Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

Chắc quý phụ huynh cũng ngầm hiểu đó là vấn đề gì rồi! Để biết được “chuyện khó nói’ này một cách khách quan, chúng ta thử  tìm hiểu qua các con em ở tuổi thanh thiếu niên, xem nhóm bạn trẻ này cho chúng ta biết phụ huynh đã thực sự giúp họ những gì  trong vấn đề này.

Nhiều bạn trẻ khi được hỏi :

Bố mẹ có dạy cho các bạn một cách đầy đủ và hữu ích về vấn đề giới tính/tình dục không?

Hầu hết các bạn trẻ trả lời :

Vâng, ngay cả cái từ giới tính/tình dục chúng tôi cũng chẳng có khi nào nghe nói tới” và “Hầu hết chúng tôi biết được vấn đề này qua bạn bè, hay qua phương tiện truyền thông”.

Phần đông con em quý vị chỉ biết về vấn đề  giới tính/tình dục, điều mà họ rất cần biết, sau khi họ đã có kinh nghiệm quan hệ rồi. Thật đáng tiếc.

Hầu hết phụ huynh rất ý thức về sự cần thiết này, nhưng vẫn thấy ngại ngùng tránh né, và thường viện lý do:

Cuộc sống của chúng tôi quá bận rộn, ai mà có giờ?

Một số phụ huynh khác cho biết:

Tôi chẳng biết nói gì và nói làm sao cho phải”…

Nói về vấn đề GDGT cho con em chẳng phải là việc dễ dàng gì. Nhiều phụ huynh cho biết đây là một khía cạnh khó xử nhất trong cuộc đời làm cha làm mẹ. Họ không biết phải nói gì, nói khi nào và như thế nào?

Nhiều sách vở đã đề cập rất đầy đủ về vấn đề này, với những hình ảnh về các phần của cơ thể, về các con số…căn bản là nhấn mạnh trên những thay đổi thể lý và thời kỳ dậy thì với những lời lẽ giải thích khô khan. Tuy nhiên, ít tác giả đề cập và giúp con em tạo và làm phát triển những mối tương quan dựa trên tình yêu và sự dấn thân, trách nhiệm, hoặc thanh thiếu niên cần phải nói gì và ứng xử như thế nào trong những lần hẹn hò gặp gỡ. Những gì sách vở đề cập tới về cơ thể đều thật sự rất cần thiết. Nhưng xin quý phụ huynh lưu ý thêm con em những điểm then chốt sau đây:

- Khi bước vào tuổi dậy thì (phát triển tình dục), đâu là điểm cơ bản mà tuổi trẻ cần biết?

- Làm sao cho con hay em gái biết nói “không” mà không sợ bạn trai rời bỏ mình hay làm họ bị tổn thương?

- Giới tính/ tình dục thực sự là gì? và điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào?

- Phải ứng xử như thế nào trong các dịp hẹn hò?

- Bạn trai/gái tìm thấy bạn gái/trai hấp dẫn  ở điểm nào?

- Tình yêu thật sự là gì?

- Mức độ cần thiết và an toàn trong quan hệ bạn bè, người yêu? Hệ quả và sự nguy hại của việc quan hệ tình dục sớm.

- Các bạn gái/trai có thích tôi thúc ép họ không?

- Tôi phải ứng xử như thế nào khi bị từ chối, bị thúc ép hay yêu cầu...?

Đó chính là những gì quý phụ huynh cần giúp con em một cách thiết thực, cụ thể.

Thật sự nói về GDGT cho con em là vấn đề phức tạp đối với một số phụ huynh, nhưng quý vị chú ý chuẩn bị, và từ từ giải thích theo tiến trình lớn lên của con em, như thế chúng ta không cần nói dài, hay nói quá nhiều chi tiết mỗi lần. Con em cần biết một số kỹ năng và những phương thế cần thiết để tránh các mối quan hệ thiếu trưởng thành và thiếu trách nhiệm cũng như những thiệt hại về mặt thể chất, tinh thần,  cảm xúc và tâm lý có thể gây ra do mối quan hệ thiếu khôn ngoan. Trái lại điều quan trọng và cần thiết là: Giúp trẻ xây dựng mối quan hệ lành mạnh và lâu dài, dựa trên tình yêu thương chân thật.

Làm sao cho vấn đề tình yêu, tình dục là một đề tài trao đổi và nói chuyện một cách cởi mở, ngay thẳng ở trong gia đình. Quý vị cần dành nhiều thời giờ với con em và tìm dịp kể những câu chuyện liên quan đến đề tài. Tạo được càng nhiều dịp trao đổi, chuyện vãn với con em càng tốt. Nếu quý vị có được những cuộc đối thoại và tương quan thoải mái từ khi con em còn nhỏ, thì quý vị sẽ dễ dàng nói đến vấn đề tình yêu, tình dục khi con em quý vị ở tuổi dậy thì. Những lần nói chuyện này sẽ giúp trẻ tư duy, biết làm sao để làm chủ đời mình. Con em quý vị cần nghe đi nghe lại một đề tài, có thể là quý vị dùng nhiều cách nói khác nhau, điều này  giúp trẻ nội tâm hóa dần những thông tin.

Phụ huynh thường rất ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề tế nhị này. Nhiều vị chia sẻ :

Tôi không dám nói chuyện này với con tôi”.

Xin đừng quên rằng quý vị là cha, là mẹ - là người giáo dục và thiết lập luật, đường hướng và bầu khí trong gia đình. Nếu quý vị phụ huynh chưa làm được việc này, thì nên làm ngay, và cùng làm với con em. Quý phụ huynh điều hành các luật lệ và giúp cũng như đòi hỏi mọi thành viên áp dụng nghiêm chỉnh. Khi có điều lệ rõ ràng, quý vị sẽ  tránh được nhiều xung đột, và con em sẽ không bực bội hay chống đối phụ huynh.

Quan trọng là qua việc này, con em sẽ có dịp gần gũi đối thoại, duy trì được mối thân tình giữa cha mẹ - con cái và nhờ đó, quý vị lồng nghép việc GDGT một cách tự nhiên.

Những lúc con em sai phạm hay làm lệch với nguyên tắc đã thỏa thuận thì quý vị có thể chỉ cho thấy là chúng vi phạm quy ước…Chắc chắn con em quý vị sẽ có nhiều cách bào chữa, tức giận hay cố làm méo mó quy luật, nhưng vì lợi ích của chúng, quý vị cứ giữ vững quy ước, không khoan nhượng, và giải thích cho con em hiểu rằng, luật chỉ là để bảo vệ trẻ thôi: chứ không phải để làm cho chúng khổ sở. Trong vấn đề GDGT cũng thế.

Hầu hết tuổi thanh thiếu niên thích có những đường hướng rõ rệt cho chúng theo; một cô gái đã thú nhận:

Nhiều phụ huynh để cho con cái làm những gì chúng muốn. Dù thế chúng vẫn đau khổ, về lâu về dài, tôi thích cha mẹ tôi có luật lệ…

Một cậu thanh niên khác thú nhận:

Tôi không thích nói chuyện về tình dục với bố tôi, bố tôi trở nên căng thẳng”.

Tuổi thanh thiếu niên thường muốn rút xa cha mẹ, chúng muốn dành nhiều thời giờ với bạn bè. Cố gắng tạo ra và làm cho những giây phút ở nhà trở nên vui vẻ cũng như có những buổi chuyện trò có ý nghĩa và hấp dẫn. Muốn được thế, quý vị phải tạo ra một bầu khí vui tươi, hòa hợp mang đầy tính hài hước và tin tưởng.

Tốt nhất là quý vị tìm những giờ khắc gần gũi con em một cách riêng tư, thường xuyên, và không bị gián đoạn hay bị quấy rầy, dành thì giờ cần thiết để cho trẻ cởi mở tâm tình. Nếu được thế, thiết tưởng không có chuyện gì là chuyện khó nói cả!

Nt. M.Thécla Trần Thị Giồng
TS Tư Vấn Tâm Lý
(nguồn tinvui.org)


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Đối phó với ngôn ngữ xấu ở bé (11/11/2010)

Tìm hiểu tâm lý trẻ em (2) (11/11/2010)

Tìm hiểu tâm lý trẻ em (1) (11/11/2010)

Giáo dục con cái (11/11/2010)

Trách nhiệm giáo dục thuộc về ai? (11/11/2010)

Cùng bàn 'Chuyện khó nói' (11/11/2010)

Bệnh sợ đi học (11/11/2010)

Đầu năm học, suy nghĩ về Đức Tin Trong Hành Trình Giáo Dục (11/11/2010)

Quý trọng thân thể mình (11/11/2010)

Văn hóa tham quan (11/11/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn