Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Một ngàn con đường để nên thánh
 
 Không phải các thánh cần đến chúng ta, nhưng chúng ta không thể làm gì nếu không có các thánh. Đó là phần nào ý nghĩa của nhiều vụ phong thánh đã diễn ra trong suốt lịch sử Giáo hội, như việc phong thánh cho bảy chân phước được Đức Phanxicô loan báo vào ngày thứ hai 3 tháng 5 vừa qua. Hồng y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Phong Thánh cảm nghiệm qua việc phong thánh này, ngài có cái nhìn toàn thể về công việc của Bộ và các động lực thúc đẩy các lựa chọn và thủ tục phong thánh. Ngài trả lời trong cuộc phỏng vấn với báo L"Osservatore Romano.
 
Có một đường lối chỉ dẫn chung nào nối kết các ứng viên này với việc phong thánh không?
Hồng y Marcello Semeraro: Mỗi thánh là một đặc biệt, dù các con đường đôi khi có vẻ giống nhau. Nhưng tất cả đều có một nền tảng chung: tất cả đều có trải nghiệm về tình yêu của Chúa Kitô, tình yêu này làm bừng cháy trái tim và thúc đẩy để họ có những lựa chọn can đảm. Trong các vụ phong thánh, chúng ta thấy các câu chuyện trở lại từ các tôn giáo khác, thánh Ladarô tử đạo người Ấn Độ, chân phước César de Bus và Charles de Foucauld; nhưng còn là dấu hiệu của một sự phong phú thiêng liêng, như các nhà sáng lập dòng tu, những khuôn mặt chân chính của những người cha, người mẹ thiêng liêng. Các thánh của Công nghị này ở nhiều thời đại khác nhau: từ thế kỷ 16 đến đến hậu bán thế kỷ 20, như Charles de Foucauld và Giustino Russolillo: họ dệt thời gian bằng sợi chỉ của lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa.
 
Một số, như chân phước Charles de Foucauld, đã sống Tin Mừng trong những bối cảnh chắc chắn không dễ dàng chút nào. Đâu là thông điệp của cha muốn nói với xã hội ngày nay?
Những người làm ở Bộ Phong Thánh thường nhận thấy, các vụ phong thánh xảy ra chính xác vào “đúng lúc”. Trong Thông điệp Tất cả anh em Fratelli tutti gần đây, Đức Phanxicô cho thấy chân phước Charles de Foucauld là tấm gương “người anh em của mọi người” giữa các dân tộc ở sa mạc Châu Phi (n. 287). Đồng thời, Chúa quan phòng muốn chân phước được phong thánh nên đã có một phép lạ cần thiết. Chúa biết cách liên tục soi đường cho dân Ngài và nên dùng những ngọn đuốc nào. Chân phước Charles de Foucauld có lẽ là người được biết đến nhiều nhất, nhưng, nghịch lý thay, ngài lại sống ẩn mình trong mầu nhiệm Nadarét. Dường như điều này tương ứng với sứ mệnh của Chúa Giêsu: “Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.” (Mt 10, 27).
 
Các chân phước cũng là các nhà sáng lập  các dòng tu. Vai trò của người thánh hiến là vai trò nào?
Đúng vậy, năm chân phước trong Công nghị lần này là những nhà sáng lập dòng. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến, Vita consecrata (1996), Thánh Gioan-Phaolô II đã viết, yếu tố không đổi trong lịch sử Giáo hội được đưa ra một cách chính xác bởi “nhóm các nhà sáng lập và các thánh, những người đã chọn Chúa Kitô trong tận căn của Tin Mừng, trong việc phục vụ người anh em, đặc biệt cho những người nghèo và những người bị bỏ rơi. Và chính trong phục vụ mà đời sống thánh hiến biểu lộ được sự hiệp nhất giữa điều răn yêu thương, trong mối liên hệ không thể tách rời giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân” (số 5).
 
Cũng trong tài liệu này, đời sống thánh hiến được thể hiện như một biểu tượng của sự Biến hình, qua đó nói lên được hai chiều kích “chiêm niệm” và “hoạt động” của đời sống thánh hiến. Theo gương Chúa Giêsu trong việc tuyên xưng các lời khuyên Phúc âm, những người thánh hiến sống với Chúa và tận hưởng tình mật thiết với Ngài, mà một cách nào đó báo trước sự phục sinh (Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Lumen gentium, số 44). Vì thế, theo Công đồng Vatican II, vai trò chính của những người thánh hiến là nhắc nhở nhân loại về vẻ đẹp của Nước Trời và nhu cầu cải thiện mà tất cả chúng ta đều cần.
 
Đâu là sự hữu ích của việc tuyên thánh?
Là để phục vụ dưới thế, chứ không phải phục vụ cho thiên đàng. Công đồng đã nói đến ơn gọi nên thánh toàn cầu. Việc tuyên thánh giúp chúng ta hiểu ơn gọi này thực sự tồn tại, rằng Tin Mừng “hoạt động”, rằng Chúa Giêsu không thất vọng, rằng chúng ta có thể tin vào Lời của Ngài. Công việc của chúng ta là phân định các án phong thánh, không làm bằng cái đầu cũng như bằng cảm xúc, nhưng bằng đầu gối, tức là bằng cách cầu nguyện và xin ánh sáng của Thần Khí. Các thánh không cần chúng ta cám ơn – Chúa lại càng ít hơn! – nhưng khi chúng ta kính mến các thánh, chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta. Còn gì đẹp và an ủi cho tín hữu kitô hơn là cảm nhận được sưởi ấm qua sự gần gũi với Chúa?
 
Có cần phải xem xét lại các thủ tục và tiêu chí áp dụng cho các quá trình phong thánh không?
Qua nhiều thế kỷ, các tiến trình đã được điều chỉnh, đặc biệt là trên các tiêu chuẩn của Đức Bênêđictô XVI. Bộ đang tiến hành dịch bản tiếng Ý của quyển  De servorum Dei beatificatione và Beatorum canonizatione: một tác phẩm đồ sộ gồm chín tập và hiện sắp hoàn thành. Công việc của Bộ tiến hành tốt, nhanh nhẹn, bình tâm và theo một nhịp độ tốt. Những thời điểm quan trọng là các cuộc họp của các hồng y và giám mục (“bình thường”) hai lần một tháng và cuộc họp hàng tuần của “ủy ban.” Trong những thập kỷ gần đây, các khía cạnh có thể cải thiện đã dần xuất hiện. Điều quan trọng nhất liên quan đến Quy định dành cho các cáo thỉnh viên, hiện nay đã có đường hướng đúng: tính thích đáng của nó liên kết với mục đích nhằm đảm bảo tính minh bạch và nghiêm túc tối đa trong công việc này. Tuy nhiên, phải thừa nhận việc tùy chỉnh khía cạnh “pháp lý” của các án có nguy cơ làm suy yếu tính chặt chẽ cần thiết trong việc xác minh sự thật và đây sẽ là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì thế, điều quan trọng là phải xác định rõ ràng ngay từ đầu xem một án nên theo tiến trình này hay tiến trình kia: khi đạt đến giai đoạn muộn cho mỗi viam virtutum (con đường của những đức hạnh), một thay đổi tiếp theo hướng đến “ơn sự sống” có thể kỳ lạ, hoặc hướng tới “tử đạo”.
 
Đại dịch đã cho thấy lòng dũng cảm của nhiều bác sĩ, tình nguyện viên và nhân viên y tế, nhưng điều gì khác biệt giữa chủ nghĩa anh hùng để có thể thấy đó là dấu hiệu của sự thánh thiện.
Thiên Chúa là tình yêu, mọi biểu hiện của lòng bác ái đích thực đều có dấu vân tay của nó. Nhưng cũng có các khác biệt. Trong khi các anh hùng của thế giới này cho thấy những gì con người có thể làm, còn các thánh cho thấy những gì Chúa có thể làm. Khi phong thánh cho một trong các con của mình, Giáo hội không tôn vinh công việc của con người nhưng tôn vinh Chúa Kitô sống trong người đó. Chủ nghĩa anh hùng của kitô giáo loan báo Thiên Chúa và trải rộng ơn của Ngài, phép lành của Ngài trên khắp thế giới, điều chúng ta không thể thiếu.
 
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
(phanxico.vn)
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Chúa Nhật IV mùa Phục sinh - năm B - Chúa chiên lành (23/4/2021)

Chúa nhật III mùa Phục sinh – năm B - Chứng nhân của Đấng phục sinh (16/4/2021)

Gia đình Công giáo tại Châu Á: Hội thánh tại gia của người nghèo thi hành sứ vụ thương xót (1/4/2021)

Chúa nhật Lễ lá - Năm B (26/3/2021)

Chúa nhật V mùa chay – Năm B - Biện chứng hạt lúa (21/3/2021)

Chúa nhật IV Mùa chay – Năm B - Tình yêu hiến ban (12/3/2021)

Chúa nhật III mùa chay – Năm B - Thanh tẩy đền thờ (7/3/2021)

Chúa Nhật II Mùa chay – Năm B - Chúa biến hình (27/2/2021)

Chúa nhật I Mùa chay – Năm B - Trong sa mạc (17/2/2021)

Chúa Nhật V Thường niên – Năm B - Chiều và sáng (3/2/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn