Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI, BẠN CÓ THÓI QUEN ĐÓ KHÔNG?

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa, để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu, hoặc hiểu nhưng cho qua. Có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

Càng ngày tôi càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “Cám ơn” và “Xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội (Bạn có nhớ bài “Hard to say I’m sorry” của ban nhạc Chicago, hay “Sorry seems to be the hardest word” của Elton John không?), thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng, trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.

Nhiều người nói với tôi, rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng. Nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau, trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó, và nhận lỗi một ai đó, chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất. Trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác, vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”? Tôi vẫn tin là những ai đã không biết cảm ơn và xin lỗi vì những điều nhỏ nhặt nhất, sẽ không thể làm được những điều vĩ đại nhất.

Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy, và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giả dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ.

Thêm những chi tiết nữa: bây giờ người ta cũng không biết xếp hàng, không có ý thức xếp hàng, và lúc nào trong đầu hầu như tất cả cũng có một suy nghĩ ích kỷ cho riêng mình, và không cần biết đến bất cứ ai khác. Xã hội có những quy định bất thành văn (“First come, first serve - Ai đến trước dùng trước), và thành văn (“Queue by law” - Xếp hàng), nhưng đó không phải là xã hội mà chúng ta đang sống. Người ta chen ngang và húych nhau ở khắp mọi nơi, trong những chỗ đổ xăng, trên đường xá, trong trường học, trên cầu thang, ở các thang máy. Và người ta vượt đèn đỏ ở mọi ngã tư, vượt đường sắt lúc chắn tàu đang đóng với một sự vội vã thật đáng trách, trong khi sự vội vã, hối hả và đầy hăng say như khi vượt đèn đỏ ấy, đáng lẽ cần phải được thể hiện trong công việc và trong cuộc sống.

Thế nên, bây giờ, tôi hay cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa xúc động, khi có một ai đó đi cùng chiều với mình nói với sang “Anh quên gạt chân chống xe máy kìa”. Ít ra, vẫn còn có những người biết quan tâm đến những người khác. Và những câu nói tưởng như rất đơn giản ấy, đôi khi lại là những món quà nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong cuộc sống này.

(Theo blog BLV Anh Ngọc)


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Mình là người vô cảm? (22/10/2011)

Khi du lịch theo nhóm (20/10/2011)

Vài cách để có được tự tin trong cuộc sống (14/10/2011)

Hạt ngọc trong bùn (10/10/2011)

Những ngọn nến sáng (3/10/2011)

Tin nhắn gửi bố mẹ (27/9/2011)

10 cách tiết kiệm tốt nhất (19/9/2011)

Tiếng thì thầm (15/9/2011)

Suy nghĩ về đồng tiền (11/9/2011)

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ (9/9/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn