Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19?
Sự lão hóa khiến toàn bộ cơ quan người cao tuổi bị suy yếu, giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.
Người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi. Quy luật tự nhiên khiến họ bị lão hóa toàn cơ thể, từ hệ cơ xương khớp đến các cơ quan quạn trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu, hệ hô hấp. Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch "thờ ơ" với tác nhân gây bệnh xâm nhập. Cơ thể giảm khả năng thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, môi trường và chế độ dinh dưỡng không hợp lý nên dễ mắc các bệnh ý nền như đái tháo đường, tim mạch.
Khi còn trẻ và sức khỏe tốt, virus, vi khuẩn, nấm không thể xâm nhập và gây bệnh cho các cơ quan hô hấp vì bị các hàng rào bảo vệ ở mũi, họng cản lại, bị phổi bao vây, tống ra ngoài bằng phản xạ ho, khạc mạnh. Khi hệ hô hấp bị lão hóa, hàng rào bảo vệ cơ thể ở mũi, họng đáp ứng rất kém, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh ở đường hô hấp dưới gồm phế quản, phổi. Lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, giảm phản xạ ho, lực ho nên suy yếu trước virus, vi khuẩn hoặc không bao vây, tống tác nhân gây bệnh ra ngoài.
Vì vậy, người cao tuổi khó chống đỡ khi mắc các bệnh lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp và Covid-19. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy người hơn 60 tuổi trung bình mắc 2,6 bệnh, nhóm trên 80 tuổi mắc trung bình 6,8 bệnh. Trong khi đó, dịch Covid-19 có xu hướng lan rộng, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và biến chứng nặng đối với người trên 60 tuổi.
 
Người bệnh cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị ngày 4/3. Ảnh: Chi Lê
Vậy người cao tuổi cần làm gì để có thể giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp và Covid-19?
Đầu tiên, người cao tuổi cần phải nâng cao thể trạng và điều trị đúng, đủ, hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch...
Về dinh dưỡng, người cao tuổi chú ý ăn đủ chất và tránh áp dụng chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo vì sẽ làm cho cơ thể thiếu chất gây suy yếu hệ miễn dịch. Chủ động bổ sung đủ 1,5-2 lít nước hàng ngày, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Người cao tuổi, những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định cũng nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, khi thời tiết thay đổi và dịch Covid-19 đang bùng phát hiện nay. Ngoài ra chú ý giữ môi trường sinh hoạt được thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp.
Nếu phải ra ngoài, người cao tuổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.
Trong trường hợp có vấn đề về sức khỏe, có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường nếu bệnh nhẹ và chỉ tới cơ sở y tế khi có bệnh nặng cần theo dõi, điều trị hoặc cấp cứu. Các cơ sở khám chữa bệnh cân nhắc cấp thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính tối thiểu 2 tháng một lần nhằm giảm tải, giúp người cao tuổi không phải đi lại nhiều, tránh nhiễm Covid-19 hoặc các bệnh đường hô hấp.
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm
Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Hữu nghị
(VnExpress)
 


Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

Cách bố trí ăn uống trong dịch corona (22/2/2020)

Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách (6/2/2020)

5 thời điểm tốt nhất để uống mật ong (7/11/2019)

6 mẹo giữ sức khỏe cho chuyến du lịch dài (2/10/2019)

6 cách ăn cà chua có hại cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết để tránh (17/9/2019)

TRÀ HOA CÚC: Công dụng tuyệt vời, cách uống & Những lưu ý khi sử dụng (11/9/2019)

5 món ăn thức uống ban đêm khiến bạn mất ngủ (12/8/2019)

10 biện pháp khắc phục chứng nhức nửa đầu tại nhà (11/7/2019)

Tuổi 40 cần biết 7 thói quen ăn uống của người Nhật, đỡ lo đột quỵ (26/6/2019)

Các dạng stress bạn phải đối mặt hàng ngày (20/4/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn