Tôi sắp vào tuổi 95. Cuộc đời 95 tuổi là một thời gian tương đối dài. Thời gian dài đó đã dạy tôi một điều quan trọng, đó là: Tôi không làm chủ thời gian. Không ai làm chủ thời gian. Chỉ Chúa mới làm chủ thời gian.
Tôi xin vắn tắt.
Tôi thụ phong linh mục ở nơi và trong ngày giờ, xóa bỏ mọi trang trọng, mà tôi cũng như các Bề trên của tôi đã không ngờ trước. Coi như bi đát.
Tôi thụ phong Giám mục ở nơi và trong ngày giờ bất ổn, mà chính các Bề trên của tôi cũng như tôi, đã phải thay đổi vào giờ chót. Coi như buồn thảm.
Cả hai lễ thụ phong đó đã rất đơn giản. Đức Mẹ gỡ bỏ khỏi tâm trí tôi bất cứ lo toan nào không phải thánh ý Chúa, Đức Mẹ dạy:Hãy vâng phục thánh ý Chúa. ..
Mấy lời nhắn nhủ thanh niên nam nữ đến tuổi kết bạn
Các con đến tuổi lập gia đình, đấy là việc quan trọng nhất đời các con, đó cũng là cái lo lắng nhất của cha mẹ các con cũng như của Hội Thánh, hạnh phúc hay không cuộc đời các con hệ tại điều ấy, mà hạnh phúc các con cũng chính là hạnh phúc của cha mẹ các con, và cũng là niềm vui của Hội Thánh. Việc ấy rất hệ trọng, đôi vợ chồng thứ nhất, chính là Thiên Chúa đứng lo liệu, vì Chúa dựng nên bà Evà để làm bạn với Ađam. Chúa Giêsu khi ra giảng đạo, phép lạ thứ nhất Chúa làm là khi Chúa đi dự tiệc cưới, làm để giúp đám cưới thêm vui, và đời Cựu Ước Chúa đã sai thiên thần Raphael liệu việc hôn phối cho Tôbia và Sara. Chúa coi đó là quan trọng vì nó là hạt nhân của xã hội, vì thế các con phải lấy đó làm điều tối quan hệ mà hết sức lo liệu. Đây Cha nhắc nhở các con một số việc cụ thể và rất cần thiết...
Nhanh thật! Mới ngày nào còn chân ướt chân ráo vào Cộng Đoàn, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì sự chào đón nồng nhiệt của tất cả mọi người, vì sự yêu mến Thiên Chúa qua lời tạ ơn và cầu nguyện lớn tiếng, vì những chia sẻ tâm tình rất thật của anh chị em, qua những biến cố hay sự trưởng thành của bản thân trong đời sống thiêng liêng hoặc trong đời thường. Rồi tôi thấm lúc nào không hay. Và từ đó đến bây giờ, tôi vẫn trung thành vào mỗi thứ Ba hàng tuần - như một lời hẹn giữa Tôi và Ngài! Không chỉ được gặp gỡ anh chị em vào ngày thứ Ba, mà chúng tôi còn có một sân chơi lành mạnh - đó chính là TRANG TIN CỘNG ĐOÀN!
Nơi Trang Tin, tôi có thể giữ mối dây liên kết với anh chị em hàng ngày, qua việc chúc mừng nhau vào các ngày lễ mừng, chia sẻ cho nhau những niềm vui đơn giản hàng ngày, nương tựa vào nhau trong lời cầu nguyện khi ai đó có một biến cố hay khó khăn nào. Không chỉ có vậy, tôi còn được bồi dưỡng thêm Đức Tin của mình qua việc cùng nhau đọc Lời Chúa mỗi ngày, cùng nhau chia sẻ những đánh động tâm hồn mình. Tôi còn được hiểu thêm và nhắc nhớ những ngày Lễ trọng của Giáo Hội v.v... nhiều, rất nhiều điều tôi nhận được nơi TRANG TIN này! Từ một Bạn Trẻ và nay là người sống đời hôn nhân, tôi lại càng thấm thía hơn những bài đăng trong mục “Hôn nhân gia đình”. Có những bài như nhắc nhở và hướng dẫn làm sao để giữ gìn hạnh phúc gia đình, làm sao giải quyết được những bất đồng trong hôn nhân; rồi có những bài sửa lỗi, chỉ ra những sai trái mình hay vấp phải để từ bỏ, để củng cố cho cuộc sống lứa đôi...
Chúng ta đừng để cơ hội đã cho ta một cái nhìn sâu sắc và lớn lên này qua đi mà không học được điều gì.
“Chúng ta đang trải qua điều gì? Những thay đổi nào ta muốn giữ lại? Những năng lực hay những phương kế không ngờ nào ta đã khám phá qua đó?” Linh mục Pierre-Andre Cheveaux, chánh xứ một giáo xứ ở Lyon, Pháp, đưa ra một bảng câu hỏi để giúp chúng ta nhìn ra cách Chúa Thánh Thần tác động trên cuộc đời mình trong thời gian giãn cách xã hội. Ngài xin chúng ta đừng lãng phí thời gian cách ly tại nhà như một giai đoạn vô nghĩa trong cuộc sống, sau khi trở lại với cuộc sống bình thường trước đây.
Để trải nghiệm này giúp chúng ta lớn lên, cha Cheveaux khuyến khích chúng ta ngẫm nghĩ về những kinh nghiệm cá nhân đã trải qua trong những tháng qua, đặc biệt là tập trung vào những quyết định, những giải pháp có thể tạo ra trong tương lai.
So sánh thời gian tách biệt với thế giới bên ngoài, ngài mời mỗi người chúng ta xem xét lại tương quan của mình với Thiên Chúa, và nhìn ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. “Thiên Chúa ở với chúng ta trong tất cả những biến cố của cuộc sống, và Ngài mang đến cho chúng một ý nghĩa, nhưng chúng ta phải dành ra thời gian và không gian cần thiết để suy ngẫm về những biến cố này”, vị linh mục nói như thế. ..
Phép lạ bánh hóa nhiều là phép lạ được cả bốn tác giả Tin Mừng cùng thuật lại: một lần do thánh Máccô (6,30-44), thánh Luca (9,12-17) và thánh Gioan (6,1-13), hai lần do thánh Mathêu (Mt 14,13-21 và 15,32-38). Điều đó như muốn nói lên một sự thật: bánh và cá hóa nhiều là một phép lạ được kiểm chứng xác thực và việc cứu đói cũng cần chẳng kém gì cứu rỗi, vì có thực mới vực được đạo.
Thánh Matthêu, Máccô và Luca đều nói trống: “Ở đây chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá” (Mt 14,7; Lc 9,13), còn theo thánh Gioan thì thánh Anrê xác định: “Ở đây có một em bé và năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá” (Ga 6,9), để trả lại cho sự công bằng cho tâm hồn bé nhỏ và sửa lại nhận định “Không kể đàn bà và trẻ con” (Mt 14,21). Trẻ con đã mau mắn dâng tấm bánh cho Chúa, còn người lớn phải chăng đã giấu nhẹm? Khi đi đâu, các bà các cô thường đem theo đồ ăn thức uống phòng hờ, lại có cả dầu gió và ô dù nữa. Thế mà không thấy ai đóng góp gì hay là giữ xài riêng? Các ông thì khỏi nói: “hoặc là ăn không ngồi rồi”, hoặc là “được ăn, được nói, được bỏ gói xách về”, mà đâu có ít người: những năm ngàn, bốn ngàn.
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm A
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống muôn đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ”. (Ga. 3,16-18)
Trong một vài sự kiện thể thao trên truyền hình nước ngoài, chúng ta thường thấy một số người giơ cao biểu ngữ hoặc in trên áo câu Lời Chúa trích trong Gioan 3,16: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một…”
Hôm nay, chúng ta nghe câu này trong Phúc Âm Thánh lễ kính Chúa Ba Ngôi. Đó là một Tin Mừng. và Tin Mừng này làm cho chúng ta phấn khởi vui tươi…
Đôi khi tôi ngồi chiêm nghiệm thế gian và nhìn vào chính tôi. Tôi thấy thế giới này không phải là một nơi hoàn hảo và con người tôi cũng chẳng hoàn thiện chút nào. Thế mà, tại sao “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con của Người” cho chúng ta. Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, để làm cho đời ta vất vả khổ sở hơn, hay để “kìm kẹp”, thử thách ta. ..
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Năm A
Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga. 20,21-23)
Vào chiều Chúa Nhật Phục Sinh, tức là khoảng 48 giờ sau khi Chúa Giêsu chết trên Thánh giá.
Chúa sống lại và đã hiện ra với các tông đồ trong một căn phòng đóng kín cửa. Quà tặng đầu tiên Ngài ban cho các ông là sự bình an. Quà tặng kế tiếp là lòng thứ tha.
Các tông đồ cần sự tha thứ - tha cho các ông những điều các ông đã làm Chúa buồn, những điều các ông gây ra cho nhau.
Đoạn văn này cho ta thấy lòng nhân hậu của Chúa, tình yêu của Người và cách Người đối xử với ta khi ta hư hỏng và tội lỗi.
Tôi là kẻ tội lỗi và trong sâu thẳm tôi biết rõ mình hơn ai hết. Nhưng Chúa vẫn đến với tôi với lời chúc bình an và tha thứ.
Những lời Chúa nói với các tông đồ hôm xưa – như đang nói với tôi hôm nay.
Giờ đây tôi phải làm gì khi nghe những lời này?
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên – Năm A
“Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. (xem Mt. 28,16-20)
Tin Mừng Mát-thêu được khởi đầu bằng câu chuyện một Hài nhi giáng sinh, được gọi là Emmanuel – “Thiên Chúa Ở CÙNG chúng ta”.
Và bài đọc trong lễ Thăng Thiên hôm nay, Thánh Mát-thêu đã kết thúc Tin Mừng của ngài với sự kiện Chúa Giêsu “chia tay” các tông đồ bằng việc đến gần và hứa với các ông: “Thầy Ở CÙNG anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Những lời cuối của Tin Mừng Mát-thêu này, một lần nữa nhắc nhớ tôi rằng, Chúa luôn Ở CÙNG để an ủi, bảo vệ, nâng đỡ, chữa lành, bổ sức và ban bình an cho tôi.
“Về trời” của Ngài chỉ là cách thay đổi sự hiện diện, chứ Ngài vẫn đang Ở CÙNG tôi.
Vì vậy, đi đâu, làm gì, hãy hỏi Ngài: “Chúa muốn con làm gì? Đâu là đường con phải đi?”
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm A - TIN MỪNG VỀ SỰ CHẾT
”Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở… Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó…” (Ga. 14,1-12)
Trước đoạn văn trên, trong câu Ga. 13,33, Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy chỉ còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi”. Ngài ám chỉ Ngài sẽ phải chết.
Nghe vậy các môn đệ buồn bã. Nhưng Chúa Giê-su nói với các ông, đây không phải là tin buồn, mà là một tin mừng!
Vì Ngài trở về cùng Cha.
Nhà Cha Ngài có nhiều chỗ cho anh em.
Đó cũng là nhà của anh em. Ngài sẽ trở lại và mang anh em về ở với Ngài.
Anh em sẽ được gặp Cha Ngài.
Tất cả anh em sẽ ở cùng nhau và định cư ở đó mãi mãi.
Đó là một cách nhìn khác về sự chết, phải không?..
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm A
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga. 10,11)
Không ai phải dạy một người mẹ phải yêu con thế nào?
Bà ta không cần phải học điều ấy. Tình mẫu tử ở trong lòng bà.
Cũng vậy tình yêu lôi kéo đứa con đến với mẹ, cho dù nó mới được vài ngày tuổi. Chẳng phải huấn luyện nó điều ấy.
Hình ảnh trên có thể giúp chúng ta nhận thức được tình yêu Chúa dành cho chúng ta không đòi điều kiện nào. Nơi Chúa có một mãnh lực để làm điều đó. Nó tự có nơi Chúa như tình yêu của người mẹ hướng đến con cái có tự nơi bà.
Thiên Chúa sáng tạo nên chúng ta. Và Ngài dựng nên chúng ta giống họa ảnh Ngài. Thiên Chúa được lôi kéo đến với con người.
Và ngược lại
Chúng ta cũng được lôi kéo đến Thiên Chúa.
Tình yêu đích thực cần hai chiều.
..
Khởi đầu Năm Mới anh chị em hãy nhớ: Thiên Chúa là Đấng Trung Tín, Ngài chăm sóc chúng ta như mẹ hiền nuôi dưỡng và chăm sóc đàn con.
Đừng ai huênh hoang vì làm chủ được sức khỏe, tiền tài, danh vọng cũng như hạnh phúc của mình. Tất cả những điều ấy, nay còn mai mất theo thời gian. Trái lại, những gì ta mong, ta chờ, và ta cầu chúc cho nhau chỉ thực sự thành sự và viên mãn trong Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã gìn giữ để chúng ta có sức khỏe học tập, làm việc.
Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta để bằng tài năng Thiên Chúa ban, chúng ta sinh lợi nhiều nhất có thể, để chúng ta góp phần vào công trình sáng tạo của Ngài...
Truyền thuyết nói rằng, các mục đồng đã lặp lại lời thiên thần ca mừng Hài Nhi Giêsu sinh ra, nhiều năm sau đó. Họ gọi đó là bài “Gloria in Excelcis!”, Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời!
Vào giữa những năm 1800, những lời này được viết thành nhạc, dựa trên một bài ca Giáng Sinh của Pháp, “Đêm thanh nghe tiếng hát của Thiên Thần”. Và vào năm 1860, Đức Cha James Chadwick (1813-1882) đã viết lời tiếng Anh cho bài hát này.
Một truyền thuyết khác cho rằng Đức Giáo Hoàng Telesphorus vào năm 129 đã ra lệnh hát điệp khúc Gloria vào dịp kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra hằng năm. Điều này đã làm cho bài hát Giáng sinh được nhiều người biết đến như ngày nay.
Lạy Thiên Chúa Toàn Năng là Đấng Khôn Ngoan, Ngài đã tạo thành muôn vật bằng quyền năng và tình yêu, xin đến để dạy dỗ chúng con theo đường lối khôn ngoan của Ngài!..
Sống Mùa Vọng - Ngày 23.12.2013 - Thứ Hai sau Chúa Nhật IV Mùa Vọng
Tưởng nhớ
Những ngày từ Giáng Sinh đến Tết, chúng ta thường nhớ đến những người đã khuất.
Với những người vừa mất trong năm, chúng ta sẽ nghĩ rằng: “Đây là Giáng Sinh (Tết) đầu tiên mà không có người ấy”.
Với những người chết đã lâu, chúng ta cũng nhớ đến họ cách này cách khác trong dịp này.
Chúng ta cũng hay nghĩ đến thuở ấu thơ, thời niên thiếu với những niềm vui của lễ Giáng Sinh, những ngày xuân bên gia đình.
Cũng vậy, ta hãy tưởng tượng Đức Mẹ và Chúa Giêsu mỗi khi mừng đại lễ của người Do Thái mà không có Thánh Giuse. Họ sẽ nhớ đến những lần mừng lễ thật vui, thật đầm ấm khi có ngài. Trong những ngày này, chắc chắn Mẹ Maria sẽ rất nhớ người bạn đời của mình, người mà Mẹ rất yêu quý. Và Chúa Giêsu, cũng rất nhớ người cha đáng kính của mình...
Sống Mùa Vọng - Ngày 22/12/2013 – Chúa Nhật IV Mùa Vọng
Tại sao tôi làm những việc này?
… Cô ấy sống một mình, như nhiều người khác. Và cô cảm thấy có một cái gì đặc biệt vào Mùa Giáng Sinh, nhiều người cũng cảm thấy như vậy.
Đang khi trang hoàng cây Giáng Sinh, cô bắt đầu tự tranh luận, một cuộc tranh luận mà cô vẫn thường nghĩ đến vài lần, trước những ngày Giáng Sinh trước đây. “Tại sao tôi làm những việc này? Không ai xem, và không ai cần nó cả”.
Và cô nghe tiếng lòng trả lời: “Mình phải làm điều này. Không phải để cho người khác nhìn, nhưng để nhắc nhở chính mình rằng niềm hy vọng là có thật - không chỉ bằng lời nói, giấc mơ. Mà là sự thật. Đức Giêsu đã đến thật trong thế gian. Vì vậy, mình phải có một cây Noel thật, phải trang hoàng nó, phải mua những món quà thật, đi Lễ nửa đêm, và có một bữa ăn tối Giáng Sinh thật sự.
Đây là cách mình giữ hy vọng có thật và sống mãi”...
Sống Mùa Vọng - Ngày 21/12/2013 – Thứ 7 sau Chúa Nhật III Mùa Vọng
‘Adeste Fidelis”
Là tên một bài hát Giáng Sinh phổ biến (“ O Come, All Ye Fiathfull) thường được cho là của Thánh Bonaventura, nhưng thực ra là của một tín hữu Công giáo ở Anh quốc.
Ông là John Francis Wade (1711-1786), một nhạc sĩ sống bằng nghề dạy và viết nhạc. Ông sáng tác nhạc phẩm “Adeste Fidelis” này vào năm 32 tuổi.
Khi người Công giáo bị “cuộc nổi loạn Jacobean” bách hại, ông trốn sang Pháp sinh sống và qua đời năm 75 tuổi.
Bài hát này thường được dùng trong các nghi thức Chúc phúc và trong mùa Giáng Sinh ở Pháp và Anh...
Sống Mùa Vọng - Ngày 20/12/2013 – Thứ 6 sau Chúa Nhật III Mùa Vọng
Thành phố Bêlem
Thành phố Bêlem đóng một vai trò tên tuổi trong Cựu Ước. Rachel vợ của Giacob, được biết đã chết trên đường đến Bêlem. Thành phố đã xảy ra câu chuyện tình yêu của ông Boaz và bà Ruth, cháu của vua Đa-vít.
Nhưng ngày nay, với người Kitô giáo, Bêlem được biết đến là nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ở khoảng 5 dặm về phía Nam Giêrusalem, Bêlem đã một thời là nơi cư trú của Maria và Giuse (xuất thân từ nhà Đa-vít).
Tiếng Do Thái, Bethlehem có nghĩa là “ngôi nhà lúa gạo” (ở đó có nhiều cánh đồng), các sử gia cho rằng nó bắt nguồn từ Lahama, thần sinh sản của Canaan. Bêlem cũng được gọi là Épratha (có nghĩa là phong phú, phì nhiêu)...
Sống Mùa Vọng - Ngày 19/12/2013 – Thứ 5 sau Chúa Nhật III Mùa Vọng
Cha của Thánh Gioan Baotixita
Giacaria là một trong 18.000 tư tế Do Thái ở Palestin vào thời Chúa Giêsu. Họ chia thành 24 nhóm, mỗi nhóm 750 người. Một năm hai lần, mỗi nhóm đến đền thờ Giêrusalem để phục vụ một tuần. Họ bắt thăm để chọn người phục vụ đền thờ trong suốt tuần đó. Những ai được chọn sẽ không phải làm gì khác ngoài việc phục vụ đền thờ.
Mỗi buổi sáng, bốn lá thăm được chọn để quyết định ai là người phụ trách bốn công việc của bàn thờ. Kế đến buổi chiều, lá thăm thứ năm quyết định người sẽ vào Thánh Điện để dâng hương ban chiều. Quyền ưu tiên đặc biệt này thường chỉ đến một lần trong cuộc đời.
Theo trình thuật thánh Luca, khi lá thăm buổi chiều được công bố, Giacaria được chọn vào Đền Thánh để dâng hương ban chiều. Nơi đó, thiên thần đã hiện ra với ông để loan báo về việc sinh thánh Gioan...
Sống Mùa Vọng - Ngày 18/12/2013 – Thứ 4 sau Chúa Nhật III Mùa Vọng
Các thiên thần
Các thiên thần có một vai trò quan trọng trong biến cố Chúa Giáng Sinh (theo Phúc Âm thánh Matthêu và thánh Luca).
Theo truyền thống Do Thái, người ta rất tin tưởng vào thiên thần và xem thiên thần như chứng thực cho sự hiện diện của Thiên Chúa.
Truyền thống Do Thái lưu giữ niềm tin mạnh mẽ vào các thiên thần (ca đoàn thiên thần). Tuy nhiên, trong Kinh Thánh chỉ nhắc đến tên ba vị thiên thần: Raphael, Gabriel và Micae. Riêng trong Tân Ước, thiên thần chỉ xuất hiện và nói trong trình thuật về thời thơ ấu của Chúa và tại ngôi mồ trống khi Chúa Phục sinh...
Sống Mùa Vọng - Ngày 17/12/2013 – Thứ 3 sau Chúa Nhật III Mùa Vọng
Điệp Ca Tin Mừng Mùa Vọng
Bảy ngày cuối cùng của Mùa Vọng, Giáo Hội vẫn có truyền thống đọc những Điệp ca Tin Mừng dưới đây vào buổi Kinh Chiều. Mỗi điệp ca đều được bắt đầu bằng từ “Lạy” nên còn gọi là “Điệp ca Lạy” (O Antiphons).
Từ hôm nay đến Lễ Giáng Sinh, mỗi tối chúng ta có thể dùng các Điệp ca này để cầu nguyện.
Ngày 17-12: Lạy Ngôi Lời khôn ngoan thượng trí, phát xuất từ miệng Ðấng Tối Cao, Ngài điều khiển mọi nơi và an bài mọi sự, mạnh mẽ nhưng dịu dàng. Xin đến mà chỉ dạy đường cứu độ chúng con...