Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
MỜI ANH CHỊ EM TRONG CỘNG ĐOÀN HƯỞNG ỨNG GIỜ TRÁI ĐẤT



 
GIỜ TRÁI ĐẤT
 
Nhờ tò mò tôi tham gia vài mạng xã hội ảo, đại khái những thứ không tốn tiền, chỉ tốn thì giờ nếu muốn là thành viên tích cực. Mấy hôm nay, bỗng rộn rịp phong trào tặng cây cho nhau để trồng. Một bạn ở đâu đó trên trái đất này, tôi chưa bao giờ gặp, và không bao giờ bận tâm chuyện gặp gỡ, gởi vào trang mạng cho tôi một cái cây, tượng trưng bằng hình vẽ một cái chồi với vài cái lá be bé. Nếu tôi nhận, kể như cây đó sẽ được trồng trên miếng đất ảo của tôi trên mạng. Mỗi ngày cây sẽ lớn lên. Rồi cây sẽ xòe tán cho bóng mát. Cây cũng sẽ đơm hoa và cho trái chín. Tôi cũng có thể tặng cây cho những bạn bè mà tôi không biết ở đâu và chưa từng gặp. Niềm vui là mỗi ngày mình vào mạng lại thấy cây của mình phát triển thêm một chút. Có khi quên hay bận, cả tuần mới vào mạng, bất ngờ thấy cây đã lớn tồng ngồng, y như bọn trẻ dậy thì.

Chỉ là một trò chơi nho nhỏ thích hợp với trẻ con, người ta bày ra với hy vọng vun dưỡng tình yêu thiên nhiên. Kể ra hơi quái. Một người suốt ngày ôm máy tính (có nhiều khả năng ở trong phòng kín gắn máy điều hòa không khí) trồng cây ảo, nuôi những con vật ảo, lại cổ vũ tình yêu thiên nhiên! Nhưng cái gì cũng có lý của nó cả. Không chỉ Obama mới biết tận dụng tiện ích máy tính và các mạng xã hội ảo, để vận động chính trị. Những người của phong trào “Xanh” cũng biết dùng internet nhân rộng ý thức môi trường của mọi người, đặc biệt giới trẻ thế hệ “toàn cầu hóa”. Thế hệ ấy thích những gì “toàn cầu”: cái phim thế giới đang xem thì mình phải xem, bản nhạc được download nhiều nhất trên mạng là bản nhạc phải-chép-về, ở Đan Mạch, Nhật Bổn, Mỹ, Canada, sẽ tắt đèn trong giờ Trái Đất toàn cầu, thì giờ đó mình cũng… lên mạng xem sự tình diễn ra sao.

Xem ra “giờ trái đất” cũng gây được chú ý trong giới trẻ Việt Nam , ít nhất là trên mạng. Ở ngã tư chỗ tôi ở thì hầu như không có gì xảy ra cả. Tôi đã hy vọng đèn đóm tắt hết như… cúp điện toàn thành, để trong không gian tối đen thật sự, con mắt trần của mình được tận hưởng ánh sáng những vì sao. Đôi lần may mắn, tôi từng được ở giữa thiên nhiên trong đêm không có ánh sáng nhân tạo, bình an thanh thản ngước nhìn bầu trời nạm đầy kim cương – những vì sao đêm chi chít quả thật lấp lánh như những hạt kim cương. Ở thành phố không có cách gì chiêm ngưỡng được bầu trời đẹp như vậy vì ánh sáng đèn điện và vì không khí ô nhiễm. Đôi khi nửa đêm chỗ tôi ở bị mất điện, tôi ra hành lang nhìn trời, nhưng chỉ thấy lập lòe những ngôi sao lác đác. Biết là có những vì sao ở đó, mà nhìn hoài không thấy, cũng buồn.

Cuộc vận động Giờ Trái Đất rõ ràng nhằm vào đô thị. Tôi nhớ ấn tượng khi nhìn thấy một thành phố Mỹ về đêm. Từ phi trường Sea-tac về thành phố Seatle, có những chỗ xa lộ lượn qua những sườn đồi cao để nhìn thấy thành phố xa xa, những tòa nhà chọc trời ốp toàn kính, đèn sáng trưng, trông như những chiếc lồng đèn trung thu khổng lồ. Tôi nhớ mình đã hỏi một câu hết sức ngố: “Nửa đêm mà người ta còn làm việc đông vậy sao?” Do tôi ở xứ Chợ Lớn tuy người ta làm việc giáp vòng kim đồng hồ, nhưng nửa đêm nhịp độ giảm rất nhiều, thấy thành phố Mỹ nửa đêm vẫn sáng trưng như ban ngày, tôi đâm hoảng. Hóa ra, có hay không có người làm việc bên trong, những tòa cao ốc đó vẫn để đèn sáng suốt đêm, mọi đêm. Mà không chỉ để đèn sáng, hệ thống sưởi hay điều hòa không khí cũng hoạt động suốt ngày đêm.

Lúc ở trường đại học Wake Forest , nhiều đêm tôi ngồi trong thư viện rộng mênh mông, đèn sáng trưng toàn tòa nhà nhiều tầng, cảm thấy áy náy khi nhìn qua nhìn lại có mỗi một mình mình, bèn trả sách ra về. Nhưng thư viện vẫn còn giờ mở cửa, đèn vẫn sáng, hệ thống sưởi vẫn hoạt động, bất kể có người sử dụng hay không. Ở đó mùa đông tôi thường mặc đồ nhẹ vì các tòa nhà rất ấm, kể cả hành lang; đến mùa hè tôi thường kè kè một cái áo khoác nhẹ, vì các phòng học mát rượi (nghĩa là lạnh đối với tôi). Bên ngoài càng nóng thì bên trong càng mát lạnh. Tôi không biết hệ thống hoạt động ra sao, nhưng trong phòng làm việc của bà giáo sư trưởng khoa, tôi thấy bà đặt dưới gầm bàn một cái máy sưởi bằng điện nho nhỏ, để sưởi cặp giò trần của bà. Khi tôi tỏ ra thán phục sự giàu có của nước Mỹ, bà tức giận nói: “Giàu và ngu!”

Cho nên trên trang mạng “Ngày Trái Đất” của chính phủ, có hướng dẫn tỉ mỉ công dân thực hiện các hành động tiết kiệm như thế nào ở nhà, ở trường, ở nơi làm việc. Chẳng hạn: Tắt đèn và các thiết bị khi rời phòng, giảm sử dụng máy điều hòa và máy sưởi khi có thể, sửa máy lạnh khi nó hư, đừng để vòi nước chảy trong lúc cạo râu hay đánh răng, sửa rò rỉ bồn cầu (một bồn cầu rò rỉ lãng phí 800 lít nước mỗi ngày), tắm nhanh dưới vòi gương sen chứ đừng dùng nguyên một bồn nước. Nghe như bài học dùng cho học sinh cấp một, chứ không phải nỗ lực của một chính phủ (từng) giàu có nhất thế giới tuyên truyền dân chúng tiết kiệm. Đành rằng, không phải tiết kiệm vì… không có tiền, mà vì lợi ích môi trường trái đất.

Mình ở xứ nghèo, bản thân cũng nghèo, quen tiện tặn từ nhỏ đến lớn, thấy xứ người ta giàu có xài sang, ban đầu chỉ tủi thân, chứ chưa biết đến khái niệm công bằng môi trường (environmental justice), cứ tưởng nhà giàu lãng phí của nó thì kệ cha nó, bất quá đời cha ăn mặn đời con khát nước. Bây giờ thì hiểu rằng nhà giàu xài sang đã đang góp phần thải rất nhiều thán khí vào khí quyển, khiến cho nhà nghèo lãnh đủ hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đô thị của mình gần đây cũng hơi sang, hưởng ứng “Giờ Trái Đất” cũng nên. Nhưng vốn quen cúp điện mỗi tuần một ngày (hoặc nhiều ngày) dân mình coi tắt đèn một giờ… là chuyện nhỏ.

Thử hình dung Giờ Trái Đất ở Paris . Tôi còn nhớ cảm giác sững sờ gần thắt tim khi đứng ở nhà thờ Sacre-Coeur trên đồi Monmartre nhìn ra Paris đêm – tựa như một tấm thảm dát chi chít những hạt kim cương lấp lánh trải trước mặt. Cũng vẫn con người luôn bị ám ảnh điện cúp bất tử là tôi đã hỏi: “Nếu đèn tắt thì sao?” Người bạn, một người Pháp tự hào một cách chính đáng về nền văn minh xứ sở mình, đã khẳng định: “Không bao giờ Kinh đô Ánh sáng phải tắt đèn.” Vậy mà đêm 28/3 Paris đã tắt đèn, kể cả tháp Eiffel của Paris, nhà hát Opera Sydney ở Úc, tòa nhà Quốc hội Anh ở London… cũng tự nguyện chìm vào bóng tối. Dù chỉ một giờ.

Cho đến lúc người ta không cần nhìn một kỳ quan lấp lánh muôn ánh đèn một cách lãng phí mà vẫn ý thức và tự hào về sự tồn tại của nó, chắc còn lâu. Nhưng trước mắt, sự hưởng ứng Giờ Trái Đất của gần 4.000 thành phố chứng tỏ bây giờ đến nhà giàu cũng biết khóc trước nạn ô nhiễm môi trường.

Lý Lan


Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2019)

Chúc mừng sinh nhật Thầy Giuse Nguyễn Hùng Cường (10-05-2019) (10/5/2019)

Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2018)

Chúc mừng sinh nhật Thầy Giuse Nguyễn Hùng Cường (10-05-2018) (10/5/2018)

Mừng sinh nhật cô Maria. Trần Thị Kim Danh (28/5/2017)

Mừng 60 năm trong ân sủng (10/5/2017)

Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2016)

Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc Hội nghị Thường niên kỳ I-2016 (12/4/2016)

Chúc mừng Sinh Nhật Cô Maria Trần Thị Kim Danh (28/5/2015)

Chúc mừng Sinh Nhật Thầy Giuse Nguyễn Hùng Cường (9/5/2015)

ĐTC Biển Đức 16 đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Tấn Tước làm Giám Mục Phó tại Giáo Phận Phú Cường (23/3/2011)

Phóng xạ chưa lan rộng ra thế giới (17/3/2011)

Thảm họa động đất tại Nhật Bản - Những mẩu chuyện cảm động (15/3/2011)

Thánh nhân của thế kỷ 21 (14/3/2011)

(8/3/2011)

Thông Báo Tháng 03-2011 (3/3/2011)

Lịch Cộng Đoàn Tháng 03-2011 (3/3/2011)

(1/3/2011)

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU (1/3/2011)

Một mục sư Tin Lành được phong chức linh mục (26/2/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn