Phải lòng nhau
Có bao giờ bạn nghe thành ngữ “tình yêu sét đánh” chưa? Một thí dụ như trong phim Titanic. Đây là phim nói về một tình yêu nhiều người biết. Câu chuyện tình xảy ra trên con tàu Titanic nổi tiếng.
Trong phim có một người con trai và một người con gái gặp nhau lần đầu tiên. Tên họ là Jack và Rose. Một hôm, Jack thấy Rose đứng trên boong tàu. Mặt anh biến sắc. Anh thấy cô quá đẹp. Rose cũng nhìn thấy Jack. Có một cái gì đó xảy ra giữa họ - một mối liên kết. Họ phải gặp nhau. Họ đã yêu nhau từ lâu.
Yêu từ cái nhìn đầu tiên thường hay xảy ra trong phim ảnh và sách báo. Một số người bảo nó có thể xảy ra trong đời thường. Có hay không? Tình yêu sét đánh có phải là một tình yêu thật sự? Cái gì làm cho người ta muốn có một tương quan với một người khác biệt? Hôm nay, chúng ta nói đến khoa học về sự phải lòng nhau. Điều gì làm cho chúng ta cảm thấy gần gũi với người khác?
Việc phải lòng nhau có thể được xem như một điều huyền bí. Cảm giác mạnh tăng triển, đôi khi rất nhanh chóng. Tại sao? Các nhà khoa học và các chuyên gia nghiên cứu về tình yêu và lực hấp dẫn – cái cảm giác làm cho người ta muốn gần gũi với một người khác hơn nữa. Họ nghiên cứu sự thay đổi trên một cơ thể con người khi người đó cảm nhận tình yêu.
Cấp độ hoóc-môn là điều mà các nhà khoa học quan tâm. Hoóc-môn là những chất trong cơ thể ảnh hưởng đến cách hành xử và tình cảm của chúng ta. Các nhà khoa học đã tìm thấy những hoóc-môn đặc biệt trong cơ thể một người đang yêu. Những chất này làm cho họ thấy năng động hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, cùng một thời điểm đó, nhiều hoóc-môn khác cũng xuất hiện. Những chất này tạo cho người ta một cảm giác hạnh phúc và gần gũi như đã có một tương quan thân thiết lâu lắm rồi.
Có nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn đến việc tại sao người ta yêu nhau và yêu như thế nào. Như Jack và Rose trên con tàu Titanic, nhiều người cũng đã có trải nghiệm “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Họ không chọn để bị lôi cuốn. Vậy thì nó là cái gì mà theo khoa học làm cho bất cứ hai người nào đó có tương quan gần gũi với nhau hơn?
Tiến sĩ Arthur Aron đã tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề này. Ông nghiên cứu những tương quan giữa con người với nhau. Ông muốn tìm hiểu xem có tính khoa học hay không trong việc con người cảm thấy một sự liên kết tình cảm với một người khác. Tiến sĩ Aron tạo một bản gồm 36 câu hỏi. Ông thiết kế những câu hỏi theo một cách đặc biệt.
Ông làm cho chúng tạo nên một sự gần gũi giữa những người đặt câu hỏi. Tiến sĩ Aron chọn hai người cùng lúc cho cuộc thử nghiệm. Họ chưa biết gì về nhau. Ông để họ ngồi với nhau trong một căn phòng. Họ thay phiên nhau hỏi và trả lời tiến sĩ lần lượt 36 câu hỏi đó. Một số câu hỏi như sau:
“Lần cuối cùng bạn hát một mình là khi nào? Lần cuối bạn hát cho một người khác nghe là khi nào?”
“Kể ra ba điều mà bạn và người mà bạn cùng trò chuyện có chung một ý tưởng cùng một lúc”.
“Ký ức tệ nhất của bạn là gì?”
“Hãy nói với người bạn đang nói chuyện bạn thích ở họ điều gì, một cách chân thành. Hãy nói những điều mà có lẽ bạn sẽ không nói với một ai mới gặp”.
“Nếu bạn chết trong ngày hôm nay mà không có điều kiện để gặp gỡ bất cứ ai, bạn thấy ân hận vì đã không nói được điều gì nhất? Tại sao bạn chưa nói điều này với họ?”
Hai người nói chuyện với nhau gần một tiếng đồng hồ. Họ ghi ra những kinh nghiệm. Họ trả lời những câu hỏi về việc họ cảm thấy gần gũi nhau như thế nào. Những người trong cuộc nghiên cứu cho biết tương quan của họ và người mà họ nói chuyện thật là thân thiện. Chỉ sau một giờ, mà họ thấy tương quan gần như ở mức trung bình.
Từ cuộc nghiên cứu này, tiến sĩ Aron nhận ra rằng những tương quan sẽ phát triển nhanh chóng khi người ta chia sẻ với nhau nhiều hơn. Những câu hỏi cá nhân và bình đẳng. Những câu hỏi dần phức tạp hơn. Tiến sĩ nói, chính điều này tạo nên tương quan thân thiện. Tiến sĩ Aron còn tìm ra rằng, thậm chí cuộc nghiên cứu còn tạo nên tương quan lâu dài trong thế giới thực. Nhiều người nói chuyện với nhau tiếp tục gặp gỡ và làm nhiều việc chung với nhau. Nhưng liệu cuộc nghiên cứu này có tạo nên mối thân thiện thực sự không? Tiến sĩ Aron trả lời trên một bài báo về vấn đề này như sau:
“Chúng tôi nghĩ rằng mối thân thiện nảy sinh từ cuộc nghiên cứu cũng giống như sự thân thiện có trong tương quan tự nhiên, nó phát triển với thời gian. Nhưng dường như những câu hỏi không tạo ra sự trung thành, lệ thuộc, hứa hẹn hay những tính chất quan trọng của một mối tương giao. Những phẩm chất này có thể phát triển lâu dài hơn”.
Như vậy, những câu hỏi của Aron không thật sự giúp con người có tương quan. Nhưng chúng cho thấy những cuộc đối thoại làm cho người ta cảm thấy gần gũi với nhau hơn.
Mandy Ien Catron muốn thử nghiệm lý thuyết của Aron. Catron là một người viết cho báo New York Times. Cô thử nghiệm 36 câu hỏi của Aron. Cô gặp một người đàn ông trong một nhà hàng. Họ hỏi nhau những câu hỏi của Aron. Catron để ý thấy rằng họ nói về những vấn đề riêng tư rất nhanh chóng. Việc bàn thảo đã làm cho Catron gần gũi với anh một cách dễ dàng. Cô cho biết rằng cảm nghiệm đó thật là tốt:
“Điều tôi thích ở cuộc nghiên cứu này là nó cho thấy ý tưởng căn bản tình yêu là một hoạt động. Nó cho thấy những vấn đề của người chúng ta tiếp chuyện cũng là vấn đề của chúng ta”.
Catron đã yêu người đàn ông cô tiếp chuyện trong cuộc thử nghiệm. Và cô biết điều này không xảy ra với nhiều người. Hầu hết với nhiều người, để hình thành một tương giao thân thiện cần phải có thời gian và năng động. Những mối tương giao cũng rất phức tạp. Khoa học cho thấy rằng, có nhiều việc ảnh hưởng lên nguyên nhân và người mà chúng ta hấp dẫn họ. Nhưng điều quan trọng là nghiên cứu của Aron cho thấy, tương quan là học cách để ngày càng gần gũi nhau hơn. Sue Johnson có viết một tác phẩm mang tên “Cảm giác tình yêu”. Đề cập đến khía cạnh khoa học của các tương quan tình yêu. Cô nói với tờ Huffington Post:
“Thật là kinh khủng khi chúng ta định nghĩa tình yêu là một bí ẩn lớn. Chúng ta cần phải biết về nó. Chúng ta cần phải biết nó như thế nào”.
Còn bạn thì sao? Bạn có cho tình yêu là một hoạt động không? Bạn đã từng yêu ai chưa? Đó có phải là tình yêu sét đánh không? Hay bạn đã từng bỏ thời giờ để tạo cho mình một cảm giác gần gũi? Hãy cho chúng tôi biết những suy nghĩ của bạn.
“Falling in love” / Spotlight English
Maria Trần Thị Kim Danh, STMTY chuyển ngữ
|