn lớn, bước vào đời với tiếng gọi riêng của mình, Mẹ soi lòng, mở trí cho con biết chọn lựa và đáp lại tiếng Chúa gọi qua Bí Tích Hôn Phối.

Yêu thương, dậy dỗ, và hướng dẫn con để trong cuộc đời con biết tìm gặp và sống trong ân tình của Thiên Chúa, là bổn phận thiêng liêng, cao cả của bậc làm cha mẹ. Vì cứu cánh cuộc đời, và hạnh phúc viên mãn của một kiếp người chỉ đạt được trong cuộc sống vĩnh hằng.

Trung thành với thiên chức của mình, Mẹ luôn thương yêu, săn sóc, và giúp đỡ từng người con đã được trao phó cho Mẹ. Những gì một người mẹ trần gian tiên liệu và lo lắng cho con, Mẹ cũng làm cho con như vậy. Mẹ cũng có kinh nghiệm sống một đời làm Mẹ với tất cả những khổ cực, vất vả vì con và cho con.

Mỗi người, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ ơn gọi nào cũng có thể cảm nghiệm được điều này: Nếu không có Mẹ phù trì, nâng đỡ, đời họ chắc chắn không thể nào thoát khỏi nanh vuốt của Satan từng bày trăm mưu, ngàn kế hại linh hồn, và phá vỡ hạnh phúc cá nhân cũng như gia đình.

Là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu cũng là con Mẹ. Ngài là anh cả trong các em của mình, những kẻ được sinh ra trong ơn thánh và được cứu rỗi nhờ cái chết của Ngài, như Thánh Phaolô đã xác quyết: “Vì những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người cũng tiền định cho họ trở nên giống hình ảnh con Chúa, hầu người con đó được nên trưởng tử trong nhiều anh em” (Rm. 8,29).

Thiên Chúa đã ban tặng Đức Kitô, kho tàng ơn cứu độ, cho nhân loại qua Mẹ. Lòng Mẹ sao lại không vui, khi thấy anh em chúng con thân mật và yêu thương nhau.

Nhưng dường như giữa con và Chúa Giêsu vẫn có những bất đồng và bất hòa với nhau. Điều này làm cho trái tim Mẹ nhiều lần phải héo úa. Mẹ yêu Chúa Giêsu, và cũng thương từng người chúng con.

Trong Thánh Kinh ít nhất có hai lần đề cập đến mối ưu tư này của Mẹ. Một lần trong đền thánh, tiên tri Simêon đã nói với Mẹ: “Một lưỡi gươm sắc, đâm thấu tâm hồn bà” (Lc. 2,35). Và lần thứ hai, cũng trong đền thánh, Mẹ gặp lại Chúa Giêsu sau ba ngày thất lạc. Lần này, Thánh Kinh đã ca tụng sự trưởng thành và đời sống tâm linh của Chúa: “Con trẻ càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan, nhân đức trước mặt Thiên Chúa và người đời” (Lc. 2,52).

Hai câu Thánh Kinh trên cũng đã phản ảnh sự khác biệt giữa con và Chúa Giêsu. Con như chiếc gươm rạch nát trái tim Mẹ. Còn Chúa Giêsu đem lại cho Mẹ những lời chúc tụng và hãnh diện.

Con xin nhận mình như chiếc gươm đã đâm thấu tâm hồn Mẹ. Do tội lỗi, tính hư và tật xấu, cùng với tất cả khuyết điểm của mình, con đã trở thành lý do, và nhiều lần đã trở thành lý hình đóng đanh con yêu dấu Mẹ là Chúa Giêsu, anh của con. Do đó, mỗi lần con bỏ Chúa đi tìm trần gian, đi tìm mình, và đi tìm an ủi của trần gian là mỗi lần lòng Mẹ lại chua xót.

Nhưng khi người con càng bé nhỏ, mẹ càng để ý thương yêu săn sóc. Con càng bệnh tật yếu đau, mẹ càng gần gũi, lo lắng. Vì thế, dù biết mình yếu đuối, tội lỗi, con vẫn hy vọng và cậy trông vào tình thương Mẹ. Và vì tin tưởng Mẹ không thể từ chối, hoặc bỏ rơi con, nên con vẫn cứ chạy đến với Mẹ.

Đến với Mẹ, khi con đón nhận những ơn lành của Chúa trao ban. Khi con thành công và được mọi điều may mắn. Những lúc đó, con sẽ xin Mẹ chỉ dậy con biết lợi dụng ơn Chúa như thế nào. Làm sao để con không hoang phí những ơn ấy. Nhất là con không kiêu căng, tự phụ và nghĩ rằng mình đáng được như thế.

Đến với Mẹ khi đau khổ, thử thách, thất bại như sức ép của cuộc đời làm con chao đảo, hoảng sợ. Đó là những đau khổ của kiếp người. Là những thánh giá con gặp phải trên đường về trời. Mẹ sẽ dậy con biết chấp nhận và chịu đựng để thánh hóa cuộc đời. Mẹ sẽ nâng đỡ và chỉ cho con con đường phải đi để đẹp ý Chúa.

Đến với Mẹ mỗi khi con yếu đuối, sa ngã để nhờ Mẹ tìm lại ơn tha thứ và bình an. Để con biết quay về với Chúa, đón nhận tình Chúa xót thương như đứa con hoang đàng tìm về trong vòng tay người cha từ ái sau những bước chân lạc lõng, đi hoang.

Đến với Mẹ để tìm gặp Chúa Giêsu là sự sống tuyệt cùng của đời con. Mẹ sẽ chỉ cho con làm sao gặp được Ngài. Làm sao giữ được Ngài trong cuộc đời. Làm sao để yêu mến Ngài và làm cho tình yêu ấy ngày càng thêm thắm thiết.

Ôi! Maria. Mẹ của con ơi! __
 
Trần Mỹ Duyệt (trích trong Maria Mẹ tôi)


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Tại sao chúng ta tôn kính Đức Maria? (12/5/2011)

Sinh Nhật là ngày nào nhỉ ? (10/5/2011)

Đức Gioan Phaolô II, vị cầu bầu quyền năng (7/5/2011)

Đức Gioan Phaolô II: LỜI THIÊNG (29/4/2011)

Đức Thánh Cha đọc sứ điệp phục sinh và phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới (25/4/2011)

Ánh Mắt Người Thầy (22/4/2011)

Tam nhật Thánh: “Đón nhận và sống theo ý Chúa” (21/4/2011)

Vài phút thinh lặng: Thứ Năm Tuần Thánh - Dầu Thánh (20/4/2011)

Vài phút thinh lặng - GIUĐA (18/4/2011)

Theo Thầy lên Giêrusalem – Cuộc đào luyện thứ ba (14/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn