Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NƯỚC SÂM CHƯA HẲN SÂM

Nước sâm uống rất bổ nhưng không được dùng cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng...

Thời tiết oi bức làm cho nhiều người muốn giải nhiệt và làm mát cơ thể bằng các loại thức uống với các tên gọi như nước sâm, nước đắng, sâm rong biển, sâm cúc... Các bà nội trợ khi ra chợ, cũng có thể dễ dàng mua một bó thảo dược để nấu cho cả nhà uống, và gọi thức uống này là nước sâm; ở các quầy bán giải khát dọc đường rất dễ thấy nhiều xe đẩy bán các loại nước sâm và giải nhiệt như thế này. 

Lạm dụng... sâm

Hiện đang có tình trạng lạm dụng từ sâm cho nhiều loại thức uống giải khát từ thảo dựơc, vì trong tiềm thức ai cũng biết sâm là loại thuốc quý. Thực ra, sâm chỉ được dùng để chỉ vị nhân sâm, là loại dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.
 
Theo tài liệu cổ, nhân sâm có vị ngọt, đắng, hậu ngọt (cam, khổ, cam), tính hơi hàn. Vị đắng hiện diện trong các thảo dược là thành phần của một nhóm glycosit đắng. Theo y học cổ truyền, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể. Do đó, nhiều người đã ủng hộ tối đa loại nước đắng xuất hiện trên thị trường vì cứ tưởng đây là thuốc giải nhiệt hiệu quả nhất.



Nước sâm đang là thức uống giải nhiệt được ưa chuộng. Ảnh: HỒNG THÚY

Thực ra, nếu có nước nhân sâm thật mà uống thì rất bổ, nhưng cũng cần lưu ý là ngay cả khi biết chính xác là nước nhân sâm thì cũng không được dùng sâm cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng, người đang cảm; khi dùng sâm thì không được ăn cùng củ cải hoặc uống trà vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

Nếu dùng dạng cồn sâm 3%, khi dùng nhiều có khi sẽ bị trúng độc, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu nhiễm độc nhân sâm, cần cấp cứu ngay.

Sâm không thanh nhiệt

Cần lưu ý là tất cả các loại mang tên sâm như nhân sâm, huyền sâm, đẳng sâm, bố chính sâm, đan sâm... đều không có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Còn các vị thảo dược như cúc hoa, rong biển... đúng là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt kháng viêm rất tốt, có vị ngọt, tính mát, hơi đắng song vị đắng tự nhiên rất nhẹ chứ không đắng như vị đắng của các loại hóa chất tổng hợp.

Hiện nay, rất nhiều cơ sở sử dụng hương liệu và mùi vị từ hóa chất tổng hợp, pha trộn vào các loại thức uống để bán vì giá thành rất rẻ so với các thảo dược mua đúng chất lượng. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cảnh giác với các loại nước sâm, nước đắng không rõ nguồn gốc. Chúng tôi đã thấy rất nhiều bạn gái cứ tìm uống nước sâm, nước đắng mỗi ngày để trị mụn nhưng uống hoài mà vẫn không thấy giảm.
 
Người già không nên dùng
Nếu có nhu cầu thì các bà nội trợ nên tự mua thảo dược về, tự nấu để vừa bảo đảm vệ sinh vừa phù hợp nhu cầu sức khỏe của gia đình.

Sử dụng các thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân, nhuận tràng, giải độc, mát gan (như kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển...); có thể phối hợp 5-6 vị thành một bài, liều lượng từ 10-12 g (khô) hoặc 30-50 g (tươi) cho mỗi loại, sắc lấy 300-500 ml, uống trong ngày.

Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng hoặc người tì vị yếu, người già yếu thì không nên dùng các thuốc mát này.
 
Dược sĩ Lê Kim Phụng (ĐH Y Dược TPHCM)


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Hội chứng ''Ngồi lê đôi mách'' (4/3/2011)

Nghệ thuật nói chuyện qua điện thoại (4/3/2011)

10 nguyên tắc vàng của WHO về an toàn vệ sinh thực phẩm (4/3/2011)

Hai đốt hầm Thủ Thiêm bị thấm nước (4/3/2011)

Cơ thể học và sinh lý học của nụ cười (4/3/2011)

Tôi làm giàu ở Mỹ như thế nào? (4/3/2011)

6 loại thực phẩm ''uống'' bảo vệ sức khỏe (3/3/2011)

Thông cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á (3/3/2011)

Lớp giáo lý chuẩn bị Hôn Nhân theo tông huấn ''Bổn Phận Gia Đình Kitô Giáo'' khóa III / năm 2010 (3/3/2011)

WORLD EXPO 2010 - Nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc đô thị tương lai (3/3/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn