Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
CHÚA THÁNH THẦN SAU NGÀY LỄ NGŨ TUẦN
 
1. LÀ HỒNG ÂN

Thánh Thần là Hồng ân lớn nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô Phục Sinh.

a. Hồng Ân vô giá

Thánh Thần vừa là hồng ân nhưng không, vừa là hồng ân vô giá. Thiên Chúa ban cho những kẻ tin vào Đức Giêsu Kitô ơn Thánh Thần, không do công trạng gì của họ. Thiên Chúa Cha ban Thánh Thần cho Giáo Hội hoàn toàn vì tình thương, vì công trạng của Đức Giêsu Kitô, Con của Người (Cv 2,38).

Các Tông Đồ tiếp nối sứ vụ của Đức Giêsu Kitô, cũng có quyền ban Thánh Thần, khi đặt tay trên người tín hữu. Nhưng các Tông Đồ không là tác giả, mà chỉ có Chúa Cha và Chúa Kitô là Tác Giả. Do đó, không ai có thể mua chuộc quyền ban Thánh Thần. (Cv 8,18-24).

b. Các điều kiện để lãnh nhận Thánh Thần

Hồng ân Thánh Thần không thể mua chuộc, nhưng Thánh Thần đến nơi tâm hồn Kitô-hữu với một số điều kiện :

-
Điều kiện đầu tiênlà sự thống hối: Thánh Thần không thể nào ngự vào một tâm hồn chưa tái sinh, chưa hoán cải; tâm hồn ấy không thể là đền thờ của Người (Cv 2,28). Sau khi rao giảng, bao giờ các Tông Đồ cũng mời gọi người nghe ăn năn hối cải (Cv 3,19; 5,31; 20,21)..

-
Điều kiện thứ hai là muốn lãnh nhận Thánh Thần phải lắng nghe Lời Chúa và tin Đức Giêsu Kitô là Chúa. Bất cứ ai nghe lời rao giảng và tin vào Đức Kitô, đều được nhận lãnh Thánh Thần, không phân biệt Do Thái hay ngoại đạo (Cv 10,44-48).

- Thánh Thần còn được ban cho những ai vâng phục Thiên Chúa và Đức Kitô của Người. Các Tông Đồ đều tự coi mình là tôi tớ của Thiên Chúa, luôn luôn phải vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục loài người (Cv 5,29-32). Bất cứ Kitô-hữu nào cũng là bạn hữu của Đức Kitô đồng thời là tôi tớ của Ngài.

Thánh Thần được ban qua trung gian của Hội Thánh. Sách Công Vụ có nhắc tới việc các Tông Đồ đặt tay và ban Thánh Thần (8,14-18; 19,2-7).

2. SỨ VỤ CỦA THÁNH THẦN

a. Sứ vụ làm chứng

Ngay trước khi ra đi chịu chết, Đức Giêsu đã nói về Chúa Thánh Thần là Đấng “sẽ làm chứng về Ta. Và các ngươi cũng làm chứng, vì từ ban đầu các ngươi hằng ở với Ta” (Ga 15,26-27).

Sứ vụ làm chứng ấy, từ khi Đức Kitô Phục Sinh, Chúa Thánh Thần đã thi hành cách hữu hiệu và lạ lùng. Các Tông Đồ cũng làm chứng như lệnh truyền của Đức Kitô trước khi lên trời (Cv 1,8). Nhưng chứng từ của các Tông Đồ là chứng từ với quyền lực của Thánh Thần. Khi rao giảng Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh, các Tông Đồ luôn khẳng định: “Thánh Thần và chúng tôi làm chứng” (Cv 5,32).

Thánh Thần làm chứng bằng lời, hay chính Thánh Thần nói nơi môi miệng các Tông Đồ, như Đức Giêsu đã hứa (Mc 13,11). Thánh Thần còn nói nơi môi miệng bất cứ ai mạnh dạn làm chứng cho Đức Kitô. Trường hợp Phó tế Stêphanô là tiêu biểu cho sứ vụ làm chứng của Thánh Thần qua chứng từ của con người (Cv 1,8-10; 7,51.55).

b. Sứ vụ an ủi và khích lệ

Giống như Đức Giêsu, Giáo Hội thời sơ khai cũng phải trải qua cuộc khổ nạn, bắt đầu với cái chết tử đạo của Stêphanô. Nhưng rồi sau đó, Thiên Chúa lại để cho Giáo Hội được bình an, được tràn trề sự an ủi của Thánh Thần. Từ ngữ “Đấng An Ủi” trước đây được gán cho Đức Giêsu (1Ga 2,1) là Đấng không ngừng an ủi và khích lệ các Tông Đồ, nay được gán cho Thánh Thần. Giáo Hội không ngừng cảm nghiệm sự an ủi của Thánh Thần mà Đức Kitô đã hứa ban. Thánh Thần không ngừng khích lệ Giáo Hội tiến bước trên con đường của Đức Giêsu Kitô.

c. Sứ vụ tiên tri

Trong Giáo Hội sơ khai, nhiều người được Thánh Thần ban cho ơn tiên tri. Ơn tiên tri hay ngôn sứ là ơn xây dựng Cộng Đoàn bằng lời nói và việc làm. Cũng có vài người được ơn báo trước điều sẽ xảy ra, như trường hợp Agabô tiên báo nạn đói (Cv 11,27-28) và báo việc Phaolô sẽ bị bắt (Cv 20,10-11).

Thánh Thần ngôn sứ không những báo trước, mà còn cho người tông đồ thấy rõ những gian nan trong cuộc đời của họ (Cv 20,22-23). Thánh Thần còn nói qua các tín hữu có lòng yêu mến các Tông Đồ (Cv 21,4). Sứ vụ tiên tri của Thánh Thần rất cần thiết trong giai đoạn đầu của Hội Thánh, vì sách Tân Ước chưa được viết ra.

Sứ vụ tiên tri của Thánh Thần còn là sự soi sáng trí khôn của người Kitô-hữu, để họ hiểu Cựu Ước theo một nghĩa mới, ý nghĩa mà những người Do Thái cứng lòng không thể nhận ra (Cv 4,23-30).

d. Sứ vụ hướng dẫn

Như Đức Giêsu đã hứa, Thánh Thần sẽ đưa dẫn các môn đệ vào trong toàn bộ sự thật, nghĩa là toàn bộ Mạc Khải, toàn bộ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa (Ga 16,13).

Thánh Thần còn hướng dẫn các thừa tác viên trong Giáo Hội thi hành kế hoạch ấy. Tiêu biểu hơn cả là câu chuyện Thánh Thần thúc đẩy Philíp đến với quan thái giám xứ Ethiopie (Cv 8,29-39). Thánh Thần cũng thúc đẩy Phêrô đến nhà Cornêliô để rửa tội cho ông và gia đình (Cv 10,1-9.20 ; 11,12).

Chính Thánh Thần, qua Giáo Hội, đã chọn người và sai đi truyền giáo cho dân ngoại (Cv 13,2-4). Thánh Thần quy định vùng truyền giáo cho các Tông Đồ (Cv 16,6-9).

Thánh Thần còn giúp cho các Tông Đồ đề ra những quy định sáng suốt và hợp lý để giải quyết các khủng hoảng hay các vấn đề nan giải trong Hội Thánh (Cv 15,28) như trường hợp Công Đồng Giêrusalem.

Cuối cùng, Thánh Thần giúp Giáo Hội đặt hàng Giám Mục và Niên Trưởng cai trị Hội Thánh (Cv 20,28). Các Thừa tác viên khác như phó tế ... cũng được lựa chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần (Cv 3,7).

3. CÁC TỘI PHẠM ĐẾN THÁNH THẦN

Theo Tân Ước có bốn loại tội chống lại hoạt động của Chúa Thánh Thần :

a. Lộng ngôn chống lại Thánh Thần
(Mt 12,31-32)

- Cưỡng lại, đối địch với Chúa Thánh Thần (Cv 7,51).

- Lăng mạ Thần Khí (Dt 10,29).

Theo các sách Tin Mừng, lộng ngôn phạm thượng chống lại Thánh Thần là tội “cứng tin”, không chấp nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần trong công trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Nhiều người Do Thái cứng lòng đã khước từ Đức Giêsu, họ phạm thượng chống lại Thánh Thần.

b.
“Dập tắt Thần Khí” (1Tx 5, 19-22): thường được giải thích theo nghĩa “không biết tôn trọng các đặc sủng” mà Thánh Thần ban cho để xây dựng Hội Thánh. Trên bình diện tu đức, đây là tội không nghe theo những gợi ý, thúc giục của Thánh Thần trong nội tâm. Hoạt động của Thánh Thần ví như ngọn lửa vừa khơi dậy, thì bị sự ươn lười hay khô khan nguội lạnh làm tắt đi.

c. “Đối đầu với Thánh Thần”
(Ga 5,16-24): Nơi người Kitô-hữu, có hai động lực đối đầu nhau: động lực xác phàm và động lực Thần Khí. Hai động lực này không thể đi đôi với nhau, vì hoàn toàn đối nghịch nhau. Hoạt động của xác phàm dẫn tới sự chết, chỉ có hoạt động của Thần Khí mới đưa tới sự sống. Đối đầu với Thánh Thần là chiều theo xác thịt, để cho các khuynh hướng xấu đưa tới hành vi xấu, nghĩa là phạm tội thực sự. Mỗi lần để cho xác thịt làm động lực chi phối hay làm chủ cuộc sống là một lần đối dầu lại với Thánh Thần.

d. “Làm phiền lòng Chúa Thánh Thần”
(Ep 4,30): Vì Thánh Thần là một Ngôi Vị, nên cách cư xử hay hành động của chúng ta có thể làm cho Người phiền lòng. Theo thư Phaolô, thì mọi hành vi và cách cư xử không phù hợp với cương vị của người Kitô-hữu đều làm mất lòng Thiên Chúa làm phiền lòng Thánh Thần.
 
(Mừng lễ Bổn Mạng Bạn Trẻ Sống Tin Mừng Tình Yêu) 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Ơn hiểu biết giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong mọi loài mọi vật (29/5/2014)

Ơn sức mạnh giúp tín hữu trung thành với Chúa cả trong các khó khăn đau đớn, và hy sinh mạng sống vì Chúa và Tin Mừng (20/5/2014)

Ơn cố vấn giúp chúng ta sống theo ý muốn của Thiên Chúa (10/5/2014)

Những cơn bão đang tàn phá đức tin (6/5/2014)

Giáo huấn của Đức giáo hoàng Phanxicô về phá thai (24/4/2014)

Suy niệm 14 chặng Đường Thánh Giá (17/4/2014)

Sống đời cộng đoàn với những đặc sủng của mình (22/3/2014)

Mùa Chay: 40 ngày chay tịnh (19/3/2014)

Một cái nhìn tổng quát về Mùa Chay (11/3/2014)

Thánh cả Giuse quan thầy bầu chữa Hội Thánh (6/3/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn