Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NÓI ‘LẠY CHÚA TÔI’ CÓ GÌ SAI KHÔNG?
(IS SAYING “OMG” WRONG?)
 
Thưa Cha, kêu tên Chúa vô cớ có phải là tội nặng không?

Thực ra, cũng còn tùy. Có phải Thiên Chúa vẫn còn là một vấn đề lớn không? Nếu không có Thiên Chúa, thì chẳng gì phải lo; nhưng nếu Ngài hiện hữu thì chúng ta có bổn phận phải tôn thờ Ngài.

Nhưng điều này cũng có thể là một ý niệm xa lạ với chúng ta ít nhất có 2 lý do. Theo văn hóa, chúng ta đã đánh mất sự tôn kính tự nhiên chung chung, và đánh mất sự tôn kính Danh Chúa trong đời thường. Chúng ta có khuynh hướng khen ngợi một người ít hơn mức độ họ đáng được ngợi khen. Chúng ta thường thích nghe những lời nói đùa hay nghe người khác diễn tả theo cách ‘hài hước hạ cấp’. Tôi đã tiếp xúc với nhiều người, họ đưa ra những câu chuyện và cho rằng những chuyện đùa đó làm cho Chúa Giêsu hay Giáo Hội Công giáo là một thứ ‘đáng cười thực sự’; và tôi sẽ công nhận nó nếu tôi không quá bực mình. Dường như cái gì càng được kính trọng thì phần thưởng làm cho nó trở nên hài hước càng lớn. (Có thể đây là một văn hóa Mỹ. Nó xuất phát từ tính cách ‘không ai mang ơn ai’. Không biết đúng không. Chỉ biết rằng, chúng ta không biết phải tôn trọng cái gì. Chúng ta hoặc là nghĩ ‘cái gì cũng thế thôi’ hoặc cho rằng người ta tự thổi phồng ai đó một cách hài hước. Nhưng sự kính trọng chỉ đơn giản là nhận ra có điều gì đó lớn lao hơn tôi. Nhận ra điều gì cao hơn không có nghĩa là anh và tôi sẽ bị coi thường, mà giúp chúng ta ngước nhìn lên và nhận ra những gì có thực ở trên đó).

Chúng ta cũng đánh mất ý thức về quyền năng danh Chúa. Đó không chỉ là ‘quyền năng’, nhưng thực ra Danh Chúa là thiêng liêng. Tôi muốn lặp lại một lần nữa: Danh Chúa là thiêng liêng. Hãy cố tưởng tượng rằng, bạn là Chúa và bạn sẽ mặc khải cho con người những gì cần làm và những gì cần tránh để có một cuộc sống thực sự tốt đẹp. Các ngươi chỉ không vi phạm ‘Mười đều răn’. Họ sẽ trở nên như thế nào? Rõ ràng, họ trở nên khá quan trọng. Không giết người. Không trộm cắp. Không dâm dục. “Ngươi không được kêu tên Chúa vô cớ”. Sao? Có phù hợp không? Hãy cố tưởng tượng một lần nữa. Bạn là Chúa và  bạn sẽ dạy môn đệ của mình cầu nguyện. Tới câu thứ hai “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng”. Đó đó. Chúng ta cần chú ý đến câu này. Giáo lý Công giáo nói đến việc kêu tên Chúa vô cớ. Bao gồm việc thề gian, thề hời hợt, phản bội lời thề, ảo dụng và nhạo báng Danh Thánh.

Báng bổ?! Người ta vẫn sử dụng từ này? Về cơ bản, báng bổ là “thốt ra những lời chống lại Thiên Chúa – trong thâm tâm hay nói thành lời – những lời oán ghét, sĩ nhục, coi thường… những lời nói xúc phạm đến Thiên Chúa; thiếu sự kính trọng, lạm dụng Danh Thánh… Luật cấm báng bổ bằng lời nói chống lại Hội Thánh Chúa Giêsu, các Thánh và đồ vật linh thánh (CCC2148). Làm điều xấu xa mà dùng Danh Chúa hay đạo giáo như là căn nguyên cũng là báng bổ.

Tôi muốn tập trung vào vài điều quan trọng. Những điều mà chúng ta hầu như nghe thấy ở khắp nơi. Khi chúng ta nói đến ‘Danh Chúa’, chúng ta đối mặt trực tiếp với tên mà Chúa đã tỏ lộ rất ‘riêng’ của Ngài. Điều này liên quan rõ ràng đến Danh Thánh GIAVÊ và Danh Thánh của Chúa GIÊSU KITÔ. Nhưng tội nhạo báng cũng bao gồm cả việc “nói xúc phạm đến Thiên Chúa” và những “ngôn ngữ chống lại… những đồ vật thánh thiêng”.

Vậy những lời chúng ta thường nghe khắp nơi như “Giêsu, Maria, Giuse” hay “Lạy Chúa tôi” thì sao? Những lời chúng ta thường nghe, “Lạy Chúa tôi” cũng là báng bổ. Chúng ta phải biết rõ điều này. Không chỉ nguyền rủa người khác bằng nhạo báng Danh Chúa nhưng sử dụng thường xuyên từ “Lạy Chúa tôi” cũng là báng bổ. Giáo lý cũng nói rằng, “Báng bổ là đi ngược lại việc kính trọng Thiên Chúa và Danh Thánh của Ngài. Tự nó là một trọng tội” (CCC 2148). Hãy nhớ tội trọng nặng nề ra sao? Đó là, nếu ta biết đó là tội mà ta vẫn làm, thì ta sẽ bị triệt tiêu đời sống ân sủng của linh hồn. Một vấn đề lớn!

Nếu một người thấy rằng mình phạm tội này như một phần của lời nói hằng ngày, họ sẽ chán nản vì sẽ phải chạy đến tòa cáo giải mỗi lần vấp chân, căng thẳng, bực tức hay trúng số… Với những người này, ‘kêu Trời’ nói chung vẫn là sai, nhưng có thể đó không nhất thiết là một trọng tội (nhưng hãy bắt đầu tập bỏ đi!). Nếu bạn thực sự cố gắng cắt bỏ cái xấu này ra khỏi lời nói của mình, bạn sẽ làm được nhờ ơn Chúa. Trong thời gian chờ đợi kết quả, cố gắng đừng đầu hàng. Thiên Chúa yêu thương bạn… đó là lý do tại sao Ngài cho bạn biết tên Ngài: “Thiên Chúa tỏ lộ Danh Ngài cho những ai tin Chúa; Ngài mặc khải cho họ những mầu nhiệm kín đáo. Quà tặng của một cái tên đòi hỏi sự tín cẩn và thân quen. ‘Danh Ngài là Thánh’. Đó là lý do mà con người không được lạm dụng nó. Họ phải giữ nó trong tim óc, trong thinh lặng, yêu quý và ngưỡng mộ. Họ không được nói ra trong ngôn ngữ thường ngày trừ khi chúc lành, ngợi khen và tôn vinh”. (CCC 2143).

Father Mike Schmitz

Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ từ IS SAYING “OMG” WRONG?


Kỷ niệm 10 năm Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được tuyên thánh (8/5/2024)

Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Bài Giáo Lý Gia Đình của Đức Thánh Cha Phanxicô: Bài 18 - Thứ Tư 20/5/2015 (22/5/2015)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 49 (17/5/2015)

Giới thiệu Năm Thánh Lòng Thương Xót (8/5/2015)

Sứ điệp ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi (25/4/2015)

Những câu hỏi về Tuần Thánh (3/4/2015)

Suy niệm 14 chặng đường Thánh Giá (2/4/2015)

Đàng thánh giá thứ sáu thánh 2013 tại Colosseum do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự (2/4/2015)

Tại sao nên đi đàng Thánh Giá? (11/3/2015)

Sứ điệp Mùa Chay năm 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô (3/2/2015)

Bản học hỏi Thư mục vụ 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (8/12/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn