Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 09/12 - 16/12/2011

Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 11 tháng 12

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 11 tháng 12, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ lần kỷ niệm thứ 63 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến quyền căn bản nhất của con người là quyền được sống từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên. Ngài nói:

“Trong dịp kỷ niệm thường niên Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chúng ta nhớ rằng quyền đầu tiên là quyền được sống”.

Đề cập đến lễ Giáng Sinh sắp đến, Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu không nên bị lạc hướng bởi vẻ huy hoàng và những khía cạnh thương mại của không khí lễ hội nhưng nên dành cho ngày lễ này một ý nghĩa đích thực.

“Môi trường bên ngoài mang lại những thông điệp thương mại thường thấy dù trong một cách thế hạn hẹp do bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Các tín hữu Kitô được mời gọi để sống Mùa Vọng không bị xao xuyến bởi những ánh đèn trong khi biết đem những giá trị thích hợp cho mọi sự, và hướng cái nhìn nội tâm về Chúa Kitô”.

Buổi đọc kinh Truyền Tin này đánh dấu Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng thường được gọi là Chúa Nhật “Gaudete” nghĩa là vui mừng. Dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi cá tín hữu hãy hân hoan chuẩn bị cho ngày lễ Giáng Sinh.

Ngài nhấn mạnh rằng niềm vui đích thực không phải là một tâm trạng chóng qua, nhưng là một hồng ân, nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với con người sinh động của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha nói:

“Phụng Vụ hôm nay gọi là Chúa Nhật Gaudete mời gọi chúng ta chuẩn bị trong kinh nguyện và những công việc lành thánh để kỷ niệm trong vui tươi biến cố Chúa Giêsu đến giữa chúng ta”.

Theo truyền thống từ lâu đời, cứ mỗi trưa chúa nhật thứ 3 mùa vọng, các em bé ở Roma thường mang tượng Chúa Hài Đồng đến đây xin Đức Thánh Cha làm phép để các em đặt vào hang đá máng cỏ trong gia đình các em. Năm nay có hơn 5 ngàn người gồm các trẻ em và các phụ huynh tháp tùng đến dự buổi đọc kinh truyền tin và xin Đức Thánh Cha làm phép tượng. Trước đó, họ đã tham dự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ do Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ, chủ sự.

Kinh Truyền Tin Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

Hôm 8 tháng 12, Giáo Hội đã mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ngày lễ này đã được thiết định trong lịch Phụng Vụ của Giáo Hội từ năm 1854 khi Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Theo truyền thống lâu đời từ các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, Đức Thánh Cha đã đến quảng trường Tây Ban Nha đặt vòng hoa và cầu nguyện trước tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đối diện với trụ sở của Bộ Truyền Giáo.

Viên thị trưởng thành phố Rôma là ông Gianni Alemanno đã hiện diện cùng với đại sứ Tây Ban Nha Maria Jesus Figa. Hai vị Hồng Y Tây Ban Nha là Antonio Cañizares và Julian Herranz cũng hiện diện trong buổi lễ.

Trong buổi lễ, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho những đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt cho những người thất nghiệp sớm kiếm được công ăn việc làm. Ngài nói:

“Đức Maria giúp chúng ta nhìn thấy ánh sáng qua lớp sương mù dường như đang che lấp thực tại. Vì thế, cả chúng ta đặc biệt trong những ngày này hãy tiếp tục kêu cầu sự trợ giúp của Mẹ với tâm tình của những người con thảo trong đức tin.”

Dịp này Đức Thánh Cha đã vinh danh các tín hữu bị bách hại. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chính vì Giáo Hội mang Chúa Giêsu, nên Giáo Hội gặp phải sự chống đối của đối thủ tàn ác, tượng trưng bằng con rồng đỏ khổng lồ. Con rồng đó vốn đã bị chiến bại trên trời, nay đang tấn công người phụ nữ là Giáo Hội, trong sa mạc trần thế. Nhưng trong mọi thời đại, Giáo Hội được ánh sáng và sức mạnh của Chúa nâng đỡ, được Chúa nuôi dưỡng trong sa mạc bằng bánh Lời Chúa và Thánh Thể. Vì thế, trong mọi sầu muộn, qua mọi thử thách, Giáo Hội chịu bách hại, nhưng rốt cuộc Giáo Hội chiến thắng. Chính vì thế Cộng đồng Kitô giáo là sự hiện diện, là bảo đảm tình yêu của Thiên Chúa chống lại mọi ý thức hệ oán thù và ích kỷ.

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng “Cạm bẫy duy nhất mà Giáo Hội có thể và phải sợ chính là tội lỗi của các phần tử của mình. Thực vậy, trong khi Mẹ Maria vô nhiễm, không vết nhơ tội lỗi, thì Giáo Hội là thánh, nhưng đồng thời cũng bị mang vết tội lỗi chúng ta.”

Thăm viếng tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm tại quảng trường Tây Ban Nha không chỉ là truyền thống của các vị Giáo Hoàng mà còn là truyền thống của thành Rôma. Mỗi năm vào ngày 8 tháng 12, hàng ngàn người đến đây để cầu nguyện và tạ ơn Đức Mẹ.

Đức Thánh Cha cử hành lễ kỷ niệm 200 năm độc lập của các nước Mỹ Châu La Tinh

Hôm thứ Hai 12 tháng 12, đền thờ Thánh Phêrô đã tràn ngập các quốc kỳ của các nước Mỹ Châu La Tinh nhân thánh lễ kính Đức Mẹ Guadalupe và kỷ niệm 200 năm độc lập của các nước Mỹ Châu La Tinh.

Một bức ảnh lớn của Đức Mẹ Guadalupe hiện diện trên bàn thờ trong thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự toàn bộ bằng tiếng Tây Ban Nha với âm nhạc Creole. Đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha cử hành một thánh lễ như thế. Về ý nghĩa của ngày lễ, Đức Thánh Cha nói:

“Người kế vị Thánh Phêrô không thể để dịp kỷ niệm này trôi qua mà không trình bày niềm vui của Giáo Hội vì những hồng ân dư dật mà Thiên Chúa trong sự tốt lành vô biên của Ngài đã tuôn đổ năm này sang năm khác trên các quốc gia này, là những nước rất sùng mộ và hằng kêu cầu với Đức Trinh Nữ Maria Cực Thánh”.

Điệu bình ca Gregorian thường thấy trong các nghi lễ tại đền thờ Thánh Phêrô hom nay đã tạm nhường bước cho âm nhạc của các đàn guitars, tiếng sáo và tiếng trống Creole.

Trong khung cảnh hàng ngàn người thuộc các nước Mỹ Châu La Tinh đang hiện diện trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chính thức công bố chuyến viếng thăm kế tiếp của ngài tại Mễ Tây Cơ và Cuba. Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ 2 của ngài tại Mỹ Châu La Tinh. Đức Thánh Cha nói:

“Nhờ sự trợ giúp và ơn Chúa quan phòng, tôi có ý định thực hiện một chuyến tông du trước lễ Phục Sinh sang Mễ Tây Cơ và Cuba để công bố Lời Chúa Kitô và xác tín rằng đây là thời khắc quý báu để rao giảng một đức tin bền đỗ, một niềm hy vọng sống động và một tình bác ái nhiệt thành”.

Hiện diện trong thánh lễ là đại sứ các nước Mỹ Châu La Tinh và đông đảo các vị Hồng Y từ các quốc gia này. Nhiều vị sẽ tháp tùng với Đức Thánh Cha trong chuyến tông du sang Mễ Tây Cơ và Cuba vào năm tới. Chuyến tông du này sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 năm 2012.

Đức Hồng Y José Francisco Robles Ortega trở thành tân Tổng Giám Mục Guadalajara

Tổng giáo phận Guadalajara của Mễ Tây Cơ vừa có tân Tổng Giám Mục. Đó là vị Hồng Y 62 tuổi José Francisco Robles Ortega, người đang là Tổng Giám Mục Monterrey.

Đức Hồng Y Ortega sẽ thay thế cho Đức Tổng Giám Mục Juan Sandoval Iñiguez năm nay 78 tuổi.

Đức Hồng Y Ortega sinh tại Mascota, Jalisco. Ngài thụ phong linh mục năm 1976 và được tấn phong Giám Mục năm 1991. Ngài thường được biết đến như một chuyên gia vè đối thoại liên tôn. Ngài là một trong các thành viên của Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hoá.

Văn khố mật của Tòa Thánh sẽ trưng bày bản công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm và những suy tư của Thánh Bernadette

Tháng 2 năm 2012, Văn khố mật của Tòa Thánh sẽ trưng bày khoảng 100 tài liệu quý giá. Trong số này có nguyên bản một bản viết trên giấy da về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm với tựa đề Bolla Ineffabilis Deus /bol-la in-ef-fa-bi-lis de:-ouz/ được ký bởi Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 vào năm 1854.

Trong số những tài liệu được trưng bày cũng sẽ có một lá thư của Thánh Nữ Marie Bernadette Soubirous /ma-ri-e ber-na-det sou-bi-ruz/ gởi cho Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 vào năm 1876 đề cập đến những thị kiến về Đức Mẹ tại Lộ Đức. Đây là một trong số hiếm hoi những lần Đức Mẹ hiện ra đã được Tòa Thánh chính thức công nhận. Lá thư được viết tay bằng tiếng Pháp bởi chính Thánh Bernadette Soubirous.

Khắp nơi trên thế giới chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh

Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, niềm vui Giáng Sinh vẫn là ngày hội lớn của toàn thế giới.

Chúng ta đang chứng kiến những hình ảnh muôn màu muôn sắc trên đường phố Luân Đôn, Anh Quốc.

Cây thông điện tử cao hàng mấy chục mét vừa được bật sáng tại quảng trường Trafalgar của Luân Đôn trong tiếng reo hò của hàng trăm ngàn người đang tuôn đổ ra đầy đường phố.

Cảnh tượng quý vị và các bạn đang thấy là ánh đèn thắp sáng cả một vùng rộng lớn tại Vịnh Rio của Ba Tây nơi ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được tổ chức vào năm 2013.

Tại Strasbourg bên Pháp các thiếu nữ đánh trống mừng đón Giáng Sinh bên cạnh khu chợ phiên đặc biệt nhân dịp Noel.

Trong khi đó dân chúng tại New York, Hoa Kỳ chen chúc nhau tại Rockfeller Center để chờ đón giây phút cây thông Giáng Sinh được bật điện.

Tại Vatican, thủ đô của Giáo Hội Công Giáo các công nhân cũng đang ráo riết trang hoàng cho cây thông Giáng Sinh cao đến 100 feet, tức là khoảng hơn 30 mét do nước Ukraine tặng cho Tòa Thánh. Vào ngày 16 tháng 12, cây thông sẽ được bật điện trong một nghi lễ có sự hiện diện của đại diện Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine. Sự hiện diện của cả hai Giáo Hội lớn tại Ukraine trong nghi lễ này là một dấu chỉ rất khích lệ. Trong thời kỳ cộng sản, các tài sản của Giáo Hội Công Giáo đã bị tịch thu giao cho Chính Thống Giáo quản lý. Tranh chấp về tài sản giữa hai Giáo Hội đang được giải quyết từng bước.

Vai trò của phụ nữ trong việc kiến tạo hòa bình

Trong cuộc họp hôm 7 tháng 12, ba phụ nữ đến từ những vùng đất đang hay đã trải qua các cuộc chiến ác liệt và dai dẳng tại Israel, Northern Ireland và Bosnia Herzegovina đã trình bày về vai trò của phụ nữ trong việc kiến tạo hòa bình trong những vùng này.

Sarah Bernstein trong Ủy Ban Đối Thoại với Do Thái Giáo nói:

“Giới truyền thông thường chẳng bao giờ đề cập đến những nỗ lực kiến tạo hòa bình về căn bản đang âm thầm diễn ra. Nhưng thực ra mà nói có nhiều nỗ lực như thế tại Jerusalem, Israel, Palestine, giữa người Do Thái và người Palestine, giữa các tín hữu Do Thái và các tín hữu Kitô và Hồi Giáo”.

Sarah Bernstein là một tín hữu Do Thái, bà cho rằng đối thoại giữa các niềm tin khác nhau trong khu vực Trung Đông là chìa khóa kiến tạo hòa bình.

Sarah Bernstein nói thêm:

“Các cộng đoàn tôn giáo khác nhau sống riêng rẽ ngăn cách và hiếm khi gặp gỡ nhau, đó là lý do tôi tin rằng đối thoại là thiết yếu bởi vì chỉ khi chúng ta có thể lắng nghe nhau chúng ta mới có thể nhận ra tính chất nhân bản chung của các nhóm tôn giáo và chủng tộc”.

Ruth Patterson là một mục sư Tin Lành. Bà tin rằng chính những người đang sống trong các cuộc chiến hay những ai chịu ảnh hưởng bởi các cuộc chiến ấy phải mở lòng mình ra cho những giải pháp sau chiến tranh, chứ không phải là những người quan sát tình hình từ bên ngoài. Bà nói:

“Chúng ta phải cậy nhờ đến quyền năng có trong sự tha thứ. Không phải là vấn đề hãy quên đi vì người ta không thể quên được những vết thương, nhưng là một hình thức nhớ đến có tính chữa lành nơi đó họ đi đến lựa chọn hãy bỏ qua vết thương đó đi để mà tiến bước”.

Aida Abadzic Hodzic, một tín hữu Hồi Giáo, giáo sư tại Đại Học Sarajevo của Bosnia Herzegovina thì cho rằng nhà nước phải nhìn nhận quá khứ và tôn trọng sự thật lịch sử.

“Trước hết anh phải hình thành một nền kinh tế và một bối cảnh chính trị công bằng để đối thoại liên tôn có thể được khởi động và chúng ta phải thành thật. Nếu không chúng ta tiến được một bước thì phải lùi lại hai bước do thiếu bối cảnh chính trị”

Cuộc họp này là một phần trong những sinh hoạt mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trung tâm Foyers Unitas tại Rôma nhằm cổ vũ hòa bình. Các diễn giả đều cho rằng kiến tạo hòa bình thế giới là điều không đơn giản nhưng đó là không phải là một điều bất khả thi.

Quảng trường mới nhất của Rôma mang tên các hiệp sĩ Columbus

Khắp Rôma có nhiều quảng trường từ Piazza Navona đến Piazza Venezia. Mỗi quảng trường đều có một lịch sử riêng. Quảng trường mới nhất được dành để vinh danh những người Công Giáo trong đoàn các hiệp sĩ Columbus.

Carl Anderson, thủ lĩnh các hiệp sĩ Columbus nhận xét:

“Chúng tôi dấn thân nhiều hơn và hiện diện nhiều hơn tại Rôma tiếp tục công việc của chúng tôi. Thực sự khi mà đề cập đến vấn đề toàn cầu hóa thì không có nghĩa là các quốc gia xích lại gần nhau hơn nhưng là con người xích lại gần nhau hơn”.

Các hiệp sĩ Columbus có một lịch sử đặc biệt đối với thành Rôma. Trong thế chiến thứ Hai họ giúp giữ liên lạc giữa Vatican và Hoa Kỳ.

Sau khi Đồng Minh thả bom Rôma lần thứ hai, các hiệp sĩ Columbus đã giúp đưa thư của Đức Thánh Cha Piô thứ 12 đến tổng thống Roosevelt yêu cầu không được thả bom vào thành Rôma.

Các hiệp sĩ Columbus cũng đã giúp cho việc giáo dục trong thành phố được duy trì và các nhà trẻ được mở trong suốt thời gian chiến tranh.

Đức Hồng Y Castrillón Hoyos nhận xét:

“Trong thời kỳ khó khăn của chiến tranh, họ đã giúp các công dân Rôma đến với các cơ cấu của Giáo Hội”

Thị trưởng Rôma Gianni Alemanno thì nhận xét rằng:

“Các hiệp sĩ Columbus đã giúp giảm bớt thiệt hại chiến tranh trên thành phố chúng ta và khi đến thời điểm bắt đầu xây dựng các nhịp cầu giữa Hoa Kỳ và Italia thì đó là lúc hoạt động của các hiệp sĩ Columbus bắt đầu triển nở trên lãnh thổ chúng ta”.

Giờ đây ngay bên cạnh danh lam thắng cảnh Terme di Caracalla /ter-mei di ka-ra-ca-la/ (nghĩa là nhà tắm Caracalla) là quảng trường các hiệp sĩ Columbus. Du khách viếng thăm quảng trường có thể hiểu tại sao các hiệp sĩ Columbus đã giúp cứu Kinh Thành Muôn Thuở thoát khỏi bom đạn trong thế chiến thứ hai.

Rabbi trưởng tại Anh được Đức Thánh Cha tiếp kiến

Cũng trong buổi sáng hôm 12 tháng 12, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp Rabbi trưởng Jonathan Sacks của Do Thái Giáo trong Liên Hiệp Các Cộng Đoàn Do Thái Giáo trong khối Thịnh Vượng Chung.

Cùng đi với Rabbi trưởng Jonathan Sacks còn có một đoàn đại biểu Do Thái Giáo.

Hai vị đã thảo luận về tương lai kinh tế và chính trị của Âu Châu và vai trò của đức tin.

Đức Thánh Cha viếng thăm một giáo xứ Rôma

Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng tại một giáo xứ của Rôma là giáo xứ Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc. Dịp này Đức Thánh Cha đã bày tỏ niềm cảm thông của ngài trước những khó khăn mà các gia đình phải gánh chịu vì cuộc khủng hoảng kinh tế. Ngài cũng nhấn mạnh rằng trong mùa lễ này các gia đình được khích lệ tìm kiếm Chúa hơn là những quà tặng. Đức Thánh Cha nói:

“Thách đố trước mặt chúng ta là hoạch định và vạch ra một hành trình hình thành đức tin đích thực, lôi cuốn tất cả những ai tiếp cận với đời sống Kitô, giúp họ không chỉ được nhận lãnh các Bí Tích mà thôi, nhưng còn là sống với các Bí Tích ấy để nên các Kitô hữu đích thực”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm là tương lai Giáo Hội phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Ngài nói:

“Hiện tại và tương lai của lịch sử và đức tin được phó thác cách riêng cho các con là những thế hệ trẻ. Giáo Hội kỳ vọng nhiều nơi lòng nhiệt thành của các con cũng như khả năng nhìn xa trông rộng, hoài bão theo đuổi các lý tưởng, và ao ước của các con cho một cuộc sống viên mãn”.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đặc biệt chào thăm các em đã phụ giúp trong thánh lễ.

Đức Hồng Y John Patrick Foley của Philadelphia qua đời.

Sau một thời gian chiến đấu với bệnh bạch cầu, Đức Hồng Y John Patrick Foley, Tổng Giám Mục Philadelphia đã qua đời hôm 11 tháng 12 ở tuổi 76.

Năm 1984, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã cử ngài vào trách vụ chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông. Năm 2007, ngài đã chia sẻ sự kinh ngạc của ngài trước bổ nhiệm này. Ngài nói:

“Tôi nhận được một cú điện thoại từ sứ thần Tòa Thánh rằng Đức Thánh Cha có ý cử tôi vào trách vụ chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông. Tôi nói rằng có nhiều người ở ngay tại Rôma có kinh nghiệm hơn tôi. Nhưng ngài nói: ‘đúng thế’. Chắc chắn là có nhiều người ở Rôma nói tiếng Ý hay hơn tôi. Tôi hỏi ‘tôi có lựa chọn nào khác không?’ và ngài nói ‘chắc là không’. Thế là tôi hứa vâng theo ý của Đức Hồng Y và ngài bảo tôi hay Đức Thánh Cha bảo tôi điều gì thì tôi xin vâng như vậy”.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã gởi một bức điện cho Đức Tổng Giám Mục Chaput để chia buồn. Trong điện văn, Đức Thánh Cha đã ca ngợi hoạt động của Đức Cố Hồng Y trong lãnh vực truyền thông.

Trong suốt 25 năm, người Hoa Kỳ theo dõi các nghi lễ truyền hình trực tiếp từ Vatican như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh đã quen thuộc với giọng nói của Đức Cố Hồng Y.

Với sự qua đi của Đức Hồng Y Foley, Hồng Y Đoàn còn 109 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.

(VietCatholic)


Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2019)

Chúc mừng sinh nhật Thầy Giuse Nguyễn Hùng Cường (10-05-2019) (10/5/2019)

Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2018)

Chúc mừng sinh nhật Thầy Giuse Nguyễn Hùng Cường (10-05-2018) (10/5/2018)

Mừng sinh nhật cô Maria. Trần Thị Kim Danh (28/5/2017)

Mừng 60 năm trong ân sủng (10/5/2017)

Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2016)

Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc Hội nghị Thường niên kỳ I-2016 (12/4/2016)

Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2015)

Chúc mừng Sinh Nhật Thầy Giuse Nguyễn Hùng Cường (9/5/2015)

Đặt nền tảng cuộc đời trên Đức Chúa Giêsu KiTô (15/12/2011)

Thế giới nhìn từ Vatican 02/12 - 09/12/2011 (13/12/2011)

Phải phá hủy các nhà máy hạt nhân ngay lập tức (10/12/2011)

Cây Noel đã đến Vatican (6/12/2011)

Đức Thánh Cha kêu gọi giáo dân tích cực linh hoạt xã hội (26/11/2011)

Lịch sử lễ hội Halloween (1/11/2011)

Thư mục vụ gửi học sinh - sinh viên năm 2011-2012 (10/10/2011)

Thánh Padre Piô (1887-1968) (29/9/2011)

Nhật ký Ngày Bạn Trẻ 2011 (16/9/2011)

Thông báo Tháng 9-2011 (7/9/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn