Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÀNG TRAI MỸ HỐI THÚC THANH NIÊN VIỆT NAM DÁM NGHĨ DÁM LÀM

Từ California, Trần Hùng John bất ngờ khi biết một câu trong cuốn sách của anh viết rằng 'phần lớn người Việt Nam thụ động" trở thành chủ đề nghị luận trong môn Văn dành cho khoảng 4.000 thí sinh dự thi đại học ở Việt Nam. 



Trần Hùng John (trái) và một người anh gặp trên đường xuyên Việt. Ảnh: Ig9
 
Đề thi đại học môn Văn khối D vừa qua có một câu hỏi gây tranh cãi, trích dẫn một đoạn trong cuốn sách mới ra mắt tháng trước tại Việt Nam của Hùng John, 24 tuổi.
 
"Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn", Trần Hùng John viết trong quyển "John đi tìm Hùng". Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Trần Hùng John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình. 
 
Đề văn này đã gây nhiều ý kiến trái nhiều trên các mạng xã hội. VnExpress trò chuyện với Hùng John về ý nghĩ của anh quanh quanh sự kiện "gây sốc" này. 

- Anh có thể chia sẻ cảm xúc đầu tiên khi biết quyển "John đi tìm Hùng" được trích dẫn làm câu hỏi nghị luận trong đề văn đại học khối D năm nay, trong khi nhiều năm trước, chỉ có tác phẩm của các tác gia lớn trong sách giáo khoa mới được lấy làm đề thi?         

- Lúc đầu tôi hơi sốc khi một người bạn đăng đề Văn năm nay lên trang Facebook của tôi. Tôi không thể tin rằng mình sẽ có vinh dự này khi vẫn còn quá trẻ. Tôi thấy rất vui và tự hào vì thành tựu này. Cảm giác thật tuyệt khi biết thông điệp và tên của mình được hàng nghìn học sinh biết đến.  

- Hùng có biết vì sao sách của anh được trích đăng trong đề thi đại học năm nay không?

- Để đoán xem ai đó đã nghĩ gì là điều không thể. Tôi, cũng như nhiều người khác, bị sốc khi sách được trích trong bài thi. Nhưng chắc phải có điều gì hấp dẫn ở câu nói đó nên mới thuyết phục người ra đề chọn nó.

- Anh nghĩ gì khi có không ít học sinh sau buổi thi nói họ không đồng tình với ý kiến của bạn, có người còn tỏ ra giận dữ?

- Nếu họ giận dữ thì có thể điều tôi nói là đúng. Việc gì phải tức giận với một điều không đúng?

Tôi nghĩ mọi người đều có quyền đưa ra quan điểm riêng của họ. Nếu bạn đồng ý, bạn sẽ làm gì để thay đổi điều đó. Còn những người không đồng ý với tôi, tôi sẽ không đề nghị họ giải thích hay đưa ví dụ, mà hãy hành động để chứng minh điều ngược lại.

Hãy dám làm điều mà bạn thực sự thấy hạnh phúc, chứ không phải điều bố mẹ muốn, hay xã hội buộc bạn phải làm.


Độc giả xếp hàng chờ Trần Hùng John ký tặng sách tại buổi ra mắt ở Hà Nội hôm 2/6. Ảnh: Trọng Giáp
 

- Dựa trên cơ sở nào mà anh rút ra nhận định rằng phần nhiều người Việt không dám "dẫn đường"?

- Tôi nghĩ rằng kết luận này được rút ra sau khi tôi gặp nhiều người, lắng nghe câu chuyện của họ và phân tích chúng. Tôi có bằng về tâm lý và được hướng dẫn cách quan sát, đánh giá mọi người.

Điều này tất nhiên là quan điểm cá nhân của tôi. Nó có thể sai, có thể đúng, nhưng đó là một quan điểm.

Một ví dụ có thể minh họa cho điều này là khi bắt đầu học ở Việt Nam lần đầu tiên. Trong lớp, tôi quan sát thấy trong các cuộc thảo luận, không có học sinh Việt Nam nào dám đặt câu hỏi hay chia sẻ quan điểm đầu tiên, mà phải chờ các học sinh nước ngoài làm điều đó. Vấn đề này không thể được đo đếm bằng những công cụ thông thường, vì vậy tôi chắc là cũng khó chứng minh.

Nhưng tôi có cảm giác như là người Việt Nam vẫn chưa đạt được tối đa tiềm năng của mình và đó có thể là một trong những vấn đề.  

- Theo anh, làm thế nào để có nhiều người tiên phong hơn?

- Tôi nghĩ giải pháp bắt đầu ngay từ gia đình. Tôi nghĩ rằng các ông bố bà mẹ cần buông con của họ ra và đừng quá bao bọc con. Việc cho trẻ em đối mặt với khó khăn, thử thách là điều bình thường. Tôi nghĩ rằng khi trẻ em học được cách trở nên độc lập và dũng cảm hơn, các em sẽ dám mơ ước và làm nhiều hơn thế.

Gia đình và quê quán là hai yếu tố quan trọng vì đó là nền tảng của bạn, nhưng chủ yếu vẫn là phụ thuộc vào cá nhân mỗi người. Tôi nghĩ mọi người quyết định số phận của chính họ. Nếu thực sự tin tưởng vào điều gì đó và làm mọi thứ bằng hết sức lực để đạt được nó, chẳng có gì có thể ngăn bạn tới thành công. 
 
- Anh đã gặp người Việt Nam nào đi ngược lại số đông mà anh nhận định trong bài thi Văn năm nay chưa?   
 
- Có, như tôi đã viết trong sách, tôi từng gặp anh Quy, một nông dân 30 tuổi ở Hà Tĩnh. Anh tốt nghiệp cao đẳng nhưng thay vì vật lộn ở thành phố với đồng lương tháng từ 5 đến 7 triệu đồng, anh trở về quê và đầu tư vào trang trại. Anh nuôi đủ các loại vật nuôi để bán và kiếm được gấp đôi số tiền trên mỗi tháng, mà lại không phải làm nhiều. 
 
Anh ấy là sếp của chính mình và được làm những việc anh thích. Anh muốn thật sự thành công để có thể giúp đỡ các nông dân khác.

Có một điều mà tôi cho là đã góp phần giúp anh Quy trở nên khác biệt, là anh ấy đi nhiều. Anh ấy làm ở nhiều nơi một thời gian. Khi cha anh mất, anh phải về nhà để chăm sóc mẹ vì là con một. Tôi nghĩ đi chu du khắp nơi và trải nghiệm nhiều điều đã giúp anh ấy thay đổi tư duy.
 
- Hùng John đã hai lần đi xuyên Việt, sống và làm việc cùng người dân dọc đất nước. Ai hay điều gì đã truyền cảm hứng cho anh thực hiện những chuyến xuyên Việt này?
 
- Việc muốn trở nên "Việt Nam" hơn đã thôi thúc tôi. Tôi đã sống ở Việt Nam một năm rồi nhưng không thực sự hiểu Việt Nam có gì. Và nhiều người cũng bảo tôi rằng tôi sẽ không bao giờ hoàn toàn Việt Nam vì tôi không sinh ở Việt Nam. Điều này đã truyền cảm hứng cho tôi xách ba lô lên và đi tìm câu trả lời. Đó là lý do tôi sống và làm việc cùng những người từ mọi nẻo đường của cuộc sống. Cuối cùng tôi nhận ra rằng chính cảm giác bên trong mới là điều quan trọng nhất. 
 
- Dự định sắp tới của anh là gì?
 
- Từ tháng 8 đến cuối tháng 9, chúng tôi sẽ có một book tour (tour giới thiệu sách) dọc Việt Nam. Tôi sẽ đi xuyên Việt để đem cuốn sách và thông điệp của tôi đến những thị trấn, thị xã, nhưng lần này sẽ không phải là đi bộ. 
 
Cũng sẽ có một số sự kiện ở các thành phố lớn với những người trẻ thành công như Toàn Shinoda, một Vlogger trên YouTube, nghệ sĩ nhạc rap Việt Phương. Các bạn này sẽ đến và biểu diễn, nói chuyện với mọi người để truyền cảm hứng cho họ theo đuổi ước mơ, làm những điều khác biệt.
 
Ấn bản lần một của cuốn sách "John đi tìm Hùng" đã bán hết vài nghìn bản. Chúng tôi sẽ đóng góp một khoản lớn trong số tiền bán sách vào việc từ thiện. Kế hoạch của tôi là bán một triệu quyển, quyên góp được 25.000 USD. Số tiền sẽ được dùng làm học bổng đại học 4 năm dành cho các học sinh phổ thông nghèo, phục vụ chương trình hỗ trợ nông dân và giúp một em học sinh nghèo. 
 
Trần Hùng John sinh ra và lớn lên ở Mỹ trong một gia đình gốc Việt. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, ĐH Berkeley, Mỹ, Trần Hùng John đến Việt Nam tháng 8/2010 du học theo chương trình trao đổi văn hóa. Sau gần hai năm sống, tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội, tháng 10/2012, Trần Hùng John quyết định đi bộ xuyên Việt không mang theo tiền để tự mình có những cảm nhận và trải nghiệm riêng về đất nước, con người Việt Nam. Sau hai lần xuyên Việt, anh đã cho ra đời cuốn sách “John đi tìm Hùng”.
 
Trọng Giáp
(Vnexpress)


Tài liệu về vấn đề khiêu dâm và bạo lực trong các phương tiện truyền thông: Ứng phó mục vụ (3/5/2024)

Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Nữ tiếp viên quên mình cứu hành khách gặp nạn (9/7/2013)

Bộ ảnh về người cha khiến cư dân mạng rơi nước mắt (3/7/2013)

Nạn cưỡng hiếp ở Ấn Độ: 20 phút một vụ (25/6/2013)

“Đổi vợ đổi chồng” - Chế tài còn bỏ ngỏ (15/6/2013)

Biếm họa giao thông của tác giả 'Sát thủ đầu mưng mủ' (10/6/2013)

Bộ ảnh 'đừng bắt nạt em' gây sốt (1/6/2013)

Xâm hại bằng “tình dược siêu cấp” (24/5/2013)

Clip hot: Khác biệt hài hước giữa con trai và con gái (18/5/2013)

Những khác biệt thú vị giữa trẻ con ngày ấy và bây giờ (13/5/2013)

Cười nghiêng ngả với bài thơ (21/4/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn