Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa." (Ga. 3,16-21)
Ánh sáng và bóng tối.
Những tường thuật của Thánh Gioan về các cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người này người kia, câu chuyện thường quay quanh việc con người có nhận ra Chúa Giêsu là ánh sáng thật hay là họ thích bóng tối hơn.
Nicôđêmô đã đến gặp Chúa vào ban đêm… (Ga. 3,2) và cuối cùng ông đã chọn ánh sáng.
Chúa Giêsu là “ánh sáng đã đến thế gian”. Vâng, đúng vậy. Câu hỏi được đặt ra với tôi lúc này là, tôi đã để ánh sáng ấy vào thế gian, cuộc đời tôi chưa?
Chúng ta thường ngần ngại trước cái nhìn của người khác vào “tâm điểm – nội tâm sâu thẳm” của mình – nơi mà tất cả sự thật, gian dối, tư tưởng, tình yêu – sự ganh ghét, cái tốt lẫn cái xấu… đều được bóc trần. Vì vậy, đôi khi chúng ta còn che giấu nó bằng một bộ mặt gian dối bên ngoài, và chúng ta có khuynh hướng né tránh ánh sáng.
Tôi không chỉ né tránh cái nhìn của người khác, nhưng tôi còn né tránh cả chính mình. Tôi đã trung thực để kiểm điểm chính mình chưa?
Đó là điều tôi có thể bắt đầu từ hôm nay. Hãy dành ít phút cho công việc này. Nhưng đừng làm, đừng đi một mình. Hãy mời Chúa đến cùng tôi, đi lại con đường đời mình và tôi với Chúa cùng nói chuyện với nhau.
Hãy ghi nhớ, Chúa không đến như một viên thanh tra. Ngài đến như một Người yêu tôi hết mực.
Chúa Giêsu nói với họ: “Hãy phá hủy đền thờ này đi và trong 3 ngày ta sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19).
Người người xây dựng đền thờ.
Chúng ta xây dựng nhiều đền thờ, đó là những kế hoạch dành cho ta và con cháu. Có bao giờ ta đặt câu hỏi, mục đích đó có tốt không (như của những người Do Thái xưa khi xây dựng đền thờ).
Tôi xây nhiều đền thờ trong cuộc sống, nhưng điều tôi không nhận ra được, là đôi khi những kế hoạch tôi thực hiện không tốt cho chính tôi hay không tốt cho người khác… trong kết quả chung cuộc.
Nhưng đền thờ ở Giêrusalem đã đến lúc suy tàn vì Thiên Chúa có kế hoạch mới và vô cùng tốt đẹp hơn dành cho nhân loại. ..
Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7).
Việc Biến Hình đã diễn ra với 3 môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan sau khi các ông leo lên núi với Con Thiên Chúa. Việc leo lên đỉnh núi hôm ấy chắc hẳn là khó khăn, nhưng các ông đã không phàn nàn một chút nào sau khi chứng kiến việc Chúa Giêsu biến hình.
Giống như cuộc sống chúng ta, lúc thăng hoa lúc hoạn nạn. Khi khó khăn ập đến, chúng ta thường cảm thấy kiệt sức. Nhưng cũng có những lúc cuộc đời như nở hoa. Cuộc sống đòi hỏi ta phải nỗ lực. Đường bằng phẳng ít đòi hỏi sức lực hơn khi leo đồi dốc.
..
“Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.” (Mc 1,12-13)
Điều đầu tiên xảy ra sau khi nghe tiếng Chúa Cha phán: “Con là Con yêu dấu của Cha”, đó là Chúa Giêsu cảm nhận được “số phận” của mình, là cuộc cám dỗ trong hoang địa.
Đây là cơn cám dỗ trước tiên trong nhiều cơn cám dỗ đeo bám Chúa Giêsu trong suốt quãng đời ngắn ngủi còn lại của Người.
Đó là một cơn cám dỗ rút lại lời cam kết làm Con yêu dấu của Chúa Cha, và thay vì làm theo ý muốn của Chúa Cha, lại là thực hiện vận mệnh của mình theo cách của Người...
Tiêu điểm của mùa Vọng là giúp đánh thức chúng ta ra khỏi cơn mê công việc thường ngày, khiến chúng ta quên đi đời mình sẽ có ngày chấm dứt. Hãy nhớ rằng, toàn thể mọi việc chúng ta làm là hướng thế giới này về nước Trời.
Nước Trời có thể đến trong hàng triệu năm nữa - không ai biết! Dường như rất khó để có một thế giới hoàn hảo không chiến tranh, không bệnh tật, không nước mắt, không đấu tranh, không xung đột.
Đây quả là một cố gắng trường kỳ! Chính vì thế, mới cần đến “lòng kiên trì sâu sắc”. Khó thật!..
Cảm tạ Chúa, đã cho chúng con chuyến đi mở đầu chuỗi du lịch Mừng Ngày Gia Đình 2024 bình an, vui tươi và ý nghĩa.
Cùng một đất nước, nhưng mỗi vùng miền lại có rất nhiều sự khác biệt về văn hóa, về con người, về thời tiết khí hậu, về vẻ đẹp của thiên nhiên; quả là tuyệt tác của tạo hóa!
Du lịch cùng Cộng Đoàn, chúng con được "No, Đủ" về mọi mặt! Lần đầu tiên, vợ chồng con trải nghiệm du lịch cùng Cộng Đoàn. Sau bao nhiêu lần mong ước, bao lần tham gia online, được nghe kể… lần này trải nghiệm thực tế. Thật ngoài sức tưởng tượng của chúng con, từ cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà Chúa tạo tác, đến những nét son của văn hóa Cộng Đoàn như sự vâng lời, đúng giờ v.v... Không phải là Cộng Đoàn thì thời gian 5 ngày 4 đêm, không thể nào đi hết các tỉnh thành của giáo phận Hưng Hóa: Hà Nội - Lào Cai (Sapa) - Yên Bái - Sơn La (Tà Xùa) - Mộc Châu (Thác Dải Yếm, Cầu Kính tình yêu, đồi chè, vườn mận) - Thanh Hóa (Lam Kinh)… Hành trình quá ý nghĩa và bổ ích! Ai cũng phải thốt lên "Thật tuyệt vời!" cho chuyến đi này...
Lạy Chúa Giêsu! Truyền giáo là nhiệm vụ cấp thiết,
là sứ vụ của cuộc đời Kitô hữu.
Có biết bao người đang tìm Chúa,
đang khao khát được gặp Chúa,
đang mong nghe được Lời Chúa,
đang muốn thấy Chúa qua chúng con.
Trước tiên xin cho con biết cầu nguyện,
để có nhiều tâm hồn quảng đại
dám hiến thân phụng sự Chúa,
và nhiều người nhận được ơn hoán cải.
Xin cho con biết hăm hở và niềm nở,
đến gặp gỡ với mọi người xung quanh,
với thái độ chân thành và thương mến,
sẵn sàng phục vụ và đồng hành chia sẻ,
tạo an vui và mới mẻ trong tình người...
Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia
Anh chị em thân mến,
Chúng tôi, các giám mục tham dự Hội nghị thường niên kỳ II năm 2023 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận (TTMV TGP) Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, xin gửi đến anh chị em lời chào thân ái và tình hiệp thông trong Chúa Kitô.
Trong Thư Chung nhân dịp Đại hội Hội đồng Giám mục (HĐGM) năm 2022, chúng tôi đã đề nghị lộ trình mục vụ cho ba năm liên tiếp: Củng cố sự hiệp thông (2023); Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội (2024) và Cùng nhau loan báo Tin Mừng (2025). Chúng tôi ghi nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần Dân Chúa để củng cố sự hiệp thông với Chúa, thể hiện qua việc học hỏi Lời Chúa và những chấn chỉnh kỷ luật Phụng vụ, nhất là Phụng vụ Thánh Thể; và củng cố tình hiệp thông huynh đệ, thể hiện qua đời sống hiệp nhất cộng đoàn và qua những hoạt động bác ái thiết thực. Qua thư này, chúng tôi đề nghị anh chị em tiếp tục sống tình hiệp thông, đồng thời mời gọi anh chị em thực hiện chương trình đã đề ra cho năm 2024 là Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
..
Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ
Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin của Hội thánh Đức Kitô trong khoảng thời gian từ 1644, năm thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo, cho tới năm 1883. Trong số này, có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm:- 11 vị gốc Tây Ban Nha (6 giám mục và 5 linh mục),- 10 vị gốc Pháp (2 giám mục và 8 linh mục),- 96 vị người Việt Nam (37 linh mục 14 thầy giảng, 1 chủng sinh, 44 giáo dân trong đó có 1 phụ nữ là thánh Anê Lê Thị Thành, tức Anê Đê).Đây là những vị đã hy sinh trong khoảng thời gian 1740-1883, qua các đời vua chúa:- chúa Trịnh Doanh 1740-1767 (2 vị),- chúa Trịnh Sâm 1767-1782 (2 vị),- vua Cảnh Thịnh 1782-1802 (2 vị),- vua Minh Mạng 1820-1841 (55 vị),- vua Thiệu Trị 1841-1847 (3 vị),- vua Tự Đức 1847-1883 (50 vị)...
Cũng như vợ ông, ông là người có nhiều tên gọi: Cha, bố, ba, tía, thầy, hoặc cậu… Tất cả đều qui về một người, mà thiếu người này gia đình không còn mang ý nghĩa của một sự kết hợp vợ chồng đúng nghĩa và đầy đủ. Hôn nhân không còn là một cuộc phối hợp tự nhiên, truyền thống, luân lý và đạo đức giữa một người nam và một người nữ. Nó cũng không còn là nền tảng vững chắc cho quốc gia và xã hội. Ngày Hiền Phụ, cũng như ngày Hiền Mẫu, là ngày các người con dùng để bày tỏ tình cảm, lòng yêu mến và tri ân người đàn ông này.
Dùng từ “hiền” – hiền mẫu – để diễn tả tương quan tình cảm giữa mẹ và con nghe thuận tai hơn dùng từ này – hiền phụ – để nói về mối quan hệ cha con. Bởi vì dưới cái nhìn của các con, người cha thường là không hiền, đôi khi còn nghiêm khắc, kỷ luật và khó tính.
Nhưng qua câu nói đầy ý nghĩa: “Tình yêu của mẹ được nhận ra ngay từ lúc ta mới sinh. Tình yêu của cha chỉ được nhận ra khi ta trở thành một người cha” (Mother”s love is known to you since birth. Father”s love is known when you become a father), đã giúp chúng ta hiểu được phần nào người cha là ai và là gì, và tình yêu, sự săn sóc mà ông dành cho các con cũng như cho gia đình như thế nào.
..
Tôi vừa trải qua một Mùa Chay và đỉnh điểm là Đại Lễ mừng Chúa Phục Sinh.
Lòng tôi ngập tràn những từ ngữ, dấu chỉ, biểu tượng đẹp và ý nghĩa. Dẫn đưa tôi vào cuộc sống mới.
Tôi vẫn còn miên man với từ CẦU NGUYỆN. Chúa muốn tôi ở gần Người hơn trong tương quan thân thiết. Tôi nhìn Người và Người nhìn tôi.
Tôi được mời gọi SÁM HỐI - HOÁN CẢI. Vâng, đây là một tiến trình liên tục của đời tôi. Và nếu tôi không thay đổi, thì cũng có nghĩa là, tôi không thể biến đổi ai.
CHAY TỊNH – BÁC ÁI. Chay tịnh đi đôi với kiềm chế, tiết kiệm. Tham sân si là những dục vọng đeo bám tôi suốt đời. Tôi cần thức tỉnh mới có thể thắng nó (Rm 12,21). Tôi không sống một mình, tôi phải sống với và sống cho người khác. Đó là trách nhiệm của tôi.
Hội đồng Giám mục Việt Nam viếng thăm Ad Limina: Diễn từ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô
Kính lạy Đức Thánh Cha,
Hiện diện trước mặt Đức Thánh Cha sáng hôm nay là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Toàn bộ ba mươi ba vị Giám mục đương nhiệm tại chức đang có mặt đông đủ tại đây. Điều đó chứng tỏ tất cả và từng người chúng con rất quý trọng Đức Thánh Cha. Từ khi được Toà Thánh thông báo về thời điểm cuộc viếng thăm Ad Limina cách nay sáu tháng, ai nấy trong chúng con đều tràn ngập niềm vui, “ấp ủ trong lòng giấc mộng hành hương” và nóng lòng mong đợi cuộc gặp gỡ này.
Vâng, kính lạy Đức Thánh Cha, có được cơ hội để thể hiện tình hiệp thông Giám mục đoàn cách cụ thể bên cạnh ngai toà Thánh Phêrô, đối với chúng con là cả một hồng ân lớn lao. Càng hạnh phúc hơn nữa khi chúng con được trực tiếp diện kiến Đức Thánh Cha bằng xương bằng thịt, điều mà biết bao Kitô hữu khắp nơi trên thế giới ước ao suốt mà không được.
Trong giây phút lịch sử này, nhân danh cộng đồng công giáo Việt Nam, chúng con xin kính cẩn bái chào Đức Thánh Cha với tất cả tình con thảo đối với vị cha chung Giáo Hội hoàn vũ và vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập trên mặt đất này. Chúng con xin thân thưa với Đức Thánh Cha rằng cho đến nay, nét đặc trưng nhất của Giáo Hội công giáo Việt Nam là lòng yêu mến Đức Thánh Cha và lòng trung thành đối với Toà Thánh. Lịch sử của Giáo Hội và dân tộc Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bão tố, nhưng những tình cảm tốt đẹp đó đã không bao giờ lay chuyển và phai mờ...
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật II Mùa Chay Năm B - Chúa Biến Hình
“Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy”. (Mc 9,2-3)
Thánh sử Mác-cô viết “Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông”. Người trở nên rực rỡ, trắng tinh. Đó là vẻ đẹp thần linh thực sự của Chúa Giêsu. Đấy là giây phút các tông đồ thấy được cái vẻ toàn thiện, toàn năng, vinh quang thật của Thầy mình.
Sự biến hình của Chúa Giêsu không chỉ là sự kiện bất ngờ lạ lùng nơi cuộc đời Chúa Giê su – mà điều này cũng có thể xảy ra qua cuộc đời chúng ta nữa. Sự biến hình này xuất hiện nơi chúng ta khi chúng ta để ánh sáng và vẻ đẹp của Thiên Chúa chiếu tỏa nơi mình để người khác có thể qua mình mà nhìn thấy Thiên Chúa...
Lạy Chúa,
“Nguyện xin Chúa, Đấng dựng nên trời đất” [Tv 113,15]. Đấng “làm chủ vạn vật” [Ette 8,12].
“Làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài, làm chủ hoàn cầu với toàn thể dân cư” [Tv 24,1].
Xin Chúa ban cho chúng con trong năm mới này :
“Một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn” [Tv 4,9].
Ban cho chúng con “được sống yên hàn” [Tv 4,9],
được “chan chứa hạnh phúc trên đời” [Tv 41,3].
Ban cho chúng con một “tâm hồn thánh thiện” [Kn 7,27]
“Được sống trọn cuộc đời, trong niềm hoan lạc và lòng xót thương" [Tôbia 8,17] của Chúa.
“Được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca” [Tv 90,14].
Ban cho chúng con “trí khôn ngoan, sự hiểu biết và niềm vui” [Gv 2,26], “đầy dẫy mọi ơn lành” [Hc 16,29], “sống đời trọn hảo” [Tv 84,12],
“được can đảm và sáng suốt” [Br 1,12] trong mọi tình huống. Và được “đủ tiêu dùng” [Tv 127,3] hàng ngày.
Xin tạ ơn Chúa...
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật VI Thường Niên - Năm B
Có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch". Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi! " (Mc. 1,40-41)
Nhiều lúc tôi có khuynh hướng nhìn con người và thế giới này với một ánh mắt khá bi quan.
Tôi thấy nhân loại, thế giới này dường như đang bị bao phủ một lớp ghẻ chóc phong hủi bởi các thể chế chính trị thối nát, bởi những tổ chức đảng phái đồi bại lạ thường, bởi những vụ giết người khủng bố hàng loạt, bởi những căn bệnh suy tàn như AIDS – Xì ke ma túy, bởi sự ô nhiễm môi trường đáng kinh sợ.
Không biết cái nhìn của tôi có quá đen tối không?
Xin Chúa cho các tôn giáo, các nhà lãnh đạo quý quốc gia, cho con và thế giới này nhận ra mình đang bị “phong hủi“ trầm trọng...
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật V Thường Niên - Năm B
“Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện… Rồi Người đi rao giảng trong các hội đường và xua trừ ma quỷ”. (Mc. 1,35-39)
Cầu nguyện – Rao giảng – Xua trừ ma quỷ. Đó là chương trình một ngày của Chúa Giêsu. Đó là sứ vụ cao cả mà Chúa muốn truyền cho các tông đồ và cũng là cho chúng ta.
Cầu nguyện mới biết mình phải rao giảng như thế nào để người ta có thể nhận biết Tin Mừng của Chúa.
Nếu chỉ rao giảng suông không đủ, phải thể hiện bằng việc làm qua tình thương xua trừ ma quỷ. Xua trừ ma quỷ có nghĩa là giúp người ta chiến đấu và chống lại sự dữ, giải thoát người ta khỏi tội lỗi...
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật IV Thường Niên - Năm B
“Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa… Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người…” (Mc 1, 21-28)
Có hai vương quốc đối chọi nhau: vương quốc của tối tăm dưới quyền của ma quỷ và Vương quốc của sự sáng dưới quyền thống trị của Thiên Chúa.
Ma quỷ là cha gian dối, ẩn tàng hoành hành, lừa dối, xúi giục, tìm cách đẩy con người vào hố sâu tội lỗi.
Nó lợi dụng mọi thời cơ túng nghèo, yếu đuối, tham lam, danh vọng, kiêu căng để đẩy ta vào đường bất chính.
Nó dùng chiêu bài tự do, hưởng thụ, cái đẹp để lôi kéo, chôn chân con người khó khăn tiến bước trên đường lành.
Nó nham hiểm gây chia rẽ, hận thù, ích kỷ, vô cảm để dễ dàng tấn công con người...
Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật III Thường Niên - Năm B
”Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giê-su đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (Mc. 1,14-15)
Ai là người đứng trước mặt Chúa Giêsu khi Ngài nói những lời này?
Có phải là những người ăn chơi trác táng? Hay là những tội nhân? Hay là những người ngoại giáo, vô thần, duy vật?
Không, họ là những người Do Thái. Họ tin vào một Thiên Chúa chân thật. Họ đang tuân giữ giới luật Chúa truyền. Họ học hiểu những lời ngôn sứ và Thánh vịnh và thường xuyên đọc Sách Thánh ở các hội đường.
Vậy tại sao họ lại được mời gọi sám hối, hoán cải?...
“Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình”.(Mt. 2,11-12)
Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho ba nhà đạo sĩ sau khi họ từ giã Hài nhi Giêsu.
Thánh sử Mát-thêu chỉ tường thuật cho chúng ta biết: “họ đã đi lối khác mà về xứ mình”. Họ đã tìm gặp Chúa Giêsu và hành trình của họ xem như đã hoàn tất.
Nhưng chắc chắn hành trình này đã không kết thúc. Gặp Chúa rồi thật ra mới là khởi điểm của sự “trở về”. Các nhà đạo sĩ còn vạn dặm phải tiến bước, chập trùng lộ trình phải “ra đi” và có lẽ còn hơn thế, họ còn phải “từ sa mạc tiến lên đỉnh thập giá” qua mối tương quan giữa họ với Chúa Giêsu trước khi họ giã từ cuộc đời...
Nhìn những máng cỏ các gia đình làm mừng Chúa Giáng Sinh, Tôi rất vui và xin Chúa đến và ngự mãi trong gia đình các bạn. Hẳn các bạn đang mang trong lòng một niềm vui và niềm vui ấy đang được tỏ lộ ra bên ngoài.
Giây phút này chúng ta đang ở ngưỡng cửa của năm mới. Xin tạ ơn hồng ân của một năm cũ và xin dâng Người năm mới. Xin Người phù trì trợ giúp từng tâm hồn, từng gia đình, Cộng đoàn, quê hương, thế giới một Năm mới an lành, bình an, hạnh phúc.
Chúng ta cũng vừa mừng bổn mạng Thánh Gia Cộng Đoàn. Xin Thánh Gia Thất trở nên mẫu mực mà mỗi gia đình có thể tựa nương và bắt chước từng ngày...
Lịch sử Lễ Thánh Gia
Việc tôn kính Thánh Gia trong Giáo Hội Công giáo chính thức bắt đầu vào thế kỷ thứ 17. Vào thời kỳ đó, Thánh gia là đề tài ưa chuộng của các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo, và thường được chọn làm tên của các dòng tu mới lập (như Nữ tử Thánh Gia - Daughters of the Holy Family), và thường được mừng trong các nhà thờ địa phương.
Lễ Thánh Gia bắt nguồn từ Canada, cùng với việc thành lập Hội Thánh Gia. Khi hiệp hội này phát triển rộng khắp, Giám mục Francois de Laval (được ĐTC Phanxicô phong HIển Thánh ngày 03/04/2014). Vào năm 1893, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã chấp thuận lễ Thánh Gia mừng trong toàn Giáo Hội Canada để củng cố và làm tăng trưởng đời sống các gia đình Công giáo.
Cho đến năm 1921, Đức Giáo Hoàng Benedict XV và Ủy ban Nghi Lễ Vatican mới đưa lễ Thánh Gia vào trong lịch mừng của Giáo hội toàn cầu...