Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT V MÙA CHAY – NĂM B
 
BIỆN CHỨNG HẠT LÚA
 
Hôm nay, Chúa nhật V Mùa Chay, có thể nói đây là Chúa nhật cuối của mùa Chay, vì Chúa nhật tuần tới là lễ Lá, khởi đầu cho Tuần Thánh. Vì thế, bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy, thật đậm nét về ý nghĩa cuộc Thương khó mà Đức Giêsu sắp phải chịu. Đối với Đức Giêsu, bước vào Thương khó nghĩa là Ngài sống thân phận của hạt lúa, được gieo vào lòng đất, hạt lúa có chết đi thì mới sinh nhiều bông hạt khác.
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, đang khi khai quật hầm mộ các vua Ai cập đã được chôn táng cách đây hằng mấy ngàn năm, người ta bắt gặp một chiếc bình, trong đó đựng một số hạt giống. Người ta đem gieo trồng mấy hạt giống đó và lạ lùng thay, chúng đã mọc lên thành cây. Thế nhưng quá trình đi từ hạt đến cây đòi hỏi hạt giống phải được gieo xuống, phải chết đi mới thành cây được. Từ bài học sống động của thiên nhiên, Đức Giêsu cho thấy, những đau khổ Ngài sắp trải qua trong cuộc Thương khó sẽ không kết thúc bằng cái chết, nhưng dẫn đến sự sống lại sung mãn, một sự sống có khả năng tập họp mọi dân nước thành một cộng đoàn được cứu chuộc, như chính Đức Giêsu đã quả quyết: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”.
Thế nhưng, như ta thường nói: “Thuốc đáng đã tật”. Đành rằng uống thuốc thì khỏi bệnh, nhưng thuốc đắng vẫn là thuốc đắng, ta không thể bảo là nó ngọt được. Cũng vậy, tuy viễn tượng Phục sinh thật huy hoàng, nhưng cuộc Thương khó của Đức Giêsu vẫn hoàn toàn là một đau khổ và bi đát, vì thế, khi chia sẻ trọn vẹn thân phận con người, Đức Giêsu cũng không tránh khỏi bàng hoàng sợ hãi khi đối diện với cái chết gần kề, đến nỗi Ngài phải thốt lên cùng Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này”; giờ bước vào cuộc Thương khó. Tuy nhiên Đức Giêsu không để sự sợ hãi làm tê liệt ý chí, và sức mạnh giúp Ngài lướt thắng nỗi xao xuyến hãi hùng, đó chính là lòng yêu mến và vâng phục thánh ý Chúa Cha, Ngài nói với Cha: “Nhưng chính vì giờ này mà Con đến”. Cho hay Đức Giêsu chính là hạt lúa, chấp nhận bị hủy đi, bị thay hình đổi dạng để gặp lại chính mình trong mùa gặt chín vàng.
·         Không phải chỉ có mình Đức Giêsu, hôm nay vẫn có biết bao Kitô hữu đang âm thầm sống thân phận của hạt lúa được gieo vào lòng đất. Họ là những người làm cha làm mẹ, làm vợ làm chồng đang cố vượt qua bao khó khăn thử thách để sống trung thành với nhau, và cùng nhau chăm sóc con cái. Họ là những người đang lao động vất vả để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội một cách chân chính. Họ là những người đang hy sinh thời giờ, tiền bạc, công sức để sống cho Chúa và cho anh em.
Chính chúng ta, chúng ta cũng sống thân phận hạt lúa nếu ta dám chấp nhận chết đi cho con người cũ của mình, để con người mới trong ta được nảy sinh, như Đức Giêsu đã mời gọi: “Ai yêu quí mạng sống mình ở đời này thì sẽ mất sự sống đời sau, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời sau”.
Thật vậy, mỗi khi tôi thực hiện một hành vi khiêm tốn, thì một phần tính kiêu ngạo trong tôi sẽ chết đi. Mỗi khi tôi thực hiện một hành động can đảm, thì một phần tính hèn nhát trong tôi sẽ chết đi. Mỗi khi tôi thực hiện một cử chỉ dịu dàng, thì một phần tính hung bạo trong tôi sẽ chết đi. Mỗi khi tôi thực hiện một cử chỉ yêu thương, thì một phần ích kỷ trong tôi sẽ chết đi. Và, con người tội lỗi có chết dần đi, thì con người đích thực được tạo dựng theo hình ảnh Chúa sẽ dần dần sống mạnh, đúng như lời của thánh Phanxicô Assissi trong Bài ca hòa bình mà chúng ta rất quen thuộc: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Cuối cùng, khi đối diện với cái chết trong tâm trạng bàng hoàng sợ hãi, Đức Giêsu đã tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”. Cầu nguyện không phải là liều thuốc giảm đau, ngăn chặn sự nao núng và sợ hãi, nhưng cầu nguyện là thái độ sống thực, sống tin yêu, sống phó thác. Khi cầu nguyện, chúng ta không mong Chúa đổi ý, cứu ta thoát chết, cũng không xin Ngài ru ngủ để ta chết êm ái. Ở giây phút quyết liệt, cầu nguyện chính là gặp gỡ Thiên Chúa với nỗi xao xuyến, giằng co của cái chết, nhưng trong trọn vẹn tâm tình hiến dâng. Chết không phải là nhảy vào khoảng không vô tận, nhưng là gieo mình vào cánh tay Thiên Chúa tình yêu.
Chúng ta không thể thuyết phục cái chết dời xa cánh cửa đời ta, nhưng ta có thể đón tiếp cái chết như vị ân nhân đưa ta đến ngưỡng cửa nước Trời. Thật vậy, chính lúc Đức Giêsu gục đầu tắt thở, thì cây thập giá trổ hoa cứu rỗi. Cũng thế, khi người Kitô hữu hiến dâng cái chết như lời tạ ơn cao đẹp cuối cùng, thì đời họ sẽ trổ hoa ngát hương thiên đàng.
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa thêm sức mạnh và niềm tin để ta có can đảm sống thân phận của hạt lúa được gieo vào lòng đất, nghĩa là biết quên mình vì Chúa và vì hạnh phúc của anh em, có như thế thì sự sống vĩnh cửu của Đức Giêsu sẽ triển nở, sẽ vươn lên trong tâm hồn chúng ta.


Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Chúa nhật IV Mùa chay – Năm B - Tình yêu hiến ban (12/3/2021)

Chúa nhật III mùa chay – Năm B - Thanh tẩy đền thờ (7/3/2021)

Chúa Nhật II Mùa chay – Năm B - Chúa biến hình (27/2/2021)

Chúa nhật I Mùa chay – Năm B - Trong sa mạc (17/2/2021)

Chúa Nhật V Thường niên – Năm B - Chiều và sáng (3/2/2021)

Chúa Nhật IV Thường niên – Năm B - Đấng có uy quyền (29/1/2021)

Chúa Nhật III Thường niên – Năm B - Bước theo Thầy (29/1/2021)

Chúa Nhật II Thường niên - Năm B - Hành trình ơn gọi (16/1/2021)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn