3 tầm nhìn để giữ cảm xúc nồng cháy trong hôn nhân
Ngọn lửa của tình yêu lãng mạn phải được hâm nóng luôn. 3 điều này sẽ giữ cháy mãi ngọn lửa nồng nàn đó…
Không lâu sau khi cầu hôn vợ tôi, một người quen đã có gia đình tự nguyện cho tôi một lời khuyên. Anh ta bảo rằng, tình cảm lãng mạn nồng nàn tưởng không bao giờ phai nhạt tôi dành cho vợ sắp cưới sẽ dần tàn lụi theo thời gian. Đó là một tin nhắn ấn tượng, lạ lùng tôi nhận được sát ngày đính hôn. Và nó không đúng.
Dĩ nhiên tôi cũng không quá ngây thơ để nghĩ rằng mức tình cảm cao độ hiện nay trong những ngày đầu của một tương giao, đính ước hay hôn nhân sẽ tồn tại mãi; giống như ở đỉnh cao của việc chiến thắng một môn thể thao, đạt điểm tối đa trong một kỳ thi hay giữ cho sự thăng tiến không suy giảm với thời gian, cùng với bất cứ gì liên quan đến tầm “cao”. Nhưng điều này không có nghĩa là sức mạnh tình cảm ưu tiên của một tương giao là không thể tồn tại.
Có 3 tầm nhìn sẽ giữ mãi những cảm xúc lãng mạn này:
Quà tặng
Người chúng ta yêu không phải là “của cho” mà là quà tặng. Đã có thời gian chúng ta độc thân và cô đơn, có thể ta đã tìm kiếm một tương quan riêng tư trong tuyệt vọng. Lúc ta gặp “ai đó đặc biệt” ta đã cảm tạ Thiên Chúa vì lòng nhân từ và yêu thương của Ngài đã ban cho ta “một nửa tuyệt vời”. Ta cần nhắc lại chính mình, người bạn đời là quà tặng mà ta không xứng đáng.
Kinh Thánh nói với chúng ta “Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha…” (Gc 1,17). Tương quan tình yêu của chúng ta không thể là ngẫu nhiên, cũng không phải chỉ do năng lực của chúng ta tạo nên. Chúng là quà tặng từ trên, phúc lộc do Thiên Chúa Cha nhân từ.
Thường thì khi những năm tháng qua đi, chúng ta quên mất sự thật cốt lõi này. Chúng ta để cho những tính chất, phong cách và những tính xấu khác sói mòn lòng kiên nhẫn của mình, và tệ hơn, làm hư hỏng những cảm thức của ta. Tuy nhiên, ngay cả trong những thời điểm xấu nhất của mối tương giao, người này vẫn ban tặng cho chúng ta tình yêu, chúc lành và giúp chúng ta hạnh phúc hơn, thánh thiện hơn. Khi chúng ta nuôi dưỡng lòng biết ơn mạnh mẽ, chúng ta sẽ liên tục hiểu biết thêm về người bạn đời với một nguồn yêu thương nồng nàn, sâu xa hơn.
Trao ban chính mình
Chỉ xem người bạn đời như quà tặng của mình thì chưa đủ. Chúng ta còn phải sẵn sàng dâng hiến chính mình làm quà tặng cho chồng/vợ mình nữa. Như Thánh GH Gioan Phaolô II viết, “Một khi chúng ta kết ước tình yêu vào tương quan cá nhân, có gì đó hơn là kết quả của tình bạn: hai người trao ban chính mình cho người kia”. Tương tự như thế, Công đồng Vaticanô II dạy: “Con người chỉ tìm thấy chính mình khi hiến mình trở nên quà tặng cho người khác” (Vui mừng và Hy vọng, 24).
Sự dâng hiến chính mình chắc chắn bao gồm cả thể lý và tính dục, nhưng còn hơn thế nữa – chúng ta trao tặng cho người bạn đời mình thời gian, năng lực, tình yêu, và chính con người của chúng ta. Sự thể hiện của việc trao ban chính mình này sẽ thường xuyên – có thể là hằng giờ! – đòi hỏi chúng ta phải hy sinh và chịu đựng vì người mình yêu. Tuy nhiên, đây là sự khẳng định rõ ràng của tình yêu, theo gương Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ và trao tặng chính mình Người. “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta” (1Ga 4,10).
Việc trao ban chính mình đòi hỏi phải có sự can đảm. Chúng ta bộc lộ mình với người khác một cách không xấu hổ, không dè dặt, một hành động có nguy cơ bị thương tổn. Hơn thế nữa, nó gần như: ta sẽ bị tổn thương. Chúng ta đều là những con người tội lỗi, và luôn muốn đạt điều có lợi hơn cho dầu với những người mình yêu thương. Tuy nhiên, như Thánh GH Gioan Phaolô nói với chúng ta, “Hình thức đầy đủ nhất, bền vững nhất của tình yêu chính xác cốt lõi ở việc tự dâng hiến, một việc mà không ai có thể thay thế được, chỉ có chính ‘tôi’.”
Trớ trêu thay, khi ta chết đi cho sự dâng hiến chính mình, ta lại được một cuộc sống phong phú hơn.
Sự lớn mạnh
Là quà tặng và trao ban chính mình cũng phải có thêm sự phát triển lớn mạnh. Phúc Âm dạy chúng ta: “Anh em hãy phát triển đức tin để thêm đức độ, nhờ đức độ lại thêm hiểu biết, nhờ hiểu biết lại thêm tự chủ, nhờ tự chủ lại thêm kiên nhẫn, nhờ kiên nhẫn lại thêm đạo đức, nhờ đạo đức lại thêm tình huynh đệ, nhờ tình huynh đệ lại thêm đức mến” (2Pr 1,5-7). Chúng ta càng phát triển trong sự thánh thiện, chúng ta càng có khả năng nhận ra ơn huệ của Thiên Chúa và khả năng ban tặng chính mình cho người khác.
Cả hai người phối ngẫu cần cam kết sự lớn mạnh, và không chỉ đa dạng về tinh thần. Chúng ta cần tìm kiếm sự phát triển về trí tuệ, về xã hội và về thể chất nữa. Những người không thích phát triển sẽ sống ù lì, chậm tiến, thiếu sự hấp dẫn, thú vị.
Đây là tình yêu
Mô hình của quà tặng, tự hiến và lớn mạnh là rất đơn giản. Tuy nhiên nó lại chiếm giữ một tầm quan trọng trong hôn nhân. Cuối cùng ba mục tiêu chính yếu này sẽ bảo vệ không chỉ tầm ảnh hưởng của tình cảm, nhưng là tình yêu thực sự - một liên kết với người khác có ý thức, tự nguyện và có trách nhiệm. Như Thánh GH Gioan Phaolô II nói: tình yêu là “một yếu tố liên vị”, nó không chỉ là một tình trạng của tâm lý.
Dầu sao đi nữa, không có lý do gì để giải thích vì sao hôn nhân của chúng ta không thể lưu giữ trong một xung lực tình cảm mạnh mẽ. Chắc chắn là tình cảm sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng tốt nhất hãy nhìn nhận nó theo độ sâu và độ chín; có lẽ trái tim chúng ta sẽ không còn hoang mang nữa. Nhưng với ơn Chúa, chúng sẽ mãi nồng cháy yêu thương.
(3 Perspectives to keep the emotions burning in marriage / Casey Chalk – 05.8.2018)
Cành Dương chuyển ngữ
|