Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHĂM SÓC MỤC VỤ CHO GIA ĐÌNH
 
LTS: Ðức Hồng y Fraciszek Macharski, Tổng Giám mục Krakow, Ba Lan, trình bày đề tài thứ 6 của Hội nghị Quốc tế Gia đình lần thứ IV. Ngài đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến những lĩnh vực mà Giáo Hội phải dấn thân vào. Ðây cũng là chủ đề của bài này. Về cốt lõi, Giáo Hội chính là một gia đình và rất gần với gia đình. Do tôi không thể phân tích hết tất cả các vấn đề, tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính. Trước tiên, tôi sẽ đi và vấn đề gia đình là con đường của Giáo Hội (điểm thứ nhất). Tiếp theo, tôi sẽ trình bày nền tảng nhân chủng học và xã hội học (điểm thứ hai). Và phần cuối, tôi sẽ tập trung vào sự chăm sóc mục vụ của Giáo Hội? (điểm thứ ba).

1. Gia đình: con đường của Giáo Hội

Sự tồn tại của mỗi con người là sự kết nối không thể nào chia cắt được với gia đình, qua gia đình con người ấy đến với thế gian. Ðồng thời, sự tồn tại của con người ấy được ghi nhận trong cuộc sống của Giáo Hội, và bởi chính vì do ý muốn của Chúa Kitô, con người ấy cố gắng dự phần vào mọi mặt của cuộc lữ hành trên trần gian này.

Chính vì thế, Giáo Hội luôn đồng hành với mỗi người, và đồng thời với mỗi gia đình trong tất cả mọi việc xảy ra ở mọi lúc mọi nơi.

Vì lí do đó, như ÐTC Gioan Phaolô II nói: "Ðối với Giáo Hội, gia đình là khởi đầu và là con đường quan trọng nhất, gia đình là duy nhất và có một không hai, cũng như mỗi một con người chỉ hiện hữu một lần; gia đình là con đường mà mọi người phải đi qua". Thật ra, họ đến với thế gian này một cách bình thường thông qua gia đình, vì thế chúng ta có thể nói nhờ có gia đình mà họ hiện hữu thực sự. Khi không có gia đình, con người lớn lên trong ước muốn, đau khổ và lo lắng, đánh dấu suốt cuộc đời người ấy. Giáo Hội, với sự quan tâm đầy yêu thương rất gần gũi với những ai sống trong hoàn cảnh này, vì Giáo Hội biết rõ vai trò cơ bản của gia đình. Giáo Hội cũng biết rằng thông thường một người rời gia đình đầu tiên của họ để hoàn thành việc mời gọi sống cuộc đời mình trong một gia đình mới, ngay cả khi người ấy quyết định sống tự lập, gia đình vẫn tiếp tục hiện hữu như sợi chỉ liên kết với cộng đồng cơ sở, nơi bắt nguồn mọi mối quan hệ xã hội của người ấy.

Trong thực tế chúng ta sử dụng cụm từ "gia đình nhân loại" khi nói đến toàn thể con người sống trên thế giới này. Cuộc sống của Giáo Hội khắc sâu trong cuộc sống gia đình. Do đó, Giáo Hội xem gia đình như là:

a. Một con đường chung

Trong thực tế, Giáo Hội không hạn chế hoạt động trong phạm vi các gia đình Công giáo mà còn mở rộng ra tới mọi gia đình nhân loại không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, quốc gia hoặc giàu hay nghèo.

Ðối với Giáo Hội, gia đình là nơi tốt nhất để học hỏi giá trị đích thực của con người, vì gia đình cho phép con người sống giữa tự quản và cộng đồng, giữa hợp nhất và đa dạng.

Chính vì lí do đó nên trong thư gửi lãnh đạo các quốc gia, vào dịp Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, ÐTC Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng: "Các cấp lãnh đạo dân sự phải có trách nhiệm khuyến khích sự phát triển hài hoà của gia đình, không chỉ trên quan điểm về sự sống có mang tính chất xã hội mà còn về sự sung mãn trên khía cạnh đạo đức, tinh thần".

Gia đình là một cơ cấu phổ quát, ngay cả khi thế giới đương đại cố gắng dẹp bỏ cơ cấu ấy bằng cách nghi ngờ tầm quan trọng của hôn nhân như là một mối liên kết giữa người nam và người nữ, và bằng cách nghi ngờ sự cần thiết phải có một mối liên kết giữa người nam và người nữ, và bằng cách nghi ngờ sự cần thiết phải có một môi trường gia đình cho việc gia đình giáo dục con cái.

b. Gia đình là một cơ cấu đặc biệt cần sự giúp đỡ của mọi người

Khi quan tâm đến từng gia đình, Giáo Hội tôn trọng những đặc trưng và tính duy nhất của gia đình. Gia đình chỉ có một cũng giống như một con người thống nhất và chỉ có một. Vì lí do này, bằng cách phục vụ gia đình, Giáo Hội không chỉ làm việc trên phương diện gia đình trừu tượng nhưng đối với từng gia đình thật sự ở mỗi vùng trên thế giới này, ở mỗi kinh tuyến, vĩ tuyến, và trong sự đa dạng của lịch sử và văn hoá. Thật ra, mỗi gia đình tự hiện hữu như một "Hội Thánh tại gia" và do đó gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, nền tảng của những đặc điểm sâu sắc nhất của xã hội.

Và điều này cũng đúng đối với Nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Ðó là lí do tại sao Công đồng Vatican II đặt cho gia đình tước hiệu "Giáo Hội tại gia".

Hiểu được vai trò đặc biệt của gia đình cả trong đời sống mỗi người và trong xã hội cũng như trong quốc gia, Giáo Hội yêu cầu rằng tất cả các quyền của gia đình phải được thừa nhận trong đời sống xã hội và trong đời sống của quốc gia.

Giáo Hội hướng quan điểm phục vụ đối với gia đình và cố gắng làm cho gia đình lấy lại những giá trị, sinh khí và tính quân bình của mình. Chính vì lí do đó, Giáo Hội dự phần vào tất cả những sáng kiến xã hội, chính trị liên quan đến những điều tốt đẹp đối với gia đình, cả ở cấp độ quốc tế, ở các xã hội và quốc gia riêng biệt.

Giáo Hội nhắc nhở gia đình rằng: gia đình chịu trách nhiệm đối với sự phát triển và vị thế của mình trong xã hội như là một tế bào cơ bản của xã hội đó. Các gia đình cũng mang trách nhiệm đóng góp ý nghĩa và tính thực tế để trở thành "Hội Thánh tại gia", ngay cả trong những hoàn cảnh khác nhau của thế giới hôm nay.

2. Nền tảng xã hội và nhân chủng của gia đình

Những yếu tố cơ bản mô tả thực tế gia đình này cho chúng ta thấy những nghĩa vụ được giao cho gia đình Công giáo trong lĩnh vực chăm sóc mục vụ Giáo Hội. Từ đó xác định vai trò đích thực của gia đình "là", "Familia, quid dicis de te ipsa", ÐTC Gioan Phaolô đã hỏi như vậy: "Gia đình Công giáo, bạn là ai? Bạn nói gì về chính mình?". Tôi là gia đình, tôi là môi trường của tình yêu: tôi là môi trường của sự sống, tôi là "gaudium et spes!" (Tại cuộc gặp gỡ thế giới về Gia đình, Gia đình, bạn nói thế nào về bạn? Tôi là "Gaudium et spes"- Roma, tháng 10/1994). Chính vì vậy, bản chất của gia đình vẫn "luôn phải là" phần của cộng đồng tình yêu, đền thánh của sự sống, trường học cho một tình nhân loại tốt đẹp hơn, và là cộng đồng cơ bản của xã hội.

a. Cộng đồng tình yêu

Con người được tạo nên có nam và nữ. Ðấng Tạo Hoá đã ban tặng người này cho người kia như là một sự trợ giúp và hoàn thiện lẫn nhau. Gặp được chính mình trong giới tính khác, họ mong mỏi kết hợp với nhau để vượt qua sự cô đơn từ nguyên thuỷ.

Vì điều này mà người nam và nữ được mời gọi xây dựng "mối liên hệ con người" dựa trên cơ sở tình yêu thật sự của hôn nhân, ở đó họ là quà tặng của nhau.

Sự dâng hiến cho nhau, một sự dâng hiến tự nguyện trọn vẹn cho người bạn đời, và khả năng đón nhận tất cả những món quà của người phối ngẫu, đấy chính là thước đo tình yêu trong hôn nhân. Mẫu gương của tình yêu này đã được minh chứng qua Chúa Kitô, Người đã hiến cuộc sống mình cho Giáo Hội và cho mỗi người chúng ta. Chỉ có con người, một nhân vị tự do và có trách nhiệm, mới có thể hiến dâng tình yêu như thế. Một đôi vợ chồng sống tình yêu như vậy sẽ luôn luôn khám phá ra những ý nghĩa mới của tình yêu và những trách nhiệm mới để thực hiện tình yêu đó. Thực ra, như ÐHY Karol Wojtila đã nói trong bài Tình yêu và trách nhiệm: "Tình yêu không bao giờ "là" nhưng hãy "trở nên" tuỳ theo sự hiến dâng của mỗi người, và sự cam kết căn bản của họ". Tình yêu là mảnh đất nơi đó người ta tiếp tục học hỏi làm thế nào để sống "vì" và "với" người khác, cùng với việc nhận thức được sự hạn chế và những yếu kém của bản thân. Chính từ đó, ÐTC Phaolô VI cho thấy tầm quan trọng của sự hợp nhất với Ðấng Tạo Hoá. Người nào tạo ra khả năng yêu thương trong mỗi người nam và nữ, người đó sẽ biết rõ giới hạn của sự hoàn hảo của con người, sự hoàn hảo sẽ luôn luôn làm cho mọi việc trở nên tốt hơn.

b. Ðền thánh của sự sống

Gia đình được mời gọi trở thành suối nguồn và chăm sóc cho sự sống ấy. Gia đình có tầm quan trọng bậc nhất đối với sự sống. "Sự sống này bắt nguồn từ bản chất rất riêng biệt của mình, đó là một cộng đồng sự sống và tình yêu dựa trên nền tảng hôn nhân, cũng như bắt nguồn từ nghĩa vụ nuôi dưỡng, chia sẻ và thể hiện tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa hiện diện nơi đây, với cha mẹ đóng vai trò cộng tác và giảng giải về trao ban sự sống và việc giáo dục con cái theo chương trình của Chúa Cha trên trời. Tình yêu như thế trở thành tình yêu tự hiến, mời gọi và biết ơn. Trách nhiệm của gia đình thời nay càng to lớn hơn, bởi vì có rất nhiều sự đe doạ đối với cuộc sống ngay từ khi còn trong bụng mẹ cho tới khi cuối đời. Ðiều này được biểu lộ hết sức rõ ràng qua những phát kiến của một số người chống đối sự sống, hoặc qua những quyết định của các quốc hội nhằm hợp pháp hoá quyền phá thai và quyền quyết định cái chết nhẹ nhàng. Vì thế, gia đình cần phải hoàn thành tốt bổn phận của mình? trong suốt cuộc đời đối với tất cả các thành viên trong gia đình từ khi thành hình trong lòng mẹ cho tới lúc vĩnh biệt cuộc sống một cách tự nhiên, bởi vì gia đình thật sự là đền thánh của sự sống. Ðó chính là nơi mà sự sống - quà tặng của Thiên Chúa - được chào đón và bảo vệ để chống lại những đe doạ mà cuộc sống phải đối mặt, và để có thể phát triển theo khuôn mẫu sự trưởng thành của con người đích thực. Vì thế, gia đình đóng vai trò thật sự cốt yếu trong việc xây dựng một nền văn hoá sự sống mà không có một quốc gia hay xã hội nào có thể thay thế được.

c. Trường học để cải thiện con người

Gia đình, hướng dẫn cuộc sống, cũng là môi trường mà ở đó nhân phẩm con người được hình thành. Cha mẹ, qua cách tạo nên một cuộc đời mới, được mời gọi giáo dục con người này trở nên Cha Mẹ và Nhà Giáo dục Con người. Quan trọng hơn hết trong việc giáo dục con người đó là giáo dục nhân cách (Thư gửi các gia đình, số 16). Vì vậy, đó là nghĩa vụ đúng đắn xuất phát từ việc trở thành cha mẹ, bởi vì như giáo huấn của ÐTC Gioan Phaolô II: "Nhiệm vụ đích thực của giáo dục mà cha mẹ có là vô cùng cần thiết bởi chính nhiệm vụ này liên kết với việc duy trì sự sống con người. Nhiệm vụ đó vừa mang tính chất căn bản vừa chủ yếu khi so sánh với những nhiệm vụ giáo dục khác của con người, do tính duy nhất của mối quan hệ tình thương hiện hữu giữa cha mẹ và con cái. Không ai có thể thay thế hoặc làm thay cha mẹ được" (Familiaris Consortio, số 36a).

Tạo nên một khuôn mẫu nhân bản có nghĩa là giáo dục về niềm tin và cũng là giáo dục về ý thức của cá nhân. Trên nền tảng ấy là cuộc sống tôn giáo của các gia đình, và các gia đình này, do sống đức tin, sẽ mang trên đôi vai trách nhiệm "rao giảng Phúc Âm cho con cái và đón nhận Tin Mừng" như là nhiệm vụ chính theo điều kiện và lời mời gọi của họ; như thế mọi thành viên trong gia đình đều có thể nghe được Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi thử thách xảy đến lúc đau khổ, bệnh tật hay tuổi già (Thông điệp của ÐTC Gioan Phaolô II đối với ngày Thế Giới Vụ, 19 tháng 5 năm 1991). Chính vì thế, gia đình trước tiên được mời gọi công bố Phúc Âm cho con cái và hướng dẫn chúng qua cách dạy giáo lí, kinh nguyện, và giáo dục dần dần để trở thành một con người hoàn thiện và thấm nhuần chân lí Kitô giáo.

Thật vậy, giáo dục nhân bản cũng có nghĩa là giáo dục đời sống xã hội. Mỗi người thuộc về một xã hội riêng nên họ chịu trách nhiệm về sự hình thành và phát triển của xã hội ấy. Như thế, "gia đình là biểu hiện của một trong những yếu tố liên đới quan trọng nhất, lập nên trật tự đạo đức xã hội trong mọi việc làm của con người. Ðồng thời gia đình là một cộng đồng được hình thành nhờ lao động và thực chất là trường đào tạo lao động nội bộ đầu tiên đối với mỗi con người" (Laborem exercens, số 10). Thông qua giáo dục về trách nhiệm đối với xã hội, gia đình củng cố điều tốt của cộng đồng, nơi đó gia đình sinh tồn và nhờ cộng đồng gia đình có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Vì thế, gia đình "cấu thành nguồn gốc và là công cụ hiệu quả nhất cho việc nhân bản hoá và nhân vị hoá xã hội" (Familiaris Consortio, số 43).

d. Cộng đồng cơ sở của xã hội

"Gia đình là một cộng đồng quần chúng, một tế bào nhỏ nhất của xã hội và vì thế gia đình là một tổ chức cơ bản cho sự sinh tồn của mỗi xã hội", (Thư gửi các gia đình, 17). Do đó, cả nhà nước và xã hội đều phải chăm sóc gia đình vì sự phát triển và an toàn của gia đình. Sức mạnh và tinh thần đạo đức của gia đình thực sự là nguồn lực cho sức mạnh và tinh thần đạo đức của một quốc gia. Mặt khác, những yếu kém và sự huỷ hoại gia đình là dấu hiệu bắt đầu cho sự suy tàn của một quốc gia. Ðó là lí do tại sao gia đình đòi hỏi xã hội "trước hết phải công nhận sự hiện hữu của gia đình và phải chấp nhận vai trò chủ thể xã hội của gia đình; vai trò chủ thể này gắn liền với chính đặc tính rất riêng biệt của hôn nhân và gia đình. Hôn nhân, cơ sở của gia đình như là một thể chế, được hình thành qua một thoả ước, qua đó "một người nam và một người nữ thiết lập thành một cộng đồng cho đến suốt đời; về bản chất tự nhiên, cộng đồng ấy hướng tới điều thiện hảo của đôi lứa, để sinh sản và dưỡng dục con cái". Chỉ có một sự kết hợp như vậy mới có thể được công nhận và được xác nhận là "hôn nhân" trong xã hội (Thư gửi các gia đình, 17). Ðiều này không thể áp dụng cho những sự kết hợp khác dựa trên cơ sở hợp tác cá nhân được thành lập giữa người nam và nữ và được mô tả bởi việc "họ phớt lờ, trì hoãn hoặc ngay cả từ chối sự ràng buộc của lời hứa hôn nhân" (Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, Gia đình, hôn nhân và luật chung về hôn nhân", 26-7-2000). Do đó, khi thiết lập luật lệ và tập quán, xã hội không thể bị cám dỗ bởi vẻ bên ngoài hiện đại và mạo hiểm để trở nên dễ dãi đối với những vấn đề có tầm quan trọng như hôn nhân và gia đình. Ngược lại, nếu xã hội muốn phát triển và lớn mạnh, xã hội phải làm những gì có thể làm được để gia đình vững mạnh và nhận thức được thiên hướng và nhiệm vụ của gia đình.

e. Những hoạt động mục vụ đối với gia đình

Gia đình được mời gọi trở thành đúng với bản chất của mình. Ðó là mục tiêu có thể được thực hiện trong gia đình và thông qua gia đình Kitô giáo. Nhưng để thực hiện điều này, gia đình, ở đây là chủ thể của sự chăm sóc mục vụ, cần sự hỗ trợ và sáng kiến từ bên ngoài, ngay cả từ Giáo Hội. ÐTC Gioan Phaolô II nói: "Do đó, chúng ta cần phải nhấn mạnh một lần nữa, việc Hội Thánh phải cấp bách can thiệp mục vụ để hỗ trợ gia đình", (Familiaris Consortio, số 65). Xuất phát từ nhận định này mà nhiều hành động mục vụ cụ thể của Giáo Hội phải được thực hiện để hỗ trợ gia đình:

* Chăm sóc tinh thần

Gia đình, dựa trên Bí tích Hôn nhân, trước tiên cần sự củng cố về tinh thần và tâm linh. Ðó là lí do tại sao Giáo Hội, để hoàn thành nhiệm vụ giải thoát đối với gia đình, một nhiệm vụ được đón nhận từ Thiên Chúa, tìm kiếm đường hướng làm cho mối quan hệ giữa Thiên Chúa và gia đình trở nên sâu sắc, và giúp gia đình khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa ngày càng rõ ràng hơn, đồng thời được đóng khuôn trong ánh sáng của hồng ân Thiên Chúa. Giáo Hội làm điều này khi rao giảng Lời Chúa, bởi vì "Lời Chúa giúp gia đình Kitô hiểu được bản chất đích thực của mình, hiểu được chính gia đình là gì và gia đình phải như thế nào để phù hợp với chương trình của Thiên Chúa. Với các bí tích, Giáo Hội làm phong phú và làm mạnh mẽ gia đình Kitô với ân sủng Chúa Kitô, cũng như để đạt được sự thánh thiện và làm sáng danh Thiên Chúa Cha". Qua sự tuyên bố giới luật yêu thương, "Giáo Hội cổ vũ và hướng dẫn gia đình Công giáo dấn thân vào việc phục vụ cho tình yêu" (Familiaris Consortio, số 49).

Sự chăm sóc của Giáo Hội về việc phát triển tinh thần đối với gia đình được biểu lộ bằng lời cầu nguyện cho gia đình. Bằng cách này, Giáo Hội bộc lộ tình yêu thương với mọi gia đình và góp phần làm cho các gia đình mạnh mẽ trong quyền năng của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện này cũng liên quan và bao gồm cả những gia đình, tạm gọi là "vô nguyên tắc". "Thật vậy, họ phải cảm thấy được vòng tay ấm áp và sự chăm sóc của anh chị em họ". Vì lí do trên, ÐTC Gioan Phaolô II nhấn mạnh: "Lời cầu nguyện của Giáo Hội, lời cầu nguyện này được Thiên Chúa lắng nghe, sau đó lời cầu nguyện ấy cũng được mọi người lắng nghe, để họ không nghi ngờ và để tất cả những ai hay lưỡng lự và do dự vì tính yếu đuối của con người sẽ chiều theo những quyến rũ cám dỗ vật chất, vốn chỉ là vẻ bề ngoài, cũng như tất cả những gì do cám dỗ tạo nên (Thư gửi các gia đình, 5).

*Chăm sóc cho sự vững bền của gia đình

Nhiệm vụ của Giáo Hội là thắt chặt sự ràng buộc của hôn nhân dựa trên cơ sở niềm tin đối với Thiên Chúa và con người. Lòng tin ấy tỏ ra hết sức cần thiết đối với sự kết hợp mật thiết hoặc nói khác đi sự cống hiến hỗ tương cho nhau và sự chăm sóc con cái đòi hỏi một sự tin tưởng hoàn toàn từ cả hai phía của đôi vợ chồng và cũng đòi hỏi phải có một sự liên kết không thể chia cắt" (KDK, 48). ÐTC Gioan Phaolô II đã nhắc lại cho chúng ta khi Ngài nhấn mạnh rằng việc giáo dục chân lí này "là bổn phận cơ bản của Giáo Hội" (Familiaris Consortio, số 20). Bổn phận cơ bản này là cội nguồn cho một sự giáo dục đầy đủ và cho việc chuẩn bị cho thanh niên về một lựa chọn và có ý thức về đời sống hôn nhân sau này của họ, và sự chuẩn bị cho đời sống đó trong sự thật và tình yêu. Thực ra, trước khi thực hiện cam kết do bí tích hôn nhân, thanh niên được "mời gọi để hiểu thế nào là tình yêu có trách nhiệm, và chín chắn trong khuôn khổ của cuộc sống chung và tình yêu, mà gia đình phải trở thành để đúng nghĩa là một Hội Thánh tại gia thật sự, làm phong phú thêm cho toàn thể Giáo Hội, (Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, Chuẩn bị cho Bí tích Hôn nhân, Roma, 1996). Việc chuẩn bị cho bậc sống hôn nhân và đời sống gia đình là cực kì quan trọng đối với Giáo Hội và có ý nghĩa rất lớn đối với toàn thể cộng đồng Kitô giáo.

*Bố trí cơ cấu cho việc chăm sóc mục vụ đối với các gia đình

Trách nhiệm của Giáo Hội là chăm sóc tất cả các cuộc hôn nhân và gia đình về mọi mặt. Ðể hoàn thành nhiệm vụ này, cần phải có một cơ cấu hoàn hảo và nhân viên được huấn luyện đầy đủ. Vì thế, ÐTC Gioan Phaolô II nói, mọi cố gắng phải được tận dụng để việc chăm sóc mục vụ đối với gia đình được thực hiện và phát triển. Ðây là lĩnh vực nhất thiết phải được ưu tiên, vì chắc chắn rằng trong tương lai việc rao giảng Tin Mừng sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơ cấu "Hội Thánh tại gia" này, (Familiaris Sonsortio, số 65). Sự mời gọi này trên hết đặt trên vai các cộng đồng giáo quyền địa phương, nơi mà mọi gia đình có thể khám phá và sống lời mời gọi về thiên chức của mình. Chăm sóc mục vụ đối với các gia đình đòi hỏi phải thực hiện nhiều việc có liên quan đến hôn nhân và gia đình, ngay cả đối với các cuộc hôn nhân với nhiều khó khăn, trở ngại khác nhau hoặc ngay cả đối với các gia đình đang trải qua bi kịch của sự tan vỡ. Hoạt động này là một sự hỗ trợ cơ bản quan trọng thuộc phần vụ của Giáo Hội đối với các gia đình. Ðó là một việc nằm trong chương trình cứu rỗi mà Giáo Hội phải hoàn thành vì lợi ích của hôn nhân và gia đình.

Trong việc hoàn thành trách nhiệm mục vụ của Giáo Hội đối với gia đình, những hội đoàn và nhóm gia đình, "trong đó mầu nhiệm của Hội Thánh Ðức Kitô được biểu lộ và tồn tại theo một mức độ nào đó", (Familiaris Consortio, 72), là cực kì quan trọng. Ðó là những biểu hiện tính năng động cao cả của gia đình, và của những người hiểu được vai trò của tế bào cơ bản của xã hội trong cuộc sống của nhân loại. Ðấy cũng là dấu hiệu của sự quan tâm của Giáo Hội đối với gia đình, và dấu hiệu Giáo Hội mong muốn hỗ trợ, và dẫn dắt gia đình từng bước trong sự hình thành và phát triển của mình. Thật vậy, Giáo Hội "nhìn nhận hôn nhân và gia đình là một trong những món quà quí báu nhất của nhân loại" (Familiaris Consortio, số 1). Bởi vậy phải lưu ý đặc biệt tới các hội đoàn và tổ chức hỗ trợ các gia đình trong vai trò của họ, và tới những ai góp phần giúp đỡ các gia đình trong vai trò giáo dục của họ, và tới những ai góp phần giúp đỡ các gia đình đang trong những hoàn cảnh cực kì khó khăn về vật chất.

Bước vào thiên niên kỉ thứ ba, Giáo Hội đón chào lời gọi của Chúa Kitô để "chèo ra chỗ nước sâu", "Duc in altum" (Lc 5,4). Ðây cũng là lời mời gọi gửi đến các gia đình, để gia đình trở nên một chứng thuyết phục cho khả năng thực hiện đời sống hôn nhân trong sự tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa và cho những nhu cầu đích của con người: của hai vợ chồng, và trên hết cho những người con là những thành phần yếu đuối nhất" (Novo millennio ineunte, số 47). Sự chăm sóc của Giáo Hội nhất thiết phải được hỗ trợ bởi những suy nghĩ sâu sắc. Chúng tôi cần những chương trình mục vụ cụ thể. Thật ra, những lời của ÐTC Gioan Phaolô II cũng đã đề cập đến lĩnh vực quan trọng này của đời sống con người và hoạt động của Giáo Hội (x. Novo millennio ineunte), khi Ngài nói sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội và cả trong gia đình. Ðó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong vai trò của Giáo hội liên quan đến gia đình (cfr, 29).

+ Franciszek Card. Macharski - Krakow

(Phạm Quang Thùy dịch, Trần Bá Nguyệt hiệu đính)


Kỷ niệm 10 năm Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được tuyên thánh (8/5/2024)

Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa - Tân phúc-âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến (5/11/2014)

Sứ điệp ngày Thế giới Truyền Giáo 2014 (22/10/2014)

Bài giảng của ĐTC trong thánh lễ kết thúc Thượng Hội Đồng và tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (20/10/2014)

An tâm về Thượng Hội Đồng sắp tới (1/10/2014)

Giáo lý chuẩn bị của Đại hội thế giới các Gia đình (4/9/2014)

Thánh Monica, một bà mẹ thánh kiên trì và can đảm (27/8/2014)

Đức Phanxicô và mười bí quyết hạnh phúc (30/7/2014)

Sống và Tiếp Tục Sống như một người Công Giáo trong Thế Giới Hôm Nay (7/7/2014)

Các chủ đề lớn của Thượng Hội Đồng về gia đình theo Tài Liệu Làm Việc (2/7/2014)

Gia đình loan báo Tin mừng: ĐỀN THÁNH SỰ SỐNG (27/6/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn