Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NẠN CƯỠNG HIẾP Ở ẤN ĐỘ: 20 PHÚT MỘT VỤ
 
Thời gian gần đây, nhắc đến Ấn Độ nhiều người nghĩ ngay đến nạn cưỡng hiếp - một trong những loại tội phạm phổ biến nhất Ấn Độ và bị tổ chức nhân quyền LHQ xem là vấn nạn quốc gia của nước này.

Có thể hình dung theo mô tả của báo The Hindu (Ấn Độ), cưỡng hiếp diễn ra không ngừng ở khắp nơi, tại nhà, trong xóm làng, trong trụ sở cảnh sát, trong thị trấn, thành phố… Trong khoảng thời gian 1990-2008, số vụ cưỡng hiếp đã tăng gấp đôi so với trước năm 1990. Nhìn xa hơn, trong khoảng thời gian 1953-2011, số vụ cưỡng hiếp đã tăng lên 873%, tăng nhanh hơn gấp ba lần các loại tội phạm khác. Thủ đô New Delhi là nơi có số vụ cưỡng hiếp nhiều nhất nước.

20 phút một vụ

Con số từ Cục Thống kê tội phạm Ấn Độ cho thấy trong năm 2011 đã có 24.206 vụ cưỡng hiếp được trình báo, trung bình cứ mỗi 20 phút lại có một vụ cưỡng hiếp được trình báo. Trong khi theo các chuyên gia, con số thật sự cao hơn nhiều, ở nông thôn, chỉ khoảng 5% các vụ cưỡng hiếp được trình báo và chỉ 30% trong số vụ này được theo đuổi trừng trị thủ phạm.

Cưỡng hiếp ở Ấn Độ nổi lên toàn cầu sau khi thế giới rúng động vì vụ cô bé 15 tuổi người Anh Scarlett Keeling bị hiếp và giết chết tại Ấn Độ tháng 2-2008, theo báo Daily Mail (Anh).

Cưỡng hiếp không loại trừ ai, cả về nạn nhân lẫn thủ phạm. Trong năm 2012, dân thị trấn Chirang (bang Assam) đã vây đánh ông Bikram Singh Brahma vốn là nghị sĩ đảng cầm quyền Quốc đại sau khi bắt quả tang ông này cưỡng hiếp một phụ nữ khi đi công cán tại đây. Ông này bị khai trừ khỏi đảng sau đó.

Vấn nạn cưỡng hiếp càng trở nên nhức nhối sau khi xảy ra vụ nữ sinh viên Ấn Độ Jyoti Singh Pandey bị tấn công và cưỡng hiếp tập thể tại New Delhi tháng 12-2012 làm nạn nhân chết 13 ngày sau đó. Đáng chú ý, chỉ 24 giờ sau khi xảy ra vụ việc, tại New Delhi ít nhất có thêm hai bé gái vị thành niên cũng bị cưỡng hiếp tập thể, một trong hai bị giết chết.

Thế giới lo ngại

Những ngày sau đó là những ngày sục sôi của cả Ấn Độ. Người dân thì xuống đường biểu tình, các chính trị gia thì gác toàn bộ lịch, tập trung họp bàn về cưỡng hiếp, tăng cường bảo vệ phụ nữ và bắt tay vào sửa đổi luật chống cưỡng hiếp theo hướng tăng nặng hình phạt.



Các thành viên nhóm Red Brigade (bang Uttar Pradesh, Ấn Độ - gồm khoảng 100 nữ thanh thiếu niên từ 11 đến 25 tuổi biết võ) tuần tra TP Luchnow ngăn chặn cưỡng hiếp

Đầu tháng 4, Ấn Độ thông qua Luật Hình pháp 2013 sửa đổi, trong đó tăng nặng hình phạt cho tội phạm cưỡng hiếp lên chung thân và tử hình nếu làm nạn nhân chết hoặc hôn mê, sống đời thực vật; quy các hành động quấy rối, tán tỉnh dâm dật vào tội hình sự với hình phạt bảy năm tù giam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cưỡng hiếp đã không giảm mà còn tăng sau các động thái siết chặt luật và tăng cường an ninh cho phụ nữ.

Sau năm vụ cưỡng hiếp trẻ em chỉ trong tháng 4, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phải thừa nhận dù đã sửa luật nhưng Ấn Độ có rất nhiều thiếu sót cần phải làm để cải thiện an toàn, an ninh cho phụ nữ. Chỉ một tuần sau, lại thêm một bé gái bốn tuổi bị hiếp và chết. Ba tháng rưỡi đầu năm 2013, trong thời gian chính phủ sửa đổi luật, số vụ cưỡng hiếp tại New Delhi đã tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2011 (463 vụ so với 179 vụ) và không có dấu hiệu dừng lại.

Không chỉ là vấn nạn của Ấn Độ, cưỡng hiếp còn là mối lo của thế giới khi mới đây, ngày 3-6, một nữ du khách Mỹ đã bị ba tên cưỡng hiếp tập thể ở bang Madhya Pradesh. Trước đó ba tháng, một nữ du khách Thụy Sĩ cũng đã bị sáu tên cưỡng hiếp tập thể tại bang này. Trước đó nữa là một phụ nữ Hàn Quốc cũng bị cưỡng hiếp ở bang này.

Tại TP Kolkata, bang West Bengal cuối tháng 5, một phụ nữ Ireland cũng bị cưỡng hiếp. Tháng 3, một nữ du khách Anh đã phải nhảy lầu khỏi khách sạn ở TP Arga, bang Uttar Pradesh để tránh bị cưỡng hiếp.

Tháng 2, Tân Hoa xã (Trung Quốc) đã bêu danh Ấn Độ là thủ đô của thế giới về cưỡng hiếp, cảnh báo công dân thận trọng khi ở Ấn Độ. Thông tin từ báo Zee News (Ấn Độ), trong khối các nước G20, Ấn Độ bị xem là nước kém an toàn nhất đối với phụ nữ. Một khảo sát của hãng tin Reuters (Mỹ) cho thấy Ấn Độ là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với phụ nữ, cùng với Afghanistan, CHDC Congo, Somalia.

Thông tin từ báo The Daily Beast (Ấn Độ), sau vụ nữ sinh viên Jyoti Singh Pandey bị cưỡng hiếp và thiệt mạng và hàng loạt vụ cưỡng hiếp sau đó, rất nhiều khách du lịch, đặc biệt khách nữ, hủy đến Ấn Độ dù đã đặt tour trước. Tỉ lệ sụt giảm khách du lịch đến Ấn Độ trong ba tháng đầu năm 2013 là 25%, riêng khách nữ là 35%.

Internet là nguyên nhân?

Bi quan về hiệu quả ngăn chặn cưỡng hiếp của luật mới, chuyên gia nhân quyền LHQ Rashida Manjoo nhận định Ấn Độ đã để vuột mất thời khắc vàng để giải quyết vấn nạn cưỡng hiếp khi chỉ sửa đổi luật, tăng nặng hình phạt đối với thủ phạm mà không tìm hướng giải quyết các nguyên nhân cốt lõi. Vậy nguyên nhân là gì?

Theo báo DNA India (Ấn Độ), cưỡng hiếp có nguyên nhân chính từ sách báo khiêu dâm trên mạng. Hiện nhiều người, đặc biệt là giới trẻ có thể truy cập Internet dễ dàng bằng điện thoại di động. Số người tìm kiếm các hình ảnh khiêu dâm qua Internet tăng năm lần trong 10 năm qua. Giả thiết này đúng đối với một trong năm trường hợp cưỡng hiếp trẻ em ở New Delhi hồi tháng 4. Hai thủ phạm sau khi xem phim khiêu dâm trên điện thoại đã lừa nhốt một bé gái vào phòng cưỡng hiếp rồi giết. May mắn em bé sống sót.

Hãng tin CNN cũng cùng nhận định khi cho rằng một nguyên nhân lớn dẫn đến cưỡng hiếp gia tăng là sự phát triển tràn lan của công nghệ. 5-10 năm trước, hầu hết dân nghèo và ít học ở Ấn Độ không có khả năng sở hữu điện thoại. Nhưng giờ thậm chí những người nghèo nhất cũng có thể dễ dàng sở hữu điện thoại di động - cánh cửa dẫn họ đến một thế giới khác trong đó có vô số phim ảnh khiêu dâm, kích dục. Phụ nữ trong loại phim ảnh này bị xem như một công cụ tình dục, những người xem chúng cũng sẽ có khuynh hướng mặc định phụ nữ là công cụ tình dục và từ đó dẫn đến cưỡng hiếp không xa.

Theo trang tin Suleka.com (Ấn Độ), cưỡng hiếp tăng cao tỉ lệ thuận với tốc độ toàn cầu hóa, phương Tây hóa ở Ấn Độ. Toàn cầu hóa dẫn đến nhiều thay đổi lớn đối với văn hóa, xã hội Ấn Độ. Trong khi chối bỏ những giá trị tích cực của văn hóa phương Tây như kỷ luật cao, làm việc chăm chỉ, say mê cống hiến, chịu đựng tốt, minh bạch, trung thực, người dân Ấn Độ lại nhiễm nhiều điều tiêu cực. 10 năm qua, văn hóa hưởng thụ và phô diễn phát triển nhanh, truyền hình, truyền thông cũng phát triển nhanh ngoài tầm kiểm duyệt và hợp sức với công nghiệp giải trí hướng người xem đến suy nghĩ phải sống thoáng, mặc thoáng thì mới hợp thời. Sản phẩm đồi trụy xuất hiện nhan nhản ngoài đời thực và trên Internet. Giới trẻ tiếp cận ma túy nhiều hơn.

Một nguyên nhân khá lạ được báo Pravda (Nga) đưa ra, cưỡng hiếp xảy ra nhằm phục vụ ý muốn cưới được vợ của đàn ông Ấn Độ. Hậu quả của quan niệm trọng nam khinh nữ, hiện ở Ấn Độ đàn ông khó kiếm được vợ do đông hơn phụ nữ. Ở rất nhiều trường hợp cưỡng hiếp, nạn nhân chấp nhận cưới thủ phạm để bớt điều tiếng. Trụ sở cảnh sát chỉ là nơi cuối cùng đa số các nạn nhân tìm đến trình báo sau khi đã làm hết cách.

Nâng nhận thức về phụ nữ để ngăn chặn


Muốn ngăn chặn được cưỡng hiếp, điều cốt lõi là phải thay đổi được cách nhìn của xã hội đối với phụ nữ vì áp lực xã hội ở Ấn Độ có sức mạnh hơn bất kỳ điều luật nào, theo báo Guardian (Anh).

Luật sửa đổi không đủ để ngăn chặn cưỡng hiếp một khi Ấn Độ không giải quyết được sự bất bình đẳng và phân biệt giới tính, đó là nhận định của chuyên gia nhân quyền LHQ Rashida Manjoo và chuyên gia Suneeta Dhar làm việc cho tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ Jagori (Ấn Độ).

Theo các chuyên gia này, trong tiềm thức, hầu hết người Ấn Độ kể cả phụ nữ thừa nhận sự bất bình đẳng giới tính, đàn ông được đánh giá cao hơn và xem phụ nữ là tài sản của mình. Do đó cần thiết phải khôi phục vị thế con người và mọi quyền của con người cho phụ nữ, tiêu diệt suy nghĩ họ là công cụ, tài sản thuộc sở hữu đàn ông.

Phần lớn các thủ phạm cưỡng hiếp là thành phần ít học, do đó nhất thiết phải mở rộng cơ hội tiếp cận học vấn cho thanh niên, giáo dục họ về công bằng giới tính, các vấn đề của phụ nữ, tôn trọng phụ nữ. Các trường học phải mở lớp dạy kỹ năng tự vệ cho các nữ sinh. Bên cạnh đó, Ấn Độ phải nhanh chóng cải cách tư pháp, đẩy nhanh tiến trình xét xử tội phạm.
Nhằm hạn chế cưỡng hiếp, hiện Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ đang cân nhắc khả năng trang bị cho phụ nữ đồng hồ đeo tay giá rẻ có trang bị hệ thống định vị, có khả năng nhắn tin, quay phim.

Ấn Độ đang tranh luận khả năng cấm lưu hành sách báo khiêu dâm.

TP Mumbai có thể sẽ cấm các chủ cửa hàng trưng bày ma nơ canh mặc trang phục lót hoặc trang phục thiếu vải nhằm hạn chế kích thích tính dục.

Một nhóm sinh viên Ấn Độ đã chế tạo bộ đồ lót mang điện, có thể gây sốc điện kẻ cưỡng hiếp, có khả năng định vị người mặc và báo tin cho cảnh sát, người thân.
 
Đăng Khoa
Pháp luật TP HCM


Tài liệu về vấn đề khiêu dâm và bạo lực trong các phương tiện truyền thông: Ứng phó mục vụ (3/5/2024)

Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

“Đổi vợ đổi chồng” - Chế tài còn bỏ ngỏ (15/6/2013)

Biếm họa giao thông của tác giả 'Sát thủ đầu mưng mủ' (10/6/2013)

Bộ ảnh 'đừng bắt nạt em' gây sốt (1/6/2013)

Xâm hại bằng “tình dược siêu cấp” (24/5/2013)

Clip hot: Khác biệt hài hước giữa con trai và con gái (18/5/2013)

Những khác biệt thú vị giữa trẻ con ngày ấy và bây giờ (13/5/2013)

Cười nghiêng ngả với bài thơ (21/4/2013)

Quan điểm của ĐTC Phanxicô về độc thân và ấu dâm (17/4/2013)

Nguyên chủ tịch Fidel Castro khuyên bảo đại tướng trẻ Kim Jong Un (10/4/2013)

6 thói xấu người Việt bùng phát khi đi xe máy (26/3/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn