Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
TUỔI 18 NHÌN LẠI ĐỂ LỚN LÊN

Ngày hội “Khi tôi 18” không chỉ đánh dấu sự trưởng thành của những bạn học sinh vừa bước qua tuổi 18, mà còn mang đến cơ hội để họ nói lời tri ân với đấng sinh thành.
 


45 học sinh tiêu biểu được tuyên dương trong lễ hội “Khi tôi 18”
Ảnh: Thu Thảo

Ước lượng có gần 10.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn TP.HCM đã hội ngộ tại công viên Đầm Sen trong ngày hội của chính mình, do Thành đoàn TP.HCM tổ chức ngày 12-6.

Nước mắt và lời xin lỗi

Trần Lê Lan Vy, lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp), chia sẻ câu chuyện của mình với những người bạn cùng trang lứa bằng lời cảm ơn mẹ. Thay vì dùng số tiền mẹ cho để ăn sáng, Vy thường nhín lại hoặc nhịn vì muốn tiết kiệm cho gia đình. Biết chuyện, mẹ Vy không trách một lời mà mỗi sáng dậy thật sớm để chuẩn bị hộp cơm cho cô con gái mang đến trường.

Lúc đầu Vy có phần tự ti với bạn bè vì mấy bạn cùng lớp được ăn uống đầy đủ trong khi mình chỉ là một hộp cơm nguội kèm rau xào, một ít cá khô hoặc trứng chiên. Nhưng dần dần hộp cơm trở thành người bạn đồng hành mỗi buổi sáng. Vy cho biết tuổi 18 đã giúp bản thân trưởng thành và tự hứa với lòng sẽ sống có ích, biết quan tâm và dành thời gian chăm sóc mẹ nhiều hơn. “Hộp cơm của mẹ có thể không đẹp, không ngon nhất nhưng nó đã chăm sóc con tốt nhất trong những năm qua, và con biết nó luôn mang hơi ấm tình thương của mẹ một đời tảo tần vì con”, Vy run run khi giọt nước mắt lăn dài trên má.

“Mình chưa từng ôm mẹ và nói với mẹ lời ngọt ngào”, cậu bạn Nguyễn Trung Hiếu (vừa tốt nghiệp lớp 12 Trường THPT An Nhơn Tây, Củ Chi) thú nhận. Cuối năm lớp 9, cậu học trò giỏi này từng mang ước mơ được vào học lớp chuyên ở ngôi trường nổi nhất huyện nói với mẹ. Nhận được cái lắc đầu, cậu òa khóc vì nghĩ mẹ vô tình. Rồi mẹ kể cho cậu nghe những cái khó của con nhà nghèo. Và cậu im lặng.

Những đêm khuya sau đó, cậu bắt đầu để ý tiếng máy may rè rè âm thầm kéo dài cho đến khi cậu chìm vào giấc ngủ. Cậu bắt đầu “nhìn” kỹ hơn cha mẹ mình. Rồi cậu xin lỗi mẹ trước khi mỉm cười bước vào ngôi trường ít danh tiếng hơn. “Sau các năm học ở đây, tôi nhận thấy rõ ràng quá trình phấn đấu mới là yếu tố quyết định kết quả học tập. Không phải bạn học ở đâu mà quan trọng là bạn đã học như thế nào”, Trung Hiếu nói.

Câu chuyện của cậu học trò nghèo làm hàng ngàn người có mặt tại lễ hội lặng đi. Những giọt nước mắt rơi xuống đánh dấu phút lớn lên của một học sinh trưởng thành. “Mình từng cố gắng chải chuốt vẻ bề ngoài và tránh nhắc đến nghề nghiệp của ba mẹ như một cách khẳng định bản thân. Bây giờ nhìn lại thấy mình trẻ con vô cùng”, Trung Hiếu chia sẻ.

50 gương mặt được tuyên dương trong buổi lễ trưởng thành là bấy nhiêu tấm gương của nghị lực và phấn đấu hết mình. Có những bạn 12 năm liền học giỏi và cũng có những cán bộ Đoàn hết mình vì công việc. Khi những bạn tuổi mới lớn bên dưới rơm rớm nước mắt theo từng câu chuyện vươn lên của bạn bè mình, thì nhiều phụ huynh đến tham dự mắt cũng cay xè vì nhận ra con mình đã lớn.

Sân chơi cho tuổi mới lớn

Bên ngoài sân khấu lễ trưởng thành là những gian hàng tìm hiểu kiến thức, trò chơi, hướng nghiệp dành cho những bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị thi vào ĐH. Nhiều bạn bè đã cùng dừng lại ngắm nhìn những thành tích nổi bật trong học tập và rèn luyện của 50 gương mặt bạn bè mình vừa tròn 18 tuổi tại khu vực Chân dung tuổi 18.

Với “hộ chiếu vào đời” trên tay, từng bạn bước qua bốn thử thách chính xoay quanh kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội và hướng nghiệp. Với lượng kiến thức được học từ trường phổ thông, hầu hết bạn trẻ đều trả lời được những câu hỏi cơ bản về ý nghĩa của các biển báo giao thông, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân... ở gian hàng thử thách kiến thức pháp luật.

Ở khu thử thách kỹ năng thực hành xã hội, thử thách dành cho các bạn là phải hoàn thành một hình vẽ theo yêu cầu, nhưng chỉ điều khiển cây bút lông bằng các đầu dây mà không được trực tiếp cầm tay vào bút. Không chỉ mang đến những tràng cười sảng khoái, trò chơi giúp các bạn khám phá kỹ năng phối hợp ăn ý khi cùng làm việc nhóm. Và 150 học sinh đầu tiên hoàn thành bốn thử thách tại các khu vực đã được mời tham gia “Chuyến xe cuộc sống” đi tham quan bến Nhà Rồng, Bộ Tư lệnh TP, được gặp gỡ, giao lưu với các cô chú lãnh đạo.

Các bạn đến với ngày hội còn có cơ hội chụp ảnh miễn phí với các ngôi sao tuổi mới lớn, trong khi gian hàng tư vấn tâm sinh lý “Tình yêu ếch con” là nơi các bạn được các chuyên gia tâm lý tư vấn về tình cảm, tâm lý lứa tuổi.

Điều ước tuổi 18

Rất nhiều ước mơ, nguyện vọng đã được ghi lại tại khu vực “Đại lộ ước mơ”. Bên cạnh những ước mơ được trở thành doanh nhân thành đạt, tỉ phú cũng có những ước mơ rất bình dị, đời thường: trở thành một người có ích cho xã hội để có thể giúp đỡ mọi người, trở thành một điều dưỡng tốt, giúp bệnh nhân vui vẻ, trở thành người giúp ích cho xã hội và đất nước, trở thành một cô giáo, trở thành một người con có hiếu với cha mẹ...



Các bạn học sinh ghi ước mơ của mình lên các ngôi sao
tại "Đại lộ ước mơ"  Ảnh: MINH ĐỨC
 
 
PHI LONG - HÀ THÀNH
(TTO)


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Làm cha nên nhớ (7/6/2011)

Giáo đường (1/6/2011)

Đại lượng bao dung (30/5/2011)

Những hiểu lầm về kỹ thuật 'bơi tự cứu' phòng chết đuối (25/5/2011)

9 điều đừng bao giờ làm (20/5/2011)

Những cách đơn giản rèn con vào nếp (18/5/2011)

Học cách xin lỗi (12/5/2011)

Túi gạo của Mẹ (10/5/2011)

Giá trị của ngôn từ (5/5/2011)

Đức Gioan Phaolô II – Bạn của Giới trẻ (30/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn