Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 10 giới răn cho một gia đình lớn hạnh phúc

 
Nuôi dạy 4, 5 con hoặc nhiều hơn đòi hỏi một trình độ cao về tổ chức và tôn trọng một số quy tắc căn bản…

Cha mẹ của các gia đình lớn thường rất tự hào vì “sự đông đúc” của mình. Mặc dù, có hạn chế ở một vài lĩnh vực, nhưng nó cũng đem lại nhiều khoảnh khắc tốt đẹp trong cuộc sống, cũng như vài quy luật thường tình sẽ được ghi nhớ mãi về lâu về dài. Chúng tôi trình bày ở đây những điều được nhà tâm lý học Fran
coise Pelle giới thiệu cho các gia đình lớn và cho những ai muốn sở hữu cho mình những điều này!


Edifa | May 14, 2020
  1.   Đủ yêu thương để quan tâm đến từng thành viên.
Thực tình mà nói, cha mẹ không yêu thương tất cả con cái như nhau. Tạ ơn Chúa vì điều này! Điều quan trọng là nhận ra nơi mỗi đứa con sự độc nhất. Trái tim của cha mẹ lớn dần theo những đứa bé mình sinh ra đời. Với những lưu ý về bình đẳng hiện nay, cha mẹ dễ bị thuyết phục phải chăm sóc con cái như nhau, vì sợ mình thiên vị, sợ không công bằng. Nhưng điều này có nghĩa là chúng ta đã không nhìn ra sự cá biệt, sự ưu tiên, nhu cầu của mỗi cá thể, bởi vì con cái chúng ta mỗi đứa có những yêu cầu thiết yếu khác nhau. Bên cạnh đó, một đòi hỏi căn bản chung mà tất cả đều muốn chia sẻ: được yêu thương như chính con người của mình.
 
       2.    Gia đình nào cũng có mâu thuẫn.

Những gia đình lớn có chức năng như một xã hội thu nhỏ, là biểu trưng của những tương giao xã hội. Các con học kỹ năng tương nhượng và thỏa hiệp. Chúng học cách chia sẻ, duy trì tình huynh đệ, tình đoàn kết và tuân thủ những nguyên tắc chung. Nếu một đứa bị đau khổ, đương nhiên là cha mẹ có trách nhiệm bảo vệ người con đó. Nhưng tốt nhất là cha mẹ phải giữ cho anh em không tỵ nạnh, cãi cọ nhau, giữ cho tình hình không tệ hơn, càng nhiều càng tốt. Với cách này, con cái sẽ học cách khẳng định chính mình, đôi khi qua việc người khác bất đồng ý kiến hay tạo nên một liên kết với nhau trong gia đình. Việc ganh tỵ trong anh em thường đi đôi với việc bao che cho nhau, đó là những điều hay xảy ra trong quá trình phát triển của con trẻ.
 
      3.     Mỗi trẻ em nên có không gian của riêng mình.

Trong một gia đình đông con, không dễ có cho mỗi đứa một giường ngủ riêng và những xung đột giành chỗ thường gây ra nhiều căng thẳng. Lúc các con lên sáu hoặc bảy tuổi, dành cho chúng một không gian riêng là quan trọng; đôi khi chỉ cần có một ngăn tủ có khóa để cất những vật dụng cá nhân là được. Như vậy, đứa trẻ có một nơi chỗ, một khu vực riêng tư, an toàn mà chỉ có nó mới có quyền xâm nhập vào đó.
 
      4.     Tin tưởng và tránh áp đảo.

“Hãy làm điều bạn có thể làm tốt nhất, nhưng bạn sẽ không bao giờ làm đúng!” nhà phân tâm học Sigmund Freud đã nói thế. Và ông ta đã đúng trong chuyện đó, khi tất cả phụ huynh thường làm tối đa những gì có thể. Nhưng cảm thấy tự tin cũng là một yếu tố quan trọng. Sự tự tin có được từ tình yêu và tự do mà chúng ta mang đến cho con cái, để chúng được lớn lên, phát triển, trở thành con người độc nhất, đặc biệt. Mặt tốt của tình anh em là chúng ngăn chặn sự bế tắc quá mức giữa cha mẹ và con cái, làm cho một đứa trẻ không phát triển được. Tuy nhiên, áp lực phụ huynh sẽ giảm khi số con gia tăng. Sự tự quản của anh chị lớn sẽ khiến bố mẹ có thể dành nhiều giờ hơn để chăm sóc em bé nhỏ nhất nhà. Và sự sắp xếp của cả nhà sẽ làm cho cuộc sống hằng ngày dễ dàng hơn. Anh em và chị em ở bên nhau, dành thì giờ cho nhau, chúng sẽ có niềm vui. Chơi chung với nhau là một phương tiện đặc biệt để bộc lộ và khám phá chính mình. Đây là một khu vườn bí mật, “một siêu linh” (theo ngôn ngữ tâm lý) được kiến tạo, nó không nằm trong tầm kiểm soát của ba mẹ. Đứa nhỏ sẽ học được rất nhiều điều từ anh chị lớn của mình, đồng thời anh chị trong vai trò này phát triển các kỹ năng qua sự tiếp cận đó.

       5.    Việc tốt với đứa này có thể không tốt với đứa khác, đó là điều bình thường.

Thật khó để thừa nhận điều này, nhưng thỉnh thoảng một phụ huynh có thể “hiểu” đứa này ít hơn đứa kia. Thường là vì có chung một tính cách, hay ngược lại, do tính cách khác nhau, khiến dẫn đến dễ hiểu lầm nhau. Có khi đứa con này đòi hỏi kiên nhẫn hoặc nhiều thiện chí hơn những đứa khác. Cha mẹ nên quan tâm lưu ý đặc biệt đến những tình trạng này, phải nỗ lực nhiều hơn để nhận ra giá trị của con trẻ và khám phá những khía cạnh tích cực của bé. Điều này sẽ củng cố tính tự tin cho con cái.


        6.    Tuyệt đối không so sánh: coi chừng phản tác dụng.

Đã qua rồi cái thời mà vợ chồng con cái cùng mặc chung một kiểu quần áo. Tuy nhiên, với một vài trẻ, rất dễ dàng để trở thành một bản sao nghèo nàn của vô số nguyên bản. Mỗi đứa trẻ cần tìm ra vị trí của chính mình, chứ không chỉ là một con số trong một nhóm người. Sự phân biệt này tích cực và có tính xây dựng. Hơn thế, với một đứa bé đòi hỏi khác với những đứa khác, cha mẹ càng phải chú ý hơn: từ chối anh chị em, từ chối gia đình có thể là một cách diễn tả sự căng thẳng, sự đau khổ của đứa bé.

Đôi khi sự ganh đua là biểu hiện trong thế hệ thứ hai, thông qua những đứa trẻ khác, đặc biệt là nếu có anh chị em họ hàng cùng độ tuổi. “Thằng đó đạt loại giỏi trong trường”, “Con nhỏ đó thổi sáo hay xuất sắc”… sự cạnh tranh dễ dàng gây căng thẳng. Những trường hợp này sẽ gây khó chịu cho những đứa trẻ, đặc biệt là nó xuất phát từ cha mẹ: “Nhìn chị con kìa, nó giỏi ghê chưa!” Cẩn thận, các phụ huynh: sự so sánh có thể gây tác dụng ngược!


      7.     Một gia đình lớn không phải là một thử thách gay go.

Trong một gia đình đông con, khó khăn và gian khổ là có thật. Vì thế điều quan trọng là cần giữ quân bình bằng những kinh nghiệm tích cực: tế nhị, lạc quan, sinh động, hợp tác v.v… Với không quá nhiều tiêu cực, một đứa trẻ sẽ khám phá ra những nguồn lực gần gụi và biết được rằng, hạnh phúc là niềm vui của yêu thương và chia sẻ, hơn là có nhiều vật chất và tiện nghi.
 
       8.     Xung đột của tuổi thơ không khống chế tương lai.

Trẻ em còn nhỏ đánh nhau “như chó với mèo” có thể trở nên rất thân mật khi là người lớn. Anh chị em sẽ tiếp tục nâng đỡ nhau như một nguồn sức mạnh cơ bản dành riêng cho nhau. Sự nối kết giữa anh em thường êm đềm và bảo bọc nhau một cách tự nhiên. Anh chị em có thể đánh nhau nhưng không chia lìa nhau. Gia đình là vô cùng tận.
 
        9.     Không quá lo lắng về tương lai.

Việc hiểu biết đường lối của mình giúp cho người khác sống thoải mái dễ dàng. Nếu phụ huynh không quan tâm đến toàn bộ những lo lắng của con cái, anh em chị em sẽ thể hiện điều này. Theo cách này, mối quan hệ sẽ không trở nên xấu đi; trái lại, một ý nghĩa thực sự của việc giúp đỡ lẫn nhau sẽ được hình thành. Khi một đứa trẻ được yêu như bản thân nó là – không phải do những gì nó làm được – sẽ có những nguồn lực hiệu quả để đối mặt với cuộc đời, với những gì nó gặp phải trong cuộc sống.

10.   
Gia đình cầu nguyện với nhau sẽ sống với nhau… và sống hạnh phúc cùng nhau!

Cầu nguyện là điểm thiết yếu cho cốt lõi của gia đình. Là con đường chắc chắn giúp mọi người hợp nhất, vượt qua những khủng hoảng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, người khuyến khích các gia đình cầu nguyện chung với nhau hằng ngày, đã nói: “Gia đình nào cầu nguyện chung với nhau, sẽ luôn mãi sống cùng nhau”.
 

(The 10 commandments for a large and happy family /
Stéphanie Combe)
Maria Trần Thị Kim Danh, STMTY chuyển ngữ
 
 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

6 Điểm cho hôn nhân hạnh phúc (13/4/2020)

10 Nghĩa vụ cần thực hiện khi cha mẹ tới tuổi già (23/3/2020)

Làm sao để nhận ra người cao tuổi là kho báu của gia đình. (1/3/2020)

Tình yêu của Bố - Người làm con sẽ ứa nước mắt khi đọc xong (10/2/2020)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Có một nơi tôi muốn gọi là Nhà… (16/1/2020)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Thầy tôi (1/1/2020)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Được, Mất (5/12/2019)

Các gia đình là giáo hội tại gia, công trình sống động của Thiên Chúa (16/11/2019)

2 tác hại khi bố mẹ hồn nhiên gần gũi con (1/11/2019)

Bảy gợi ý dành cho người Công giáo khi online (24/10/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn