Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT III MÙA CHAY – NĂM B
 
THANH TẨY ĐỀN THỜ
 
 
Một trong những vấn đề lớn của thế giới cũng như của Việt Nam hôm nay là nạn ô nhiễm môi sinh. Các dòng sông đang bị ô nhiễm vì các chất thải độc hại, không khí ta hít thở bị ô nhiễm vì bụi bặm, khói xe, khói các nhà máy. Tầng khí quyển bị những chất thải gây hiệu ứng nhà kính, làm thay đổi khí hậu … Để con người có thể sống và phát triển, thế giới cần phải được thanh tẩy khỏi các nguồn gây ô nhiễm. Sự ô nhiễm không chỉ trong môi trường vật lý, mà môi trường văn hóa, môi trường luân lý đạo đức cũng bị ô nhiễm trầm trọng, ngay cả trong lãnh vực tôn giáo cũng vậy. Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan kể lại việc Đức Giêsu thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem khỏi sự ô nhiễm tôn giáo, đồng thời, Ngài giới thiệu Đền thờ mới, là thân xác Phục sinh của Ngài, Đức Giêsu bảo: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”.
Vào dịp lễ Vượt Qua, người Do thái hành hương lên Đền thờ rất đông. Để làm gì? Để nộp thuế Đền thờ và tế lễ Chúa. Nhưng tiền nộp thuế phải là tiền thanh sạch, do Đền thờ phát hành chứ không phải đồng tiền Roma đang lưu hành, đã bị nhơ uế bởi trao đổi từ tay người này sang tay người khác. Vì thế, đã xuất hiện dịch vụ kiều hối, tức đổi tiền. Td: Đình chùa đổi tiền mới để dâng cúng. Tế lễ Chúa chẳng lẽ đi tay không. Dắt chiên bò, hay cầm lồng chim đi đường dài thì không tiện, vì thế đã xuất hiện dịch vụ buôn bán chiên bò, chim bồ câu.
Vậy thì dịch vụ kiều hối và buôn bán súc vật rất tiện lợi cho việc tế lễ, tại sao Đức Giêsu lại đánh đuổi. Vì hai lý do:
1.   Việc tế lễ dần dần đi đến một tôn giáo hình thức, người ta ngỡ rằng, dâng cúng nhiều lễ vật cho Chúa, thì Chúa há miệng mắc quai, Chúa phải xí xóa tội lỗi cho họ, và họ tìm được sự bình an trong tâm hồn. Có tiền mua tiên cũng được.
2.   Dân chúng thì sống đạo hình thức, còn những người buôn bán và các tư tế, giai cấp lãnh đạo Đền thờ, còn tệ hại hơn. Lễ tế dâng Chúa phải là con vật tinh tuyền, không tì vết, do đó, các con buôn đã bán súc vật được xem là tinh tuyền với giá gấp mười lần giá thị trường. Buôn bán lời lãi như vậy thì phải ăn chia với các tư tế, còn tư tế thì dùng ảnh hưởng của mình để đưa con cháu vào buôn bán. Rút cục, Đền thờ trở thành phương tiện để các con buôn và giai cấp tư tế trục lợi. Chính vì thế, ta hiểu tại sao Đức Giêsu nổi giận mà thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem, đồng thời Ngài đã giới thiệu Đền thờ mới là thân xác Phục sinh của Ngài: “Cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”. Thật vậy, sau khi bị phá hủy bởi cái chết trên thập giá, ngày thứ ba, Đức Kitô đã vinh thắng Phục sinh để trở nên Đền thờ mới cho nhân loại.
Khi đánh đuổi con buôn ra khỏi Đền thờ, Đức Giêsu muốn thanh tẩy cung cách thờ phượng của chúng ta. Trước đây người ta dâng súc vật làm của lễ, càng dâng nhiều, càng được lắm ơn phúc. Thế nhưng, hành động xua đuổi chiên bò của Đức Giêsu cho thấy, Chúa muốn ta đến thờ phượng Ngài bằng chính bản thân ta. Lễ dâng đẹp lòng Chúa đó là thái độ khiêm nhường thống hối như lời Thánh vịnh: “Tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50).
Lễ dâng đẹp lòng Chúa là phó thác trọn vẹn xác hồn cho Chúa như lời cầu nguyện của Đức Giêsu trên thập giá: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Lễ dâng được Chúa vui lòng chấp nhận là uốn ý mình để làm theo ý Chúa như Kinh thánh đã chỉ dẫn”. “Máu chiên bò Cha chẳng ưng, lễ toàn thiêu Cha không nhận, này con xin đến để làm theo ý Cha”.
Mặt khác, Đức Giêu đã thanh tẩy Đền thờ, Ngài muốn ta tiếp tục công việc của Ngài: Giữ gìn cho đền thờ luôn sạch đẹp, có bầu khí tĩnh lặng trang nghiêm là điều cần thiết, nhưng cần hơn vẫn là giữ gìn ngôi đền thờ thiêng liêng là chính bản thân ta. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói tôn thờ tiền bạc, coi trọng tiền bạc hơn Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi những dục vọng đam mê sai trái, làm nhơ uế con người. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói gian tham bất công, khỏi những kiêu căng đố kỵ, để Đền thờ thân xác ta không còn là nơi chợ búa, ồn ào và xô bồ.
Cuối cùng, tu bổ, sửa sang ngôi nhà thờ bằng gỗ đá là điều tốt, nhưng sẽ là tốt hơn nếu ta biết sửa sang tu bổ những đền thờ sống động là những anh chị em khốn cùng đang hiện diện quanh ta. Những đền thờ sống động ấy lắm khi đang xuống cấp, đang bị méo mó vì nghèo đói, vì tội lỗi ngập tràn, vì phẩm giá bị tước đoạt, vì bạo lực làm cho tan tác. Cần phải xây dựng lại những ngôi Đền thờ ấy bằng cả nỗ lực thiêng liêng, lẫn nỗ lực kinh tế, giáo dục và văn hóa, việc ấy không thể là xa lạ đối với người môn đệ Đức Kitô.
Trong Mùa Chay này, xin Chúa giúp chúng ta biết nỗ lực thanh tẩy bản thân, để tâm hồn và thân xác chúng ta trở thành một đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự trị.
Lm. An tôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa chay – Năm B - Chúa biến hình (27/2/2021)

Chúa nhật I Mùa chay – Năm B - Trong sa mạc (17/2/2021)

Chúa Nhật V Thường niên – Năm B - Chiều và sáng (3/2/2021)

Chúa Nhật IV Thường niên – Năm B - Đấng có uy quyền (29/1/2021)

Chúa Nhật III Thường niên – Năm B - Bước theo Thầy (29/1/2021)

Chúa Nhật II Thường niên - Năm B - Hành trình ơn gọi (16/1/2021)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)

Lễ đêm Giáng sinh - Một hài nhi đã được sinh ra (28/12/2020)

Chúa Nhật IV Mùa vọng – Năm B - Tiếp đón Chúa (20/12/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn