Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NĂM B


Khi đọc bốn sách Tin Mừng, ta thấy các Tin Mừng khác nhau ở nhiều điểm, nhưng trình thuật về Thương khó Đức Giêsu, thì bốn sách rất phù hợp nhau như có chung một bố cục. Do đó, trình thuật Thương khó không phải là công trình biên soạn hoàn toàn cá nhân. Nhưng là bài công bố niềm tin của Giáo hội, được Giáo hội trình bày cho chúng ta qua ngòi bút của bốn tác giả Matthêu, Marcô, Luca và Gioan. Riêng bài Thương khó theo thánh Marcô chúng ta vừa nghe, đã nhấn mạnh đến hai điểm: đó là sự cô đơn của Đức Giêsu, và Đức Giêsu đã nhận vương quyền trong sự sỉ nhục và lăng mạ.
*        Trước hết là sự cô đơn của Đức Giêsu:
Tấm thảm kịch Thương khó diễn ra giữa Đức Giêsu và các nhà lãnh đạo Do thái, những kẻ ngay từ đầu đã căm tức, đã âm mưu hãm hại Đức Giêsu, và lúc này đây họ tra tay hành động. Đặc biệt tấm thảm kịch diễn ra bi đát nhất giữa Đức Giêsu và các môn đệ mà Ngài thương mến.
·           Ba môn đệ thân tín say ngủ, đang khi Đức Giêsu âu sầu khắc khoải cầu nguyện trong vườn Giêtsimani. Tin Mừng Marcô ghi rõ, Đức Giêsu cầu nguyện ba lần, trở lại gặp môn đệ ba lần, và cả ba lần các ông đều đang ngủ.
·           Môn đệ Giuđa chỉ điểm bắt Ngài bằng một nụ hôn. Nụ hôn diễn tả lòng kính trọng của trò đối với Thầy thì bây giờ, đã trở thành dấu chỉ của sự phản bội.
·           Khi Đức Giêsu bị bắt, các môn đệ bỏ chạy hết, thậm chí có ông trút bỏ áo, trần truồng mà chạy, để lại một mình Thầy đương đầu với cái chết. Quả thật, Đức Giêsu cô đơn trong màn Thương khó. 
*        Thứ đến là Đức Giêsu đảm nhận vương quyền trong sự sỉ nhục và lăng mạ
Khi tổng trấn Philatô hỏi Đức Giêsu rằng: “Ông là vua dân Do thái sao?” Đức Giêsu đã khẳng định “Đúng như Ngài nói đó”. Thế nhưng tác phong là vua của Đức Giêsu thật oái ăm và trớ trêu. Họ khoác cho Đức Giêsu chiếc áo đỏ, phẩm phục của một vị vua, nhưng lại là vua hề, vua cải lương. Họ đội lên đầu Đức Giêsu chiếc vương miện nhưng vương miện được tết bằng những vòng gai. Họ chào bái, tung hô, quỳ lạy Đức Giêsu, nhưng kèm theo đó là đánh đập, khạc nhổ và chế giễu. Trước sự bạo tàn và lăng nhục ấy, Đức Giêsu vẫn giữ thái độ thinh lặng, bởi vì Ngài hoàn toàn vâng phục ý Chúa Cha, Ngài chấp nhận là nạn nhân của những ác tâm, nhẫn tâm và vô tâm nơi lòng dạ con người. Cuối cùng, giữa cảnh tăm tối ngoài trời, và tăm tối trong lòng người, Đức Giêsu kêu một tiếng lớn rồi tắt thở.
Thế nhưng, chính trong bóng tối tăm dày đặc ấy, lại đã lóe lên những tia sáng – Bức màn trướng trong Đền thờ bỗng xé ra làm hai – nghĩa là sự ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người không còn nữa. Tiếp đến, viên sĩ quan gốc dân ngoại đã lớn tiếng tuyên xưng: “Người này là Con Thiên Chúa”. Như vậy, cuộc tử nạn của Đức Giêsu đã giao hòa Thiên Chúa và nhân loại, đồng thời, đã khởi đầu cho việc thế giới lương dân nhận biết và tin và Đức Kitô; đúng như lời Ngài đã nói trong Tin Mừng Gioan rằng: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”.
Cuộc Thương khó của Đức Giêsu đã xảy ra cách đây gần 2000 năm, nhưng cuộc thương khó vẫn không ngừng tiếp diễn hôm nay, nơi mỗi chúng ta; khi chúng ta phải đối diện với Thập giá, với những đau thương tăm tối của cuộc đời. Vấn đề là ta phản ứng thế nào? Ta quay lưng chạy trốn như các môn đệ, hay ta can đảm vác thập giá theo Chúa như ông Simon Kyrênê? Ta khước từ thập giá như Phêrô chối Chúa, hay đảm nhận thập giá và tuyên xưng niềm tin như viên sĩ quan dân ngoại? Tùy thái độ của ta khi đứng trước thập giá, ta sẽ biết mình có trung thành với Đức Kitô hay không?
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Chúa nhật V mùa chay – Năm B - Biện chứng hạt lúa (21/3/2021)

Chúa nhật IV Mùa chay – Năm B - Tình yêu hiến ban (12/3/2021)

Chúa nhật III mùa chay – Năm B - Thanh tẩy đền thờ (7/3/2021)

Chúa Nhật II Mùa chay – Năm B - Chúa biến hình (27/2/2021)

Chúa nhật I Mùa chay – Năm B - Trong sa mạc (17/2/2021)

Chúa Nhật V Thường niên – Năm B - Chiều và sáng (3/2/2021)

Chúa Nhật IV Thường niên – Năm B - Đấng có uy quyền (29/1/2021)

Chúa Nhật III Thường niên – Năm B - Bước theo Thầy (29/1/2021)

Chúa Nhật II Thường niên - Năm B - Hành trình ơn gọi (16/1/2021)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn