Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Các bí quyết của một hôn nhân hạnh phúc: Bí quyết của tuổi tác và thời gian


 
Hình: Ông bà John và Amelia Rocchio năm 2005 của Stew Milne / AP
Điều duy nhất không thay đổi trong cuộc hôn nhân của anh chị là chính hai anh chị và điều vẫn không ngừng thay đổi là con người và tương giao đôi lứa của anh chị.
1.

Danh tiếng của John và Amelia Rocchio được nổi lên trên mặt báo chí khi họ mừng kỉ niệm hôn phối được tám mươi hai năm. Ông bà sống tại thành phố Providence, Rhode Island. Ông 101 tuổi, và bà 99 tuổi. Lúc đó, họ mừng lễ kỉ niệm hôn phối như là một đôi vợ chồng kết hôn lâu năm nhất ở Hoa Kỳ. Khi được hỏi đâu là bí quyết sống thọ như thế, John trả lời “sự kiên nhẫn”.
Nói một lời vắn gọn như thế là John đã nắm được bí quyết của tuổi tác và thời gian.
Bạn thử hình dung tất cả năm tháng tuổi tác và các giai đoạn cuộc đời họ đã sống và đi qua. Sau đây chỉ đưa ra vài điểm mốc thời gian:
Thời của hẹn hò sôi nổi, ve vãn tán tỉnh, run rẩy tỏ tình, rồi hẹn ước.
Giai đoạn bắt đầu ổn định một cuộc sống chung mới mẻ của đôi vợ chồng.
Chuyển tiếp đến thời một cuộc sống gia đình với con thơ dại.
Khi con cái bắt đầu lớn khôn sắp đến tuổi thành niên, cha mẹ chuyển vai trò từ là người bảo vệ sự sống con cái sang thành là người thầy hướng dẫn dạy dỗ.
Đến thời kì hai người trở lại khám phá nhau như bạn hữu, khi tổ ấm gia đình nên vắng vẻ hơn, John và Amelia bây giờ lại chỉ có nhau.
Giai đoạn lão niên, chào đón và mừng các thành viên cháu chắt nội ngoại.
Thời của vấn đề sức khỏe, họ ngày càng yếu đi vì tuổi già, phải quan tâm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.
Cuối cùng thời của nghĩa tình bằng hữu giúp nhau chuẩn bị kết thúc cuộc đời trong an bình.
Cuộc sống hôn nhân của họ trải qua nhiều giai đoạn như thế, dễ thấy rằng John và Amelia đã học được ít là hai điều. Thứ nhất, hôn nhân giống như rượu vang vậy, nó phát triển, biến đổi, và chín dần theo thời gian. Và thứ đến là, cuộc sống hôn nhân đòi hỏi ta phải biết kiên nhẫn.
Thuở ban đầu, khi bạn nói “anh sẽ yêu em đến cuối cuộc đời” những lời lẽ ấy thốt ra từ con tim bạn thật dễ dàng và say đắm. Nhưng rồi khi bắt đầu phần đời còn lại bạn nhận thấy theo thời gian người bạn đời của mình bắt đầu thay đổi. Dĩ nhiên, dáng vẻ thể lí thay đổi. Tôi vẫn thấp lùn, nhưng tóc đã rụng dần đi nhiều khoảng từ năm tôi ba lăm tuổi. Anita trước đâu có cưới một anh chàng hói như tôi bây giờ đâu, nhưng cô ta đã kết hôn với một con người sẽ sống cùng với cô không vì mái tóc đẹp bềnh bồng của anh ta như thuở ban đầu.
Chúng ta không chỉ thay đổi về thể xác. Chúng ta còn thay đổi ý muốn và sở thích. Khi còn trẻ tôi từng rất thích bóng chày, nhưng bây giờ không còn quan tâm chút nào đến nó nữa. Lần hẹn hò đầu tiên của chúng tôi là đi xem một trận đấu bóng chày. Bây giờ tôi hầu như thích nhiều thứ khác hơn, nhất là đi ăn ở một trong những nhà hàng chúng tôi ưa thích.
Chúng ta cũng thay đổi cả tâm tính mình nữa. Có thể vợ bạn dần dà đã trở nên dịu dàng đằm thắm hơn xưa, hoặc cô ta có thể trở thành người ngớ ngẩn hay lo âu. Chồng bạn nay có thể mất đi vẻ tươi tắn, tinh anh của thời trai trẻ vì làm việc quá nhiều. Hoặc giả có thể bạn khám phá một ngày thấy người bạn đời của mình là một kẻ nghiện ngập và nàng sẽ phải đương đầu với những cuộc chiến đấu khó khăn mà cả bạn và người bạn đời không hề dự liệu trước.
Làm cha làm mẹ lo nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái cũng sẽ làm bạn thay đổi. Những vấn đề sức khỏe cũng làm bạn thay đổi. Đau khổ sẽ làm bạn thay đổi. Đời sống đức tin sẽ làm bạn thay đổi. Một người bạn thân hay cha mẹ của bạn qua đời sẽ làm bạn thay đổi. Và danh sách những sự việc làm bạn thay đổi còn dài. Bạn sẽ thay đổi. Đó là sự kiện không thể chối cãi. Chính con người bạn sẽ thay đổi, và người bạn đời của bạn cũng thế. Các bạn cũng sẽ có cùng những kinh nghiệm làm thay đổi tương quan hai người như một cặp đôi vợ chồng.
Bạn làm gì để giúp cho hôn nhân của bạn không chỉ tồn tại mà còn triển nở tốt đẹp xuyên qua những đổi thay đó? Sống bí quyết tuổi tác và thời gian. Hay nói vắn tắt như hai vợ chồng nhà Rocchio, biết kiên nhẫn.
Các bạn sẽ cùng nhau trải nghiệm những thay đổi này. Và điều duy nhất không thay đổi là chính hai bạn và sự kiện con người hai bạn và tương quan vợ chồng vẫn không ngừng đang thay đổi. Tiến trình này có thể làm bạn chóng mặt, làm bạn chán nản, và lòng tan vỡ. Thấy người bạn đời mình đang thay đổi từng ngày, có lẽ bạn nhớ đến lời của bài thơ này của Walt Whitman:
Anh tự mâu thuẫn với mình chăng?
Ừ, thôi cũng được, anh tự mâu thuẫn đấy.
Vì trái tim anh mênh mông bao la chứa đựng tất cả.
Tuy nhiên hãy nhớ rằng thay đổi không phải là một điều bạn có thể chọn lựa. Vì sẽ luôn luôn có thay đổi dù bạn muốn hay không. Bạn sẽ thay đổi, người bạn đời sẽ thay đổi, và tương quan vợ chồng bạn từ đó cũng sẽ thay đổi.
Vẫn thường có cám dỗ không quan tâm tới những thay đổi diễn biến từng ngày tháng trong cuộc sống, trong linh hồn, và trong những sự quan trọng ưu tiên lo toan của vợ/chồng bạn. Sau hết, có nhiều lãnh vực khác của cuộc sống sẽ đòi hỏi bạn phải quan tâm, như việc làm, việc nhà cửa, con cái, tiền nong để duy trì cuộc sống gia đình hằng ngày.
Chúng ta có cám dỗ nhiều hơn, là chỉ biết quan tâm đến những thay đổi của mình, những gì mình đang trải qua. Tác giả và là nhà nghiên cứu thị trường, Sheena Iyengar, rất hiểu biết khuynh hướng này, nói rằng: “Tôi biết mình rất hay chú ý bản thân cách chi li. Mỗi khi thức tỉnh tôi nghĩ, cảm thấy, hay làm gì tôi đều biết, và trên cơ sở tự ý thức này tôi có thể nói chắc chắn rằng không ai khác có thể nghĩ, cảm thấy, và làm đúng y như thế … chúng ta thường không nhận thấy được ý nghĩ và hành vi của những người khác cũng phức tạp và phong phú như của ta vậy”.
Thực tế luôn luôn là, bạn và vợ/chồng bạn sẽ thay đổi với thời gian, và tiến trình đó cần phải được quan tâm, chú ý. Mục đích là để vợ chồng chia sẻ kinh nghiệm và cùng thay đổi. Nhưng thực tế cho ta biết điều đó không dễ.
Khi Maureen kết hôn với Ken, cô biết anh vốn nghiện rượu. Tuy nhiên, cô yêu anh và luôn tìm cách giúp anh cai nghiện những lần gặp gỡ hẹn hò. Hơn nữa, cô tin rằng cô cầu nguyện cho anh mỗi ngày và một ngày nào đó Chúa sẽ chữa lành chứng nghiện rượu của anh.
Trong mười lăm năm, trong khi nuôi dạy bốn đứa con, Maureen kiên trì cầu nguyện cho Ken thắng được tật nghiện rượu. Cô dần quen với việc lo toan cho cuộc sống và gia đình mà không cần Ken hỗ trợ hết mình và thiết thực. Điều đáng nói là hôn nhân của họ dù vất vả nhưng vẫn tồn tại qua hoàn cảnh nghiện ngập của Ken.
Sau cùng, sau ngày kỉ niệm mười lăm năm hôn phối, Ken bày tỏ ước muốn từ bỏ dứt khoát việc uống rượu và cai nghiện. Maureen rất mừng và hạnh phúc được nghe tin ấy từ miệng anh.
Không như những cố gắng trước đó, lần này Ken đã giữ lời hứa. Anh đã tìm được sự giúp đỡ, anh gặp được một nhà tham vấn và thường xuyên tham dự những buổi trị liệu của Hiệp hội những người Nghiện rượu Vô danh (Alcoholics Anonymous – A.A.), và nhờ ơn Chúa giúp anh dần được hồi phục. Trong suốt năm đầu tiên cai rượu, con cái anh quen dần với một người cha ngày càng kiên định hơn. Cuộc sống gia đình bắt đầu khởi sắc.
Nhưng Maureen thì không quen được với điều đó. Mười tám tháng sau cai nghiện thành công, anh và Maureen li hôn. Nói vắn tắt, cô ấy đã từng biết hẹn hò, kết hôn, và sống chung với một người đàn ông nghiện. Nhưng cô lại không thể nghĩ tưởng được làm sao có thể kết hôn với một người lành mạnh. Ken đã thay đổi. Maureen thì không.
⁂ ⁂ ⁂
2.
Thay đổi là một chuyện khó. Khi ân sủng Chúa hoạt động làm thay đổi một người, thì tiến trình thậm chí trở nên khó khăn hơn. Flannery O”Connor nói rất đúng và khôn ngoan: “Toàn thể bản tính tự nhiên của con người ta quyết liệt kháng cự lại ân sủng, bởi vì ân sủng biến đổi chúng ta, mà thay đổi thì làm ta đau đớn”.
Vậy bạn đón lấy sự thay đổi ấy như thế nào, thay đổi sẽ xảy ra nơi mỗi người trong các bạn và trong cuộc hôn nhân của các bạn, nhất là khi thay đổi ấy là đau đớn?
Cùng nhau thay đổi đòi hỏi sự can đảm và kiên nhẫn. Sự đón nhận và ân sủng phải có trước. Nhưng xin nhớ cho rằng người bạn đời của bạn đang thay đổi, và bạn cũng như thế. Đây là con đường hai chiều, và trên đó người ta cùng đi với nhau. Khi một đôi nào đó nói với tôi rằng họ đã tiến bộ “cách riêng rẽ”, tôi biết ngay rằng họ đã không thay đổi cùng nhau. Hai người đã không có sống sự kiên nhẫn. Đòi hỏi thì nhiều, mà ân sủng thì đã lìa xa.
Kiên nhẫn có nguồn gốc từ chính Chúa Thánh Thần. Và bạn bắt đầu sống trong Chúa Thánh Thần từ lúc bạn được rửa tội. Giáo hội sơ khai trong thế kỉ đầu tiên, người nam và người nữ cởi trần trụi khi bước xuống giếng nước rửa tội, điều đó tượng trưng cho việc người ta cởi bỏ con người cũ. Khi bước lên từ giếng rửa tội họ mặc một tấm áo trắng tinh, biểu trưng cho con người mới trong Đức Kitô. Khi bạn đang trở thành bản-sao-tốt-nhất của chính mình là bạn mặc chiếc áo kiên nhẫn. Điều đó chỉ có thể làm được khi bạn mặc lấy Đức Kitô bởi phép rửa tội.
Kiên nhẫn có nghĩa là học cho biết nhẫn nại với người khác, thậm chí đến mức tha thứ. Nói cách khác, chính vì Thiên Chúa kiên nhẫn với bạn và với những thất bại của bạn, nên Ngài cũng muốn bạn kiên nhẫn đối với người bạn đời của bạn. Các bạn phải biết chịu đựng lẫn nhau cả khi có những khuyết điểm và thất bại rõ ràng trước mắt.
Xem ví dụ về ông Simon Phêrô có lẽ là một điểm khởi đầu tốt. Hãy nghĩ đến mối quan hệ của Đức Giêsu với người đàn ông này, kẻ sẽ trở thành thánh Phêrô. Chỉ cần nhìn vào mối quan hệ này thôi, chúng ta đã thấy Đức Giêsu kiên nhẫn như thế nào. Chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu thương và tha thứ cho nhau liên kết làm một. Chúng ta nhớ lại:
1) Chúa Giêsu gọi Phêrô bỏ nghề lưới cá và “đi theo” Người để làm cho ông trở thành kẻ lưới người. Phêrô vâng theo Đức Giêsu tức thì. (Mc 1,16-20)
2) Phêrô đã chứng kiến Đức Giêsu chữa bà mẹ vợ ông lành bệnh. (Mc 1,29-31)
3) Phêrô đích thân chứng kiến đời sống phi thường của Đức Giêsu, Người đã chữa lành bệnh tật, làm phép lạ nuôi đám đông dân chúng, giảng dạy dân chúng, trách mắng những người Biệt phái. Đức Giêsu thường xuyên dành thời gian và sức lực quan trọng để hướng dẫn Phêrô.
4) Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Mêsia khi Người hỏi ông “con bảo Thầy là ai?” Rõ ràng là ông vẫn quan tâm đến và biết rõ Đức Giêsu. Phêrô biết Đức Giêsu là ai. (Mc 8,27-30)
5) Mặc dù Phêrô biết Đức Giêsu là ai, nhưng ông vẫn trách cứ Người vì đã nói với các môn đệ rằng Con Người phải chịu chết và rồi lại phục sinh. Hãy nghe nhé: Phêrô trách cứ Đức Giêsu. Có lẽ ông không hiểu chuyện ấy hoàn toàn như chúng ta tưởng ngài hiểu. Đến lượt Đức Giêsu mắng Phêrô, Người nói “Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy. Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. (Mc 8,31-33)
6) Khi ấy Phêrô chứng kiến Đức Giêsu biến hình trên núi, có Êlia và Môsê hiện ra đàm đạo với Người. Ông đề nghị dựng các cái lều cho các đấng ngụ lại trên núi cao thay vì trở xuống cuộc sống nhân gian. (Mc 9,2-8)
7) Phêrô có mặt lúc Đức Giêsu đi vào thành Giêrusalem, Người thanh tẩy Đền thờ, và dạy những kẻ đi theo Người về sự kiện Người sắp bị giết chết và về thời sau cùng. Ông tham dự bữa ăn sau cùng của Chúa trong căn phòng trên lầu, khi Chúa Giêsu ăn với các môn đệ Người lần cuối cùng. (Mc 14,12-25)
8) Đức Giêsu báo trước với Phêrô ông sẽ chối Thầy. Phêrô bác bỏ lời Người và thậm chí còn nói ông sẽ sẵn sàng chết với Thầy. Đức Giêsu biết chắc Phêrô sẽ không làm được, nhưng Người kiên nhẫn trước những lời khoác lác của ông. (Mc 14,27-31)
9) Đức Giêsu kiên nhẫn với Phêrô cả khi ở trong vườn Giêtsêmani lúc Chúa sắp bị bắt đem đi giết chết. Mặc dù Chúa đã truyền dạy phải tỉnh thức, Phêrô vẫn ngủ thiếp đến nỗi Chúa đã đánh thức ông ba lần. (Mc 14,32-42)
10) Vào thời cuối cùng, Phêrô đã công khai chối Thầy không phải một mà ba lần. (Mc 14,66-72)
11) Cuối cùng, không thấy Phêrô ở đâu cả khi Chúa bị đóng đinh, chết, và mai táng  trong mồ. (Mc 15,33 – 16,8)
Tất cả những điều này muốn nói cái gì? Rất đơn giản: Phêrô là con người thay đổi như con nước thủy triều lúc lên lúc xuống. Ông thay đổi rất nhiều. Như hầu hết tất cả mọi người chúng ta vậy. Phêrô tỏ ra là con người lãnh đạo xứng đáng tuyệt vời. Ông cũng cho thấy con người yếu đuối của mình khi không bảo vệ được Thầy và thậm chí chối Thầy. Ông cho thấy là một người có cái nhìn khôn ngoan và trực giác, hiểu biết Đức Giêsu là ai. Nhưng cũng tỏ ra sự hiểu biết của ông có lỗ hổng rất lớn khi nói với Đức Giêsu rằng Con Người không phải chịu đau khổ và chịu chết. Điều đáng nói là Đức Giêsu vẫn đứng bên ông. Người không từ bỏ Phêrô hoặc không đuổi ông ra khỏi hàng ngũ môn đệ. Người kiên nhẫn với sự thất thường ấy của con người Phêrô. Đức Giêsu trung thành; Người vẫn luôn kiên nhẫn. Luôn luôn, cho tới tận cùng. Vì Thiên Chúa thì kiên nhẫn.
Cho dù Đức Giêsu biết Phêrô sẽ chối Thầy, nhưng Người vẫn đem ông đi theo vào vườn Cây Dầu. Người vẫn kiên nhẫn với Phêrô. Và khi Phêrô ngã gục và dường như tuyệt vọng sau khi chối Chúa Giêsu ba lần, Chúa Giêsu Đấng Phục sinh cũng trở lại đặc biệt hiện ra với ông.
Cho đến tận cùng, Đức Giêsu luôn kiên nhẫn với Phêrô. Và đáng ngạc nhiên hơn hết, Đức Giêsu vẫn tiếp tục đặt ông trong vai trò thủ lãnh các môn đệ Người. Đức Giêsu kiên nhẫn với Phêrô lần này đến lần khác. Cả khi Phêrô có vẻ như đã lạc đường xa nhất, Chúa cũng nói lên lời cuối cùng. Đó là lời tha thứ của ơn cứu chuộc.
Khi Phêrô chùn chân hoặc vấp ngã, Chúa Giêsu vẫn có ở đó. Khi Phêrô trách cứ hoặc chối Chúa Giêsu, Người vẫn yêu thương chịu đựng ông. Và sau cùng, Chúa tha thứ cho Phêrô là biểu hiện cuối cùng của sự kiên nhẫn. Anh chị em hãy yêu thương mà chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau.
Kiên nhẫn với chồng của chị, ngày này đến ngày khác, năm này qua năm khác, không phải là một việc thuộc bản tính nhân loại chúng ta. Kiên nhẫn với vợ của anh khi nàng thay đổi, dù nhỏ hay lớn, đòi hỏi ta rất nhiều. Bạn không thể tự mình làm những việc ấy mà không có Chúa Thánh Thần giúp đỡ. Tuy nhiên, với Thần Khí Chúa, bạn chỉ có thể mỗi ngày một biết kiên nhẫn hơn, chịu đựng và tha thứ những người này trong cuộc sống của bạn. Sẽ xảy ra như vậy. Tại sao ư? Bởi vì Thiên Chúa thì kiên nhẫn, vì Ngài là Tình Yêu. Chính với sự kiên nhẫn lạ lùng mà Chúa đã đối xử với Phêrô, Người cũng đối xử với bạn như vậy.
Thế nhưng, để có thể lớn lên và thay đổi với người bạn đời của bạn, cần có hai điều, là kiên nhẫn và đối thoại. Hãy nhớ lại bí quyết sống có mục đích. Bạn đang giúp cho người bạn đời đi về Quê trời và sống những tính cách Thiên Chúa muốn. “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục” là hoa quả của Thần Khí, theo Thư Galata của thánh Phaolô. Trong Thư Êphêsô 4,1-2, thánh Phaolô nói, “Tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau”. Kiên nhẫn là phần thuộc Nước Thiên Chúa. Thiên Chúa kiên nhẫn, và bạn sẽ lớn lên trong kiên nhẫn nếu bạn đang lớn lên trong Thiên Chúa. Khi bạn tiến triển trong sự nhẫn nại với người bạn đời của mình, anh ấy cô ấy sẽ triển nở sinh nhiều hoa trái. Và kết quả là người ấy sẽ kiên nhẫn hơn với bạn.
Kiên nhẫn giúp chúng ta chịu đựng được những thay đổi. Thật vậy, đức tính ấy cho phép bạn triển nở phong phú xuyên qua những biến động trong cuộc đời, vật đổi sao dời hay con người đổi thay, vì bạn hiểu biết rằng con người của người bạn đời của mình luôn thay đổi và tương quan cũng không ngừng tiến hóa. Mỗi ngày đi qua, tuổi tác tăng dần, các giai đoạn cuộc sống hôn nhân chuyển tiếp, không làm ta sợ hãi nhưng luôn ở trong viễn tượng phía trước của ta. “Lạy Chúa, xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90,12). Kiên nhẫn giúp bạn tích cực nhìn tới những gì sắp tới Chúa sẽ làm, hơn là phật ý vì vợ/chồng mình béo phì hơn một chút hoặc bây giờ nàng/chàng không còn thích cả nhà cuối tuần đi dã ngoại như xưa nữa.
Đối thoại là người chị em họ hàng gần nhất của Kiên nhẫn. Việc chúng ta sống thời gian chất lượng bên nhau trong tình yêu thương được mở ra từ thái độ chú ý lắng nghe người bạn của mình mỗi ngày. Thực sự lắng nghe, bạn sẽ mau chóng thấy rằng tự thân mình sẽ biết vợ/chồng mình cảm nhận như thế nào, đang dần lớn lên và biến đổi ra sao. Bạn sẽ không ngỡ ngàng nhiều vì biết rõ vợ/chồng mình và thấy được những thay đổi ấy đang xảy ra. Và khi bạn biết và có thể tiên liệu những thay đổi, bạn sẽ dễ nhẫn nại hơn nhiều.
Lần kỉ niệm sinh nhật thứ bốn mươi bốn, tôi vào đạo Công giáo. Flannery O”Connor nói với tôi rằng “Anh không gia nhập Giáo hội Công giáo mà anh trở thành người Công giáo”. Vì trước đó tôi phục vụ với tư cách như là mục sư trưởng của một đại giáo đoàn Hội thánh Thệ phản, điều đó dĩ nhiên tạo chấn động làm thay đổi cuộc sống của vợ chồng và gia đình chúng tôi. (Xin xem chi tiết quyết định này được chia sẻ trong quyển sách của tôi Confessions of a Mega Church Pastor: How I discovered the Hidden Treasures of the Catholic Church).
Tuy nhiên, biến cố ấy không tạo ra nhiều xáo động trong cuộc sống hôn nhân của chúng tôi. Trong gần mười lăm năm, tôi đã thường chia sẻ với Anita những nghi vấn, những chiến đấu, những kinh nghiệm, và những suy nghĩ trong đời sống đức tin của tôi. Cô đồng hành với tôi rất ý nghĩa trên con đường đức tin này. Chúng tôi bước đi cùng nhau trên hành trình. Đối thoại đã giúp vợ tôi sẵn sàng dần đón nhận sự kiện quan trọng ấy. Đối thoại tạo kiên nhẫn, và kiên nhẫn chở chúng tôi đi qua một thời kì mới, giai đoạn mới trong mối quan hệ hôn nhân khi tôi cải đạo.
Dĩ nhiên, Anita và tôi bấy giờ chịu nhiều những phê phán, chỉ trích, hiểu lầm bởi những thông tin sai lạc, tin đồn ác cảm. Sau cùng, tôi rời bỏ sứ vụ mục sư ấy được đảm nhận một thời gian dài trong Giáo hội Cải Cách. Một số người không hiểu và không tán thành con đường tôi đã chọn và đang đi. Anita và tôi bình tĩnh đón nhận những điều ra tiếng vào ấy (họ đồn chúng tôi đang li dị, hay tôi đã làm một lầm lỗi gì đó) bởi chúng tôi đã có thói quen trao đổi với nhau mọi chuyện trong hơn hai mươi năm hôn phối đã qua. Bởi vì chúng tôi thường chia sẻ với nhau những cảm xúc, ý nghĩ những lúc chúng tôi nói chuyện tâm tình lâu giờ, cho nên Anita không cảm thấy “sốc” khi tôi quyết định chuyển tiếp, cũng như chúng tôi không lo ngại người khác có thể tác động. Chúng tôi biết sự thật và đã thường xuyên chia sẻ với nhau.
Đàng khác, tôi đã không được thành công giống như vậy trong việc đối thoại để chia sẻ những kinh nghiệm và suy nghĩ với con cái tôi qua thời gian nhiều năm tháng, chuyển biến của tôi đã gây xáo trộn cuộc sống của chúng hơn điều tôi ước muốn. Nếu có thể làm lại, tôi sẽ suy nghĩ trở lại làm thế nào để đối thoại tốt hơn với con cái, vì đối thoại dẫn đến kiên nhẫn. Và kiên nhẫn thì dẫn đến hi vọng. Và hi vọng sẽ thúc đẩy hôn nhân của bạn và các mối quan hệ tiến triển qua những đổi thay và thường thúc đẩy những thay đổi làm phát sinh hoa trái.
Kiên nhẫn và đối thoại sẽ tạo khác biệt giữa sự chín muồi cùng nhau và tiến bộ cá nhân riêng rẽ.
Cuối cùng, trong văn hóa – xã hội ngày nay người ta kết hôn lần đầu tiên khá trễ hơn trước đây. Trung bình, nam kết hôn lúc khoảng ba mươi tuổi hay hơn, và nữ hai mươi bảy hoặc hai mươi  tám. Tôi có ý kiến kiên quyết lội ngược dòng trào lưu này. Theo tôi, khi kết hôn sớm hơn (không phải ở tuổi đang lớn - tuổi teen - mà là khoảng giữa hai mươi và ba mươi tuổi), bạn sẽ ít có những thói quen và kĩ năng đã ăn sâu. Bạn chưa thiết lập đầy đủ một đời sống cá nhân, độc lập của riêng mình. Khi ấy bạn sẽ cởi mở hơn với những thay đổi. Mà hôn nhân thì tạo ra những thay đổi quan trọng.
Kết hôn sớm hơn sẽ giúp hai bạn cùng nhau trưởng thành, với điều kiện chừng nào các bạn nắm được những bí quyết cơ bản của nghĩa tình bằng hữu và sống có mục đích. Trưởng thành dần cùng nhau như một cặp đôi hôn nhân sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn làm cơ sở cho quan hệ của các bạn và cũng sẽ cho phép các bạn kết hợp với nhau sâu sắc hơn trước nhiều mẫu thức khác đã được người ta đúc nên trong cuộc sống. Nói cách khác, nếu kết hôn sớm hơn các bạn sẽ sẵn sàng để cùng nhau thay đổi qua các giai đoạn còn lại của cuộc đời, bởi vì các bạn sẽ phải cùng đón nhận những thay đổi dọc dài hành trình cuộc sống. Một nhà quan sát tinh tế sẽ so sánh sự kiện này với một khởi đầu doanh nghiệp trong đó mọi sự đều mới mẻ, đối diện với việc hợp nhất doanh nghiệp, trong đó hai thực thể đã ổn định lâu năm hợp nhất với nhau cùng với lịch sử, tập tục, và cách hành xử riêng của mỗi bên. Kết hôn trễ tràng sẽ đòi hỏi như khi ta dùng cái búa khí động để khoan bê-tông đã tạo trong cuộc sống, khi bạn muốn điều chỉnh để thích nghi với một con người thứ hai vốn có những tập quán, hành vi và tín ngưỡng đã ăn sâu.
Khi tôi đọc tin về vợ chồng Rocchio mừng lễ kỉ niệm tám mươi hai năm hôn phối, nó làm tôi nhớ đến sự kiện mình đã từng tham dự một lễ kỉ niệm bảy mươi năm hôn phối khác. Tại buổi lễ tiếp tân, tôi nói chuyện với đôi bạn già ấy và hỏi họ đâu là bí quyết để sống cuộc hôn nhân lâu năm như thế. Bà vợ trả lời: “Không một ai trong hai chúng tôi chết cả”.
Có lẽ bà ấy đúng. Hôn nhân bền lâu có thể là chỉ vì người ta sống thọ lâu năm. Sống lâu lên lão làng. Bạn và tôi đều biết rằng kiên nhẫn đã giúp cho đôi vợ chồng này sống hôn nhân họ bền lâu suốt cuộc sống của họ.
Thánh Têrêxa Avila nói rất đúng: Kiên nhẫn hoàn tất mọi sự, nhờ bí quyết tuổi tác và thời gian.
Tác giả: Dr. Allen Hunt
Chuyển ngữ: Louis Tuấn
Trích từ:
 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Cậu bé 5 tuổi dừng bài giảng xin cầu nguyện cho bố đỡ đầu (29/7/2021)

Tuổi già đáng kính trọng: một hồng ân và một mắt xích (Suy tư về Ngày thế giới ông bà và người cao tuổi) (23/7/2021)

5 điều con trẻ học được từ Bà Ngoại (1/6/2021)

Gia đình, mái ấm cho những trái tim bị thương tích (5/5/2021)

10 điều giúp con đón nhận em bé mới (16/4/2021)

Để tha thứ cho nhau trong gia đình đừng quên 9 điều này! (1/4/2021)

Một bà mẹ bận rộn nên có những ưu tiên nào? (12/3/2021)

8 bài học nuôi dạy con từ Thánh Louis và Zelie Martin (3/2/2021)

Rõ khổ với con tuổi thiếu niên? Hãy nhìn gương Thánh Monica! (16/1/2021)

Quà sinh nhật (20/12/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn