Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
SỰ HOÀN HẢO CỦA CHÚA

Tại Brooklyn, New York có ngôi trường Chush là nơi chuyên dành phục vụ những trẻ em thiểu năng trí tuệ. Sau một thời gian ở đây, ngoài những trẻ tham gia toàn bộ khoá học của trường thì số khác có thể chuyển sang tiếp tục học tại các trường bình thường khác.

Trong một bữa tối gây quỹ do trường Chush tổ chức, người cha một học sinh đang theo học tại đây đã có những lời phát biểu mà bất cứ ai tham dự hôm đó đều không thể quên được.

Sau khi hết lời ca ngợi ngôi trường cùng đội ngũ giáo viên tận tuỵ, người cha nói lớn: “Đâu là sự hoàn thiện với Shaya, con trai tôi? Chúa tạo ra mọi thứ đều hoàn hảo, nhưng sao con trai tôi không thể hiểu được những điều mà mọi đứa trẻ khác đều có thể. Sao con trai tôi lại không thể nhớ được chính xác mọi điều như các đứa trẻ bình thường khác. Vậy thì sự hoàn hảo của Chúa là ở đâu?”

Tất cả đám đông đều xúc động trước câu hỏi của người cha, họ đau đớn và sững sờ bởi nỗi thống khổ cũng như lời chất vấn đầy nhức nhối của ông. “Tôi tin rằng,” người cha tiếp tục, “khi Chúa tạo ra một đứa trẻ trong thế giới, sự hoàn thiện cho đứa trẻ mà Người mong mỏi chính là cách thức những người khác đối xử với đứa trẻ ấy”.

Sau đó, ông liền kể cho mọi người nghe câu chuyện về con trai mình:

Một buổi chiều nọ, Shaya cùng bố đi bộ qua khu công viên, lúc đó một vài đứa trẻ Shaya quen đang chơi bóng chày. Shaya hỏi, “Bố có nghĩ là chúng sẽ cho con chơi cùng không hả bố?” Bố Shaya hiểu rằng, con trai mình không thực sự khoẻ mạnh và có lẽ tất thảy lũ trẻ đang chơi đó đều không muốn cho nó vào đội của chúng. Nhưng ông cũng biết, nếu được cho phép chơi cùng, Shaya của ông sẽ rất hạnh phúc.

Thế là ông tới gần một trong số những cậu bé trên sân và xin cho Shaya được chơi cùng chúng. Cậu bé liếc nhìn xung quanh tham khảo ý kiến của các bạn chơi khác trong đội. Không có ý kiến phản đối, cậu bèn tự quyết định và nói: “Hiện tại, chúng mình đang thua sáu run (điểm trong bóng chày) và trận đấu đang ở lượt thứ tám. Tớ cho là Shaya có thể tham gia cùng đội mình và chúng mình sẽ thử thách cậu ấy ở lượt đánh thứ chín tới”.

Bố của Shaya đã rất phấn khởi khi nhìn cậu con trai há rộng miệng cười hết cỡ. Lũ trẻ bảo Shaya đeo găng tay vào và ra sân đảm nhiệm vị trí giữa sân.

Cho tới cuối lượt thứ tám thì đội của Shaya cũng ghi thêm được một số run nữa nhưng vẫn thua tới ba run. Và khi gần kết thúc lượt thứ chín, đội của Shaya tiếp tục ghi điểm và lúc này hai thành viên của đội tấn công đã bị loại, chỉ cần loại một người nữa thì đội của cậu sẽ giành chiến thắng. Theo dự kiến thì lúc này Shaya sẽ được tham gia trò chơi.

Nhưng liệu đội bóng có để Shaya chơi vào thời điểm quyết định này không, liệu họ có sợ sẽ vuột khỏi tay cơ hội chiến thắng đã gần kề?

Thật bất ngờ, Shaya đã được chọn là người đánh bóng. Gần như ai cũng hiểu điều đó là không thể, vì Shaya thậm chí còn không biết cầm gậy chứ nói gì tới chuyện đánh bóng. Thế nhưng, khi Shaya bước tới đĩa nhà (khu vực đánh bóng), người ném bóng phía đối phương đã bước thêm lên vài bước để tung bóng nhẹ nhàng giúp Shaya ít nhất có thể chạm tới được. Dẫu thế thì khi cú giao bóng đầu tiên bay tới, Shaya vung gậy vẫn rất vụng về và đã đánh trượt bóng. Lần giao bóng tiếp theo, một cậu bé cùng đội tiến tới cạnh Shaya và cùng em nắm gậy, hướng về phía đối phương ném bóng chờ đợi.

Cậu bé giao bóng một lần nữa lại tiến thêm vài bước và ném bóng nhẹ nhàng về phía Shaya. Thế là Shaya với người đồng đội cùng vung gậy lên và đánh vào quả bóng đang từ phía người ném chầm chậm bay tới. Liền sau đó, người ném bắt được bóng và hoàn toàn có thể dễ dàng ném về phía căn cứ thứ nhất. Nhưng nếu làm như thế thì Shaya sẽ bị loại và trận bóng sẽ kết thúc. Thế là cậu bé ném bóng giữ lấy quả bóng vừa bắt và ném bổng vòng cung lên phía sân bên phải, rất xa vị trí của người đồng đội đang đứng ở căn cứ thứ nhất.

Mọi người bắt đầu thét lớn cổ vũ, “Shaya, hãy chạy tới căn cứ thứ nhất. Chạy đi!" Thế là chưa từng chạy một lần trong đời nhưng lần này Shaya vụt lao tới căn cứ thứ nhất, mắt mở to thoáng chút lo sợ. Khi cậu chạy tới được căn cứ thứ nhất thì người chặn bóng bên phải đã bắt được bóng. Bình thường ra, cầu thủ chặn bóng sẽ ném bóng cho người chốt giữ căn cứ thứ hai và người này sẽ cố chạm được vào người Shaya để loại cậu. Nhưng cậu bé chặn bóng hiểu ngay ý đồ của người ném, thế là cậu liền ném bóng lên cao, vượt qua đầu của người đang chốt giữ căn cứ thứ ba.

Lúc này mọi người lại hô to, “Chạy tới căn cứ thứ hai đi Shaya, chạy đi”. Thế là Shaya lại dốc sức chạy tới căn cứ thứ hai trong khi những người chạy trước cậu đã quây tròn phấn khích quanh các căn cứ hướng về phía đĩa nhà. Lúc Shaya chạy tới được căn cứ thứ hai rồi, một cậu bé đội bạn chặn Shaya lại, lái Shaya theo hướng về căn cứ thứ ba và la lên, “Chạy mau về căn cứ thứ ba”.

Khi Shaya đã chạy tới căn cứ cuối cùng, tất cả các cậu bé của cả hai đội đều chạy sau Shaya và la lớn: “Shaya, chạy về đĩa nhà đi!” Thế là Shaya chạy về đĩa nhà, bước lên đĩa nhà và cả 18 cậu bé liền công kênh Shaya trên vai, biến cậu thành một anh hùng như thể cậu vừa đánh một cú quyết định thắng lợi cho đội nhà.

“Và ngày hôm đó tôi nghĩ rằng,” người cha kết thúc câu chuyện khi nước mắt đã lăn dài trên khuôn mặt, “18 cậu bé kia đã đạt tới cái ngưỡng hoàn hảo mà Chúa dành cho các em”.

Translated by Duong Kim Thoa (Dan Tri)


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói với con về giới tính (1/2/2012)

Không phải… mà là... (18/1/2012)

Con thuyền tình bạn (11/1/2012)

Câu chuyện 2 bát mì bò (31/12/2011)

Những 'Lục Vân Tiên' thời @ (27/12/2011)

Quà Giáng Sinh (25/12/2011)

Câu chuyện đêm Giáng Sinh: Quả cam Giáng sinh (20/12/2011)

“Vì tôi yêu Sài Gòn” (15/12/2011)

Cư dân mạng rơi lệ về câu chuyện bà lão bán rau (5/12/2011)

Có một ông Tây quét rác... (4/12/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn