Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Sức mạnh của từ ngữ
 
Chúng ta cần một tầm nhìn rộng, những biểu tượng cao cả và những ngôn từ phù hợp để biến cuộc sống bình thường, tưởng chừng như trần tục của chúng ta thành chất liệu của thơ ca và lãng mạn.
 
 
Từ ngữ cho chúng ta một ý nghĩa. Chúng ta không thể tạo ra hoặc làm lại hiện thực, nhưng các từ ngữ chúng ta chọn để đặt tên cho thực tế có thể đưa chúng ta ra khỏi trải nghiệm buồn tẻ hàng ngày.
 
Thật không may, ngày nay nhiều từ chúng ta cần để hiểu cho đúng nghĩa không còn đủ sức mạnh để làm điều đó nữa. Chúng ta như bà Chatterley của D. H. Lawrence. Về thế giới của bà, tác giả Lawrence viết: “Tất cả những từ ngữ vĩ đại đã bị thế hệ của bà hủy bỏ. Tình yêu, niềm vui, hạnh phúc, tổ ấm, làm cha, làm mẹ, làm chồng, tất cả những từ ngữ mang sức sống vĩ đại này giờ đã chết đi một nửa.” Điều đó cũng đúng với chúng ta. Càng ngày, những từ ngữ chúng ta cần càng thiếu ý nghĩa nên những điều sâu sắc không còn sâu sắc nữa. Tại sao?
 
Ý nghĩa mà chúng ta gán cho sự vật phụ thuộc vào những từ ngữ  chúng ta dùng bao quanh chúng. Chẳng hạn, bạn bị đau lưng kinh niên. Một cách sinh học, bác sĩ có thể cho bạn biết bạn bị viêm khớp để giải thích cơn đau của bạn, bạn cảm thấy dễ chịu hơn vì triệu chứng sẽ giảm khi biết nguyên do. Tuy nhiên nếu bạn đi gặp một tâm lý gia, cũng cùng triệu chứng tương tự, bà có thể nói bạn bị một chứng đau gì khác hơn là vấn đề y khoa: “Bạn đang gặp khủng hoảng tuổi trung niên.” Và thật yên tâm nếu bạn biết đây chỉ là chuyện nhói đau vì tuổi. Nhưng chuyện này có thể đi xa hơn. Khi bạn nói chuyện với một người linh hướng, bạn được biết chứng đau này là thập giá bạn phải vác, vườn Giếtsêmani của bạn, đêm tối của tâm hồn, cuộc lưu đày đến Babylon, trải nghiệm sa mạc của bạn. Nỗi đau thông thường bây giờ trở thành một cái gì đó có ý nghĩa, nó mang ý nghĩa tôn giáo. Ý nghĩa của một điều gì đó phụ thuộc vào những từ chúng ta dùng để mô tả nó.
 
Điều tương tự cũng xảy ra với tình yêu. Thế nào là “phải lòng?” Thế nào là “ăn ý”? Thế nào là tìm được “bạn tâm giao”? Cách giải thích cuối cùng này không bỏ đi một “hấp lực hóa học” nhưng nó bổ sung thêm cho tâm hồn được phong phú. Một tập hợp từ ngữ sâu sắc hơn sẽ định hình trải nghiệm của bạn, dựa trên một chân trời rộng lớn hơn và đó là bí quyết để có được ý nghĩa sâu sắc hơn.
 
Trong quyển sách Sự đóng kín tâm trí của người Mỹ (The Close of the American Mind), tác giả Allan Bloom cho chúng ta ví dụ sau. Là người ngưỡng mộ Plato, ông chia sẻ cách Plato kể việc các học trò của ông ngồi xung quanh, chia sẻ ý nghĩa “khát khao bất tử” của họ. Bloom nói, công việc học sinh của ông muốn ngồi xuống để chia sẻ việc “hứng tình”. Đó là sự khác biệt về ý nghĩa! Những từ ngữ về ham muốn của Plato giờ đây đã chết một nửa trong nền văn hóa chúng ta và những từ chúng ta dùng để thay thế chúng thường thiếu chiều sâu.
 
Khi chúng ta bao quanh những trải nghiệm hàng ngày bằng những từ ngữ sâu sắc hơn, những trải nghiệm – tình yêu, niềm vui, tình dục, nỗi đau, hạnh phúc, hôn nhân, làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ, pha cà phê, uống cà phê, làm những công việc nhà bình thường – sẽ chứa đựng điều gì đó vượt thời gian, vĩnh cửu. Ý nghĩa và hạnh phúc không nằm ở nơi chúng ta đang sống và những gì chúng ta đang làm mà là cách chúng ta nhìn nhận và gọi tên nơi chúng ta đang sống và những gì chúng ta đang làm. Một trải nghiệm chỉ tuyệt vời khi chúng ta cho nó có một tên riêng.
 
Có một câu chuyện nổi tiếng của một ký giả phỏng vấn hai công nhân tại một công trường nơi đang xây ngôi nhà thờ mới. Cô hỏi người đầu tiên: “Anh làm nghề gì?” Anh trả lời: “Tôi là thợ nề”. Cô hỏi đồng nghiệp của anh: “Anh làm nghề gì?” Anh trả lời: “Tôi đang xây nhà thờ chính tòa!” Quan điểm thay đổi mọi thứ và nó xuất phát từ cách chúng ta hiểu và đặt tên cho những gì chúng ta đang trải qua.
 
Nhà thơ người Canada, J.S. Porter từng viết: “Khi bạn lấy đi bầu trời, trái đất sẽ héo úa!” Ông đúng. Khi chúng ta không bao quanh các hoạt động thông thường của mình bằng những từ ngữ và ký hiệu thích hợp, chúng ta sẽ sớm mất đi mọi mê hoặc và những trải nghiệm của chúng ta trở nên gần như chết dở. Chúng ta cần một tầm nhìn rộng, những biểu tượng cao cả và những ngôn từ phù hợp để biến cuộc sống bình thường, tưởng chừng như trần tục của chúng ta thành chất liệu của thơ ca và lãng mạn.
 
Nhà thơ Rainer Maria Rilke nhận một bức thư của một chàng trai trẻ phàn nàn, anh khó thành nhà thơ vì anh sống ở tỉnh lẻ, nơi cuộc sống quá giản dị, quá quê mùa và quá ít thời gian để tạo cảm hứng cho thơ. Câu trả lời của Rilke như sau: Nếu với bạn, cuộc sống hàng ngày của bạn có vẻ nghèo nàn, thì hãy tự nhủ bạn không đủ thơ ca để ca ngợi sự phong phú của nó, vì không có nơi nào hoặc cuộc sống nào trên trái đất này mà không phong phú. Mỗi cuộc đời đều có khả năng là chất liệu của thơ ca, của lãng mạn, của siêu phàm.
 
Bí quyết để khơi dậy những phong phú này là gì?
Tôi tin rằng G. K. Chesterton đã đúng khi nói, chúng ta cần học cách nhìn những thứ quen thuộc cho đến khi chúng trông xa lạ trở lại. Chúng ta khao khát một cứu rỗi không lành mạnh chỉ thông qua sự mới lạ, trong khi trên thực tế, những từ ngữ chúng ta cần để nâng nâng tầm cao của thơ ca và siêu phàm lại thường tìm thấy trong những giếng đức tin cổ xưa, trên những tấm giấy da cổ của Kinh thánh, trong những thứ quá quen thuộc, những bài thánh ca và những lời tuyên xưng mà chúng ta gọi là Kinh Tin Kính.
 
Khi ngôn ngữ của chúng ta nửa sống nửa chết, có thể chúng ta cần học lại một số ngôn ngữ cũ.
 
Ronald Rolheiser
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
 


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Gương sáng của tuổi già (25/6/2023)

Năm quy tắc đơn giản để sống ý nghĩa mỗi ngày (14/6/2023)

Chuyên gia trừ quỷ cho biết: có 3 cách Satan thích dùng để chia rẽ vợ chồng (24/5/2023)

5 điều về Satan mà ta chưa biết (30/3/2023)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn