Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
KHI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÕ CỬA TỪNG NHÀ
 
Dự báo khí tượng cho biết, mùa hè 2010 xảy ra nhiều đợt nắng nóng lên tới 40-42oC, bão và áp thấp sẽ đổ về các vùng duyên hải với tần suất dày hơn và cường độ tàn khốc hơn. Hiện cả ba miền Bắc-Trung-Nam đều đang điêu đứng vì nhiệt độ cao khắc nghiệt và... khác thường hơn mọi năm.

Tất cả những “ác hiểm” này của thời tiết đều là kết quả của biến đổi khí hậu (BĐKH). Ứng xử thế nào với trái đất và môi trường không còn là “câu chuyện vĩ mô” của các quốc gia mà đã đụng chạm cấp thiết đến chất lượng sống của mọi gia đình, từng cá nhân. “Con người đang phải nhận lại những hủy diệt mà chúng ta giáng xuống tự nhiên” - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục và phát triển môi trường - nhận định trong cuộc trao đổi với PV Báo Phụ Nữ.

Xảy ra BĐKH, Việt Nam ở vùng dễ tổn thương nhất

PV: Các nhà khoa học cho rằng VN là điểm nhạy cảm dễ tổn thương khi BĐKH xảy ra. Vậy cụ thể chúng ta sẽ phải gánh chịu những gì từ hiện tượng BĐKH, thưa ông?


 
Sông Hồng trơ đáy - Ảnh: Việt Hưng

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh:
VN có bờ biển dài và hẹp, hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long ở vị trí thấp. BĐKH do nồng độ khí nhà kính tăng, khiến nhiệt độ bề mặt trái đất nóng hơn, băng tuyết tan, nước biển giãn nở làm mực nước biển dâng cao. Khi nước biển dâng lên 1m, VN sẽ bị mất đi 5% diện tích lãnh thổ, đặc biệt lại rơi vào hai vùng đồng bằng. Không đơn giản, BĐKH chỉ là khiến chúng ta phải chịu nóng hơn hay mưa nhiều hơn, mà chúng ta sẽ bị đe dọa an ninh lương thực, thậm chí mất đến 50% sản lượng lương thực, với đất nước 70% dân số ở nông thôn thì điều này thực sự nguy hiểm.

VN nằm trong vùng “rốn bão” Bắc Thái Bình Dương là trung tâm bão lớn nhất thế giới. Khi cường độ và hướng đi của bão thay đổi, bão lụt và nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các vùng của VN. Nếu tiến trình BĐKH không được chặn lại, trong tương lai VN sẽ phải hứng chịu sự tàn phá thảm khốc do thiên tai.

* Hàng ngày, những hành động gì của từng cá nhân và xã hội gây tác động thúc đẩy việc “hủy diệt” khí hậu và môi trường sống, thưa tiến sĩ?


 
Sông Hồng cạn đáy kỷ lục trong hơn 100 năm qua - Ảnh: Việt Hưng

- Nguyên nhân của hiện tượng BĐKH có tới 90% do con người gây ra, 10% do tự nhiên. Rác thải, nước thải công nghiệp từ các nhà máy, rác thải y tế  từ bệnh viện, rác thải sinh hoạt và xây dựng đều cùng nhau góp phần gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, gặp đâu quăng rác đấy. An toàn thực phẩm không đảm bảo, nông dân dùng quá nhiều thuốc trừ sâu và kích thích tăng trưởng. Rừng bị tàn phá thê thảm do khai thác gỗ và khai thác khoáng sản nơi đầu nguồn. Diện tích rừng thu hẹp, không chỉ mưa lớn sẽ biến thành lũ quét tàn phá, hơn thế chúng ta còn bị hạn hán do không còn chỗ giữ nước dự trữ cho mùa khô. Hệ sinh thái bị tổn thương sẽ biến đổi dẫn đến những hủy diệt ngược lại, và con người phải gánh chịu hậu quả ấy.

Tăng 0,1oC có thể xảy ra dịch bệnh gây ảnh hưởng tới hàng tỷ người

* Dù chúng ta có sống xanh tuyệt đối, thì BĐKH vẫn đang diễn ra. Vậy học cách thích ứng cũng cấp thiết như việc làm giảm tác động của BĐKH?

- Giả sử bây giờ chúng ta dừng hoàn toàn việc thải khí CO2 (khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu) thì nồng độ CO2 trong khí quyển cũng đủ để trái đất ấm lên trong khoảng 50-100 năm nữa. Đúng là chúng ta phải học cách thích nghi với điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt. Khi nắng nóng, nhiều hơn có thể tính đến phương án đổi giờ làm, nghỉ trưa thật dài và kết thúc ngày làm vào buổi tối. Nguồn dầu và than đá không phải là vô tận, rồi nó sẽ hết. Để tồn tại, bắt buộc phải có nguồn năng lượng mới thay thế như nhiên liệu từ mặt trời, gió… BĐKH cũng tạo nên một sức ép để phát triển các công nghệ mới thích ứng.

* Đó là chúng ta mới nhìn ở khía cạnh làm thế nào để sống vẫn dễ chịu khi bầu khí quyển thay đổi. Hậu quả nghiêm trọng của BĐKH mà ít người nhắc đến là việc gia tăng dịch bệnh. Xin tiến sĩ có thể nói rõ về vấn đề này?


 
Nắng nóng khiến các BV nhi ở TP.HCM quá tải,
nhiều bệnh nhân phải nằm tạm ngoài hành lang - Ảnh: P.Huy

- Có rất nhiều loài virus, vi khuẩn tồn tại hàng ngàn năm nay, chúng đang “ngủ” ở dạng bào nang. Khi nhiệt độ tăng phù hợp, chúng sẽ thức dậy với tốc độ khủng khiếp. Khí hậu nóng lên, con người và động vật được nuôi nhiều hơn, môi trường bị ô nhiễm… là những yếu tố khiến khả năng nhiễm bệnh tăng, trong khi hệ miễn dịch của con người bị yếu đi. Nhiều loại virus mới chưa kịp có vaccine đã gây dịch hàng loạt. Chưa kể khả năng tái tổ hợp của vi sinh vật tạo thành những chủng virus mới có độc tố tăng nhiều lần. Mới chỉ có dịch cúm A/H5N1, H1N1 mà thế giới đã lúng túng mất hàng năm để tìm ra vaccine, HIV/AIDS thì sau mấy thập kỷ vẫn chưa có vaccine hữu hiệu - vậy nếu hàng chục loại vi khuẩn mới xuất hiện, gây bệnh với những diễn biến chưa từng có thì chúng ta sẽ càng khó khăn khi ứng phó.

Tắt một ngọn điện, tiết kiệm một ca nước để giảm tải cho trái đất

* Cố gắng cá nhân thường rất nhỏ nhoi, liệu có ảnh hưởng đến cả quá trình “hồi sức” cho trái đất? Từng người dân, từng gia đình có thể làm gì để giảm tác động BĐKH?


 
Tình trạng lãng phí nước vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi
- Ảnh: Phùng Huy

- Ý thức bảo vệ môi trường cần là phản xạ hàng ngày, từ những người dân bình thường nhất. Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, bảo vệ rừng, ao hồ, kênh rạch, bảo vệ chim thú, giảm bớt tiêu thụ năng lượng… là việc làm cần thiết của mỗi người. Trái đất chỉ có một và hiện đã quá tải, con người thì tiếp tục “nở” ra. Nếu trái đất quá ngưỡng phục hồi, sẽ bước sang một trạng thái khác không thể kiểm soát nổi. Động đất, núi lửa, sóng thần… còn biết bao hiểm họa nữa có thể đang âm thầm diễn ra trong lòng đất mà con người chưa biết được.

Những suy nghĩ giữ trong lành cho môi trường, cho trái đất là trách nhiệm của xã hội - chính phủ còn cá nhân thì nhỏ nhoi quá, nên không liên quan là hoàn toàn sai lầm. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính bạn. Tắt một bóng đèn, tắt một cây quạt, tắt máy tính khi không dùng, tiết kiệm một ca nước đều có ảnh hưởng đến môi trường. Góp ít thành nhiều, tập hợp rất nhiều cái nhỏ sẽ thành sức mạnh lớn. Hơn nữa, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu chính là giảm chi tiêu cho gia đình bạn, sau đó là góp phần giảm tải cho sinh thái trái đất.

Buổi phỏng vấn diễn ra vào ngày Hà Nội đang ở đỉnh một đợt nắng nóng, nhiệt độ trên đường khoảng 42oC. Nhưng phòng làm việc trong trung tâm của TS Nguyễn Hữu Ninh không dùng điều hòa, ngôi nhà ống chỉ có hành lang thoáng gió - ông trưng dụng làm “phòng khách”, ở đó ban công nhỏ xanh um cây cối là điểm nghỉ mát mắt giữa những bức tường bê tông trập trùng. Ông tiễn tôi, còn quay lại cẩn thận tắt đi cây quạt máy duy nhất. Hành động này của ông tiến sĩ “Tây học” cứ khiến tôi day dứt mãi trên đường về.

Quỳnh Hương thực hiện
(Phụ Nữ)
Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên có tên trong giải Nobel

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh là một trong 10 tác giả chính của chương châu Á trong công trình nghiên cứu của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Được trao giải Nobel Hòa bình năm 2007, công trình này đã chứng minh con người là tác nhân quan trọng nhất gây ra BĐKH. Cho đến nay, IPCC vẫn là nền tảng cho nghiên cứu về BĐKH của toàn cầu. Tốt nghiệp ĐH và bảo vệ tiến sĩ tại châu Âu, Nguyễn Hữu Ninh đã nghiên cứu về môi trường và biến đổi khí hậu hơn 25 năm qua.
 
Đề phòng giông, lốc xoáy khi bước vào mùa mưa

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, trong những ngày tới, các tỉnh Nam bộ mưa nhiều, nên nhiệt độ sẽ giảm. Tuy nhiên, nắng nóng vẫn còn, có khi nhiệt độ lên đến 350C. Đài này cũng cảnh báo, đây là giai đoạn cao điểm của giông, lốc xoáy, thậm chí xuất hiện mưa đá. Giông, lốc xoáy có thể sẽ diễn ra trên diện rộng, gây hiện tượng gãy đổ cành cây, ngã trụ điện, sét đánh, nhà cửa hư hại... Khi có sấm sét, người dân nên tránh trú ẩn dưới những cây xanh cao to hoặc những căn chòi giữa đồng. Người ngồi trong nhà hoặc ngoài đồng nên tránh xa những vật bằng kim loại để tránh bị sét đánh.
Th. Thanh
 


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Tai nạn giao thông ở Việt Nam cao nhất thế giới (6/3/2011)

Những điều quan trọng cần biết khi đổ xăng (6/3/2011)

Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người (4/3/2011)

Nước sâm chưa hẳn sâm (4/3/2011)

Hội chứng ''Ngồi lê đôi mách'' (4/3/2011)

Nghệ thuật nói chuyện qua điện thoại (4/3/2011)

10 nguyên tắc vàng của WHO về an toàn vệ sinh thực phẩm (4/3/2011)

Hai đốt hầm Thủ Thiêm bị thấm nước (4/3/2011)

Cơ thể học và sinh lý học của nụ cười (4/3/2011)

Tôi làm giàu ở Mỹ như thế nào? (4/3/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn