Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
THEO THẦY LÊN GIÊRUSALEM - CUỘC ĐÀO LUYỆN THỨ NHẤT


Các bạn thân mến,

Giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người. Từ ngữ đào tạo hay đào luyện hết sức quen thuộc với giới trẻ. Đơn giản vì đây là giai đoạn mà ta vừa bước vào đời như một người lớn, nhưng đồng thời cũng là thời gian học để đảm nhận cuộc sống như một người lớn. Trong hành trình tiến lên Giêrusalem, Chúa Giêsu đã đào luyện các môn đệ qua ba lần tiên báo về thương khó và phục sinh của Ngài. Song song với ba lần được nghe lời tiên báo, các môn đệ tỏ ra những điểm yếu của mình và Chúa Giêsu đã bổ túc cho các ông. Đâu là điểm yếu của các môn đệ?
 
Chúa Giêsu đã hỏi các môn đệ về căn tính của Ngài: “người ta nói Thầy là ai?” và rồi “các con nói Thầy là ai?” Các môn đệ cũng tỏ ra biết đôi chút về Thầy của mình, khi Phêrô đại diện trả lời rằng: “Thầy là Đấng Kiô”. Chúa Giêsu thấy các môn đệ đạt được một mức độ nào đó trong sự hiểu biết về Ngài, nên với dịp này, Chúa cho họ biết thêm về điều sẽ gắn liền với “Đấng Kitô” theo cách hiểu của các ông: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31). Tới đây, thì trình độ của môn đệ đã chạm đến mức trần, không thể hiểu nổi nữa, và dĩ nhiên cần phải được học thêm.

Trình độ của các môn đệ được đại diện bởi thái độ của Phêrô: “Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.” Đây là phản ứng và cũng là trình độ mà con người thường có trước ý định của Thiên Chúa. Và đối với Đức Giêsu, đây là một điểm còn yếu kém của môn đệ, cần phải được uốn nắn và đào luyện.

Nếu nhìn ở khía cạnh con người, Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ một tiêu chuẩn kỳ quặc. Nếu thấy Thầy đang lao vào đường nguy hiểm thì trò nỡ lòng nào đứng nhìn mà không ngăn cản. Vậy mà, khi Phêrô ngăn cản, Đức Giêsu lại quở trách quá nặng lời: “Xatan, lui lại đàng sau Thầy.” Phê-rô đã dùng tiêu chuẩn thường có của một con người để áp dụng cho công việc của Thiên Chúa. Vì thế, bài học ở cấp độ này mà Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ là “Hãy đi đàng sau Thầy”.

Các bạn thân mến,

Thái độ của Phêrô – đi trước để chỉ đường cho Thầy – cũng thường xảy ra nơi chúng ta. Với tư cách là những người trẻ năng động, hăng say với đầy sáng kiến, đôi lúc chúng ta không chấp nhận được những con đường có vẻ kỳ quặc của Thiên Chúa. Và phản ứng đầu tiên dễ thấy là bốc đồng và không chấp nhận. Nhưng Chúa vẫn mời chúng ta "hãy đi đàng sau” Thầy, để học với Thầy. Tuổi trẻ là tuổi của học hỏi, vì thế không có gì lạ khi Giêsu mời chúng ta học với Ngài. Đây không chỉ là một bài học của tri thức, nhưng còn là bài học của đời sống. Đến khi nào bài học này được áp dụng trong cuộc sống, chúng ta mới nghiệm thấy sức nặng của bài học, nhưng đồng thời cũng là giá trị của bài học.

Lối dạy của Chúa Giêsu không khiến các môn đệ phải luôn thinh lặng và chỉ biết ngồi nghe. Chúa cũng khuyến khích các ông nói lên ý kiến của các ông. Người trẻ hôm nay cần có ý kiến riêng của mình, vì đây là tiếng nói biểu lộ tâm thức, suy nghĩ và ưu tư của thế hệ người trẻ hôm nay. Đây là một điều tích cực mà chính Chúa Giêsu đã gợi ý để các môn đệ có dịp thổ lộ. Tuy nhiên, qua bài học của Phêrô, chúng ta cũng chấp nhận để cho ý kiến của mình được chỉnh sửa, dù cho đôi lúc, sự chỉnh sửa ấy vượt khỏi khả năng hiểu của chúng ta. Đơn giản bởi vì đây là những điều Thầy biết mà trò chưa biết; do đó trò mới cần phải học! Khi nói lên tiếng nói của mình, chúng ta không thờ ơ với cuộc sống và với thời đại. Khi sẵn sàng lắng nghe sửa dạy, chúng ta sẵn sàng dấn thân xây dựng thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.

Chúa Giêsu dạy các ông phải biết nhìn xa hơn chỗ đứng hiện tại. Khi nghe tiên báo cuộc khổ nạn, các môn đệ đã hoảng sợ đến nỗi không nghe được hết câu, đến chỗ loan báo phục sinh. Nếu không chấp nhận thiệt thòi, thì khó chạy đến cuối đường của thành công. Cuộc sống hôm nay ít đề cao sự dấn thân hy sinh. Nhưng làm sao ta có thể thấy được vinh quang, nếu cuộc sống hiện tại không có dấu vết của sự hy sinh! Nếu không dám mạo hiểm bước ra khỏi sự chắc chắn tạm thời, làm sao ta có thể nhận ra tiềm năng lâu dài đang ẩn chứa trong cuộc sống!

Thực ra, sự hy sinh và mạo hiểm đó chỉ thật sự có ý nghĩa nếu ta có những xác tín cá nhân. Chúa Giêsu đã hỏi các môn đệ về suy nghĩ của người khác, để biết rằng các ông không dửng dưng với cuộc sống chung quanh. Nhưng Ngài cũng hỏi trực tiếp đến suy nghĩ của các ông, Ngài nhắm đến sự xác tín cá nhân: “các con nói Thầy là ai?”. Dù con người sống trong xã hội, nhưng không thể chỉ bị lèo lái bởi xã hội. Đúng hơn, ai cũng có phần của mình, đóng góp để hình thành xã hội. Nếu chỉ chạy theo phong trào mà không có lập trường và xác tín riêng, người ta không khác gì một con rối trên sân khấu xã hội bị điều khiển bởi các phong trào. Các phong trào ấy có thể là thời trang, công nghệ, hay ngay cả phong trào tôn giáo… Giêsu mời mỗi người chúng ta hãy tự mình trả lời về cuộc sống: không phải là “người khác nói”, nhưng là “chính con nói”...!

Sống trong Mùa Chay, chúng ta được đào luyện cùng với thầy Giêsu đang hành trình tiến lên Giê-ru-sa-lem, nơi mà Ngài sẽ hoàn tất công trình cứu độ. Cùng với Ngài chúng ta được mời gọi mở ra hơn với ý định của Thiên Chúa. Một đàng chúng ta nói lên xác tín riêng của mình, đàng khác điều đó cũng không cản trở chúng ta đón nhận những bài học mới từ Ngài và từ cuộc sống, dù cho hiện tại chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa của những bài học lớn lao ấy.

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

Hà Thanh Bình


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Vài phút thinh lặng - Chúa Giêsu trong Cựu Ước (25/3/2011)

Giuse, mẫu gương tuyệt vời (18/3/2011)

Vài phút thinh lặng - MÙA CHAY, ĐƯỜNG DẪN TỚI PHỤC SINH (4/3/2011)

Lời Ngài soi đường (10/2/2011)

Mùa Xuân trong lòng người (26/1/2011)

Tâm tình Ngày Gia Đình 2011 (10/1/2011)

Một năm mới bắt đầu (31/12/2010)

Tâm tình những ngày cuối Mùa Vọng 2010 (17/12/2010)

Kế hoạch Mùa Vọng và Giáng Sinh (28/11/2010)

Sứ mệnh và ơn gọi của chúng ta (16/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn