Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH – NĂM B
 
 
 
TRONG CÙNG MỘT NHỰA SỐNG
 
 

Thông thường, ai trồng cây cũng mong được ăn quả. Muốn ăn quả cũng phải lắm công phu. Có những ruộng lúa xanh tốt, nhưng chỉ tốt lá, nên chỉ cho ra những bông lúa lép. Có những cây xum xuê cành lá xanh tươi, nhưng đến mùa lại chẳng thấy trái nào. Xanh tốt như thế không phải là thành công, nhưng là thất bại, cành lá chỉ là phụ, hoa trái mới là chính. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu tự ví Ngài là cây nho, còn các môn đệ là nhành…
Mối liên hệ giữa cây nho và cành nho là mối liên hệ sự sống. Cây nho khao khát được ban nhựa sống cho cành, ngược lại, lẽ sống của cành là quay về với cây, là gắn chặt với cây. Gắn chặt với cây để làm gì, nếu không phải là để sinh hoa thơm trái ngọt? Càng gắn chặt với cây, càng nhận được nhiều nhựa sống, thì cành nho lại càng sinh nhiều hoa trái. Sự phong phú của ngành nho tỷ lệ thuận với mức độ kết hợp cùng thân nho. Đức Giêsu nói: “Ai ở lại trong Thầy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”.
Mặt khác, để sai trái, cành nho phải chịu cắt tỉa, như người ta ngắt trụi lá cây mai vào tuần lễ giáp ngày Tết, để cành mai có thể trổ bông rực rỡ trong dịp đầu xuân. Đức Giêsu nói: “Cành nào sinh hoa trái , thì người ta cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn”.
·         Qua bí tích Thanh tẩy, ta trở thành Kitô hữu, trở thành Kitô hữu nghĩa là gắn bó với Chúa, là ở lại trong Chúa, như cành nho ở lại với thân nho. Đức Giêsu nói: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em”. Động từ “ở lại”, có nghĩa là gắn bó, là liên kết chặt chẽ, đến nỗi hai nên một. Td: Cây nho và cành nho. Nhưng cả hai đều là nho! Làm thế nào để có thể ở lại trong Chúa? Ta gắn bó với Chúa, ở lại trong Chúa bằng sự chuyên cần cầu nguyện, đón nhận các bí tích, đặc biệt là việc tuân giữ lời Chúa (x. Ga 14,23). Nhờ sự ở lại trong Chúa đời ta sẽ trổ sinh hoa trái. Đây là điều kiện cốt yếu, vì Đức Giêsu đã nói rõ trong bài Tin Mừng rằng: “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”. Kỳ thực thì không có Chúa, con người ta vẫn có thể làm được nhiều việc. Nhân loại hôm nay đang hãnh diện trước những thành quả của mình trong mọi lãnh vực: hệ thống Internet, người máy thông minh, ngành y học tân tiến, các sản phẩm tiêu dùng ngày nay càng thêm đẹp, thêm công dụng … mọi nỗ lực của con người đã làm cho đời sống kéo dài tuổi thọ hơn, và chất lượng sống tăng cao hơn. Nhiều người nghĩ rằng, không cần Chúa, người ta vẫn có thể sống hạnh phúc. Thế nhưng thực tế lại khác, con người tiến bộ hôm nay đang phải đối diện với rất nhiều nguy cơ hủy diệt sự sống: Từ thảm kịch bệnh Aids, ma túy đến nạn tự tử, bạo hành; từ chiến tranh nghèo đói, đến tham nhũng bất công. Đặc biệt hiện nay, chúng ta đang phải đối phó với hiểm họa biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, môi trường tự nhiên lẫn môi trường luân lý đạo đức.
Hóa ra, mọi nỗ lực nhân trần mà vắng bóng Thiên Chúa đều chỉ có tính cách hời hợt, thiếu nền tảng, chẳng khác nào nhà cao tầng hoành tráng được xây dựng trên nền cát, nó sẽ bị sụp đổ tan tành vì sóng gió bão táp.
Trái lại, sự gắn bó với Chúa, ở lại trong Chúa sẽ trổ sinh hoa trái là Tình yêu, và chính Tình yêu sẽ trở thành ánh sáng chỉ đường, và lực thúc đẩy bên trong, giúp cho những tiến bộ của nhân loại sẽ phục vụ thay vì hủy diệt con người, giúp con người xây dựng nền văn minh của tình thương, thay vì nền văn minh của sự chết chóc.
Cuối cùng, như Đức Giêsu nói trong bài Tin Mừng: “Cành nào sinh hoa trái thì Chúa Cha cắt tỉa, cho nó sinh nhiều hoa trái hơn”. Cành nho muốn sai trái, phải chịu tỉa bớt những cành lá rườm rà. Cũng vậy, tâm hồn con người phải để cho Thiên Chúa cắt tỉa những gì dư thừa, cản trở ơn thánh sinh hoa kết trái. Phải cắt tỉa những ước muốn ích kỷ để chuyên tâm tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa; phải cắt tỉa những hình thức màu mè bên ngoài để đi vào nội tâm sâu lắng bên trong; phải cắt tỉa những phô trương quyền lực để mặc lấy tâm tình đơn sơ khiêm tốn. Cũng có khi Chúa cắt tỉa ta bằng những thất bại ta gặp phải trên đường đời, để ta đừng quá tự tin nơi mình, Chúa cắt tỉa ta bằng những cơn đau yếu bệnh hoạn, để ta nhận ra tính hữu hạnh của những giá trị trần gian; có khi Chúa uốn nắn ta bằng những lời phê bình trỉ trích chua cay của những người xung quanh; Chúa mài giũa ta bằng những hiểu lầm nghi kỵ của người khác. Việc cắt tỉa làm ta xót xa đau đớn, nhưng sẽ đem lại những lợi ích phong phú, cũng như cành nho chịu cắt tỉa, để phát sinh hoa trái dồi dào.
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta biết ở lại trong Chúa qua việc cầu nguyện và tuân giữ Lời Chúa, để đón nhận sự sống nơi Ngài, như cành nho gắn liền với thân nho. Xin Chúa giúp ta có can đảm đón nhận sự cắt tỉa của Chúa, để trổ sinh nhiều hoa trái của Tình yêu như lòng Chúa ước mong.
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Một ngàn con đường để nên thánh (5/5/2021)

Chúa Nhật IV mùa Phục sinh - năm B - Chúa chiên lành (23/4/2021)

Chúa nhật III mùa Phục sinh – năm B - Chứng nhân của Đấng phục sinh (16/4/2021)

Gia đình Công giáo tại Châu Á: Hội thánh tại gia của người nghèo thi hành sứ vụ thương xót (1/4/2021)

Chúa nhật Lễ lá - Năm B (26/3/2021)

Chúa nhật V mùa chay – Năm B - Biện chứng hạt lúa (21/3/2021)

Chúa nhật IV Mùa chay – Năm B - Tình yêu hiến ban (12/3/2021)

Chúa nhật III mùa chay – Năm B - Thanh tẩy đền thờ (7/3/2021)

Chúa Nhật II Mùa chay – Năm B - Chúa biến hình (27/2/2021)

Chúa nhật I Mùa chay – Năm B - Trong sa mạc (17/2/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn