Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Những điều cần biết khi trẻ được tiêm vắc xin phòng COVID-19



 
Trên thế giới, vắc xin phòng COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa cho đối tượng trẻ em hiện nay là vắc xin Pfizer-BioNTech. Viện Pasteur TP.HCM cũng đã có văn bản thống nhất kế hoạch tiêm chủng của Thành phố và việc sử dụng vắc xin Comirnaty (Pfizer) trong tiêm chủng cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo quy định Bộ Y tế, ưu tiên trước trẻ 16-17 tuổi. Trước đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra hướng dẫn về việc tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech cho người từ 12 tuổi trở lên với những điều cần biết như sau:
Trước khi tiêm vắc xin
Trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị trước tinh thần cho trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ trước khi đến buổi tiêm về những gì sẽ xảy ra. Bên cạnh đó cũng như tất cả các loại vắc xin khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm. Do đó, cần nói với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc.
Trong khi tiêm vắc xin
Theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo vắc xin Pfizer-BioNTech được chỉ định cho mọi người từ 12 tuổi trở lên để giúp bảo vệ chống lại COVID-19. Vắc xin phòng COVID-19 là an toàn và hiệu quả nên trẻ sẽ không thể mắc bệnh COVID-19 từ vắc xin, trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc-xin Pfizer-BioNTech. Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên là 3 tuần với liều lượng vắc xin nhận được ở trẻ giống như ở người lớn. Trong cùng một lần tiêm hoặc không cần đợi 14 ngày giữa các lần tiêm ngừa, trẻ có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 cùng các loại vắc xin khác. Trong suốt quá trình tiêm, phụ huynh cần an ủi trẻ. Ngoài ra, để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, trẻ nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm và trong 15 phút sau khi tiêm vắc xin.
Sau khi tiêm vắc xin
Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15–30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.
Trẻ có thể bị một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp như:
-Tại vị trí tiêm: Đau, đỏ, sưng
-Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn
Qua đó, CDC Hoa Kỳ đã đưa ra một số cách giảm tác dụng phụ thông qua việc trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng. Nếu trẻ có bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào sau khi được tiêm phòng. Phụ huynh có thể dùng những loại thuốc này để giảm bớt tác dụng phụ ở trẻ nếu không có chống chỉ định nào khác. Ngoài ra, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, để giảm khó chịu do sốt, hãy cho trẻ uống nhiều nước và ăn mặc thoáng. Đặc biệt, theo dõi trẻ nếu thấy có vết đỏ hoặc vết thương nơi tiêm trở nên nặng hơn sau 24 giờ hoặc nếu các tác dụng phụ ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng hoặc dường như không biến mất sau một vài ngày thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Cần có thời gian để cơ thể trẻ xây dựng sự bảo vệ sau khi tiêm phòng. Mọi người được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNTech. Tuy nhiên bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, vẫn rất cần tuân thủ 5K để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
 
Bá Trình, Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
Nguồn:
 


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

7+ Dấu Hiệu Bạn Đang Bị Stress (22/10/2021)

Việc học online và vấn đề giáo dục con cái (14/10/2021)

Mục vụ thời Covid-19 (1/10/2021)

Đừng sợ đối diện với thách đố (24/9/2021)

5 cách để giúp đỡ một người bạn đang đau khổ (11/9/2021)

Sức khoẻ tinh thần (26/8/2021)

Tình Chúa tình người nơi tuyến đầu (19/8/2021)

Gởi người bạn tu sĩ trẻ lên đường đi vào tâm dịch (13/8/2021)

Những thói quen xấu thường mắc khi ở nhà mùa dịch khiến sức khỏe đi xuống (6/8/2021)

25 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ phải dạy con (23/7/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn