Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
Tổn thương tâm lý - khủng hoảng hậu Covid
Tâm lý căng thẳng kéo dài khi mắc bệnh, cộng thêm sự tấn công của virus gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khiến nhiều người bị mất ngủ, lo âu, trầm cảm hậu Covid-19.
Bác sĩ Hồng Văn In (Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM), cho biết nhiều F0 khỏi bệnh mắc các di chứng tâm lý hậu Covid-19. Đây là tình trạng tiếp tục bị ám ảnh, khủng hoảng tâm lý hậu nhiễm, khiến người bệnh luôn cảm thấy bất an, căng thẳng, khó ngủ; nặng hơn thì rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm.
Họ chủ yếu thuộc nhóm bị tổn thương tâm lý, do bản thân phải trải qua, hay chứng kiến người thân mắc Covid-19 nặng; hoặc gia đình có người tử vong vì Covid-19.
Theo bác sĩ In, ba nguyên nhân chính khiến Covid-19 để lại di chứng tâm lý sau khỏi bệnh. 
Thứ nhất, do cơ thể tạo phản ứng miễn dịch chống lại nCoV. Khi bị nhiễm virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất cytokine, chemokine và những chất khác thúc đẩy quá trình viêm để chống lại virus. Tuy nhiên, ở một số người, hệ miễn dịch không kiểm soát đúng cách đã gây hại ngược cho tế bào thần kinh. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh, tổn thương hàng rào máu não, tế bào miễn dịch ngoại vi tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương, giảm khả năng dẫn truyền thần kinh... Khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đau đầu, không tập trung, hạn chế sáng tạo, giảm khả năng học tập, làm việc...
Thứ hai là tâm lý căng thẳng của người bệnh khi mắc Covid-19. Có thể họ gặp nhiều vấn đề, như cảm thấy bất ổn khi phải đi cách ly một mình, cảm giác tội lỗi khi vô tình lây bệnh cho người khác, lo người khác đánh giá về mình, sợ xã hội kỳ thị xa lánh, sợ mất việc làm, không có thu nhập...
Đặc biệt, ở nhóm người vốn có vấn đề về tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lo âu, hoang tưởng... càng dễ bị căng thẳng hơn. Cụ thể, khi bản thân họ đang phải chống chọi với Covid-19 lại chứng kiến người thân bị lây nhiễm, có di chứng nghiêm trọng, phải nhập viện điều trị, thậm chí tử vong... thì họ càng dễ rối loạn tinh thần hơn, sợ mình cũng bị bệnh nặng, sợ chết. Điều này cộng với thời gian cách ly và điều trị kéo dài khiến tình trạng căng thẳng tăng cao, người bệnh có thể thao thức suốt đêm, không ngủ được, dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm.
Thứ ba, khi mới bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone chống lại tình trạng stress. Các hormone này giúp cơ thể vượt qua thử thách stress trong vòng 24 giờ. Lúc này, tim sẽ đập nhanh hơn, hồi hộp, tăng huyết áp. Nếu cơ thể không giải quyết được stress trong khoảng thời gian vàng này mà để tình trạng căng thẳng kéo dài hơn, các hormone stress có cơ hội "phản pháo". Các cortisol sẽ tăng lên, tạo ra các gốc tự do, rối loạn chuyển hóa... Căng thẳng kéo dài làm cho người bệnh bất ổn tâm lý, như dễ cáu gắt, buồn vu vơ, lo lắng hay có những hành động lạ (khóc, hét to hoặc uống rượu bia, các thuốc gây nghiện).
Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu là người bệnh có cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ. Còn nếu bị trầm cảm, người bệnh đôi khi không có những biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất nhưng có thể có dấu hiệu: mất tập trung, thay đổi giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít), thay đổi cảm giác ăn uống (không thèm ăn hay hứng thú khi ăn uống kể cả món từng yêu thích), khó chịu, kích động, ủ rũ, bác sĩ In cho hay.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, Covid khiến 63% người 18-24 tuổi lo âu hoặc trầm cảm, 25% số đó dùng chất kích thích nhiều hơn và khoảng 25% nghĩ đến việc tự tử.
Một khảo sát tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM vào năm 2021, ghi nhận 53,3% bệnh nhân Covid điều trị tại đây bị rối loạn lo âu; 20% trầm cảm và 16,7% stress. Đặc biệt, những ca từng thở HFNC (oxy lưu lượng cao), bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ hoặc thở máy, tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ rối loạn lo âu lên tới 66,7%. Ngoài ra, 67% bệnh nhân Covid-19 mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện.
Điều trị
Bác sĩ In khuyến cáo, nếu người thân, bạn bè mắc Covid-19, điều đầu tiên cần làm là trấn an, động viên người bệnh. Trong trường hợp người bệnh phải cách ly phòng riêng hoặc ở khu cách ly tập trung, người nhà nên thường xuyên nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm, an ủi. Lúc an ủi cũng cần dùng từ ngữ tế nhị, tránh người bệnh cảm giác bị xa lánh, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương tâm lý.
Tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, ngay khi tiếp nhận ca bệnh, dù là nhẹ hay nặng, nhân viên y tế luôn chăm sóc tận tình và cố gắng dành nhiều thời gian tư vấn, động viên tinh thần, giúp người bệnh lạc quan chiến đấu với Covid-19. "Nếu không làm như vậy, nhiều bệnh nhân dễ rơi vào lo âu, trầm buồn, nằm im không muốn nói, không giải tỏa được lo lắng, khó hợp tác và khiến cuộc điều trị khó khăn hơn", bác sĩ In nói.
Riêng về thuốc điều trị cho người bị trầm cảm sau khi hết Covid-19, bác sĩ In dẫn một nghiên cứu tại Italy cho thấy có thể sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến. Trong đó nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), gồm các thuốc như sertraline, paroxetine, fluoxetine... Thông thường, khoảng 66% bệnh nhân trầm cảm cảm thấy cải thiện với SSRI. Khi sử dụng SSRI với những người bị trầm cảm sau Covid-19, tỉ lệ này lên tới 91% sau 4 tuần điều trị.
F0 đã xuất viện, nếu có dấu hiệu rối loạn tâm thần, trầm cảm, nên đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh trở nặng hơn. Những bệnh nhân có di chứng tâm lý nặng, không muốn nói chuyện với ai, không mở lòng ra, nên được massage trị liệu để cơ thể giãn ra, giúp mang lại dễ chịu. Đồng thời, gia đình cần kiên nhẫn, khơi gợi để người bệnh dần chia sẻ những chuyện khó nói.
Một bệnh nhân hậu Covid được bác sĩ tư vấn tâm lý và sức khỏe. Ảnh: Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM) khuyên ngoài trị liệu bằng cách trò chuyện, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý theo thể trạng và bệnh lý nền để bồi bổ và tăng sức đề kháng. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp hồi phục cơ thể, cải thiện tâm trạng gồm: nhóm các loại rau lá xanh (rau ngót, mồng tơi, bông cải xanh, cải bó xôi, rau dền...); nhóm các loại củ quả có màu vàng cam hay đỏ (cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, cà chua, ớt chuông, dâu tây, trái bơ); flavonoid từ đậu nành, các loại hạt... Nhóm thịt, cá, trứng (đạm động vật nhiều dinh dưỡng), một ít rượu vang đỏ và chocolate đen cũng giúp giảm trầm cảm đáng kể.
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh triển khai chương trình chăm sóc, khám tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng hậu Covid-19 với các chuyên khoa sâu như: hô hấp, tim mạch, nội tiết, nội thần kinh, đái tháo đường, cơ xương khớp, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng... Bên cạnh tư vấn, tầm soát thể chất, tâm lý, bệnh viện còn dự phòng các nguy cơ sức khỏe cho người bệnh, phòng tránh di chứng nặng do Covid-19.
 
 
Bảo Ngọc
 
(VnExpress)
 


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Phút hồi tâm cuối năm (26/1/2022)

Vài điều quan trọng bạn cần làm vào dịp cuối năm (28/12/2021)

Giáo Hội, người trẻ và mạng xã hội (13/12/2021)

Rối loạn hoảng sợ: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị (7/12/2021)

10 phương pháp rèn luyện trí nhớ chống lại chứng hay quên (12/11/2021)

Những điều cần biết khi trẻ được tiêm vắc xin phòng COVID-19 (5/11/2021)

7+ Dấu Hiệu Bạn Đang Bị Stress (22/10/2021)

Việc học online và vấn đề giáo dục con cái (14/10/2021)

Mục vụ thời Covid-19 (1/10/2021)

Đừng sợ đối diện với thách đố (24/9/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn