Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG VÀ NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI
“Trên ban công thánh đường Thánh Peter sáng 14-3 (giờ Việt Nam), chiều ngày thứ hai của mật nghị hồng y, tân Giáo hoàng Francis ra mắt trong lễ phục trắng vẫy tay chào hàng ngàn giáo dân đang chờ dưới mưa. Ngài hài hước kêu gọi đám đông “hãy cầu nguyện cho Chúa để ngài có thể ban phước cho tôi”, trước khi phát biểu lần đầu tiên trên cương vị giáo hoàng”.
 

Những dòng này được trích nguyên văn từ bài Giáo hoàng của người nghèo của tác giả Trần Phương đăng trên báo Tuổi Trẻ, thứ Sáu 15-3-2013. Công bằng mà nói, tác giả đã có bài viết tương đối công phu, chịu khó thu thập thông tin từ các trang báo mạng, trình bày một chân dung tích cực về vị tân Giáo hoàng. Nguyên tựa đề Giáo hoàng của người nghèo đã nói lên được nhiều điều. Chỉ tiếc là tác giả đã bắt đầu bài viết bằng những từ ngữ “quá tệ”. Những từ “hài hước” và “cầu nguyện cho Chúa” không chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết mà còn xúc phạm đến tình cảm của cả tỉ người công giáo trên thế giới.

Tại sao thế? Bởi vì tác giả không hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ không lời. Các nhà nghiên cứu về truyền thông cho biết, trong những tương giao và tiếp xúc hằng ngày, người ta chỉ nói với nhau bằng lời nói có 30%, còn 70% thông điệp được truyền đi bằng ngôn ngữ không lời, tức là những cử chỉ, điệu bộ, thái độ, diễn tả trên khuôn mặt… Xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong tư cách người kế vị thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng thay vì ban phép lành cho dân chúng thì lại cúi đầu xuống xin họ cầu nguyện cho ngài, sau đó ngài mới chúc lành cho mọi người. Một cử chỉ khiêm tốn như thế lại bị mô tả là hài hước! Đúng là không hiểu chút gì về ngôn ngữ không lời. Qua cử chỉ khiêm tốn ấy, một thông điệp quan trọng được công bố và cũng là bài học cho mọi nhà lãnh đạo, trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội.

Thông điệp quan trọng đó là: nhà lãnh đạo phải ý thức rằng mình không phải là người trao ban, nhưng trước hết là người lãnh nhận, nhờ đó mới có thể trao ban. Đức hồng y Bergoglio được chọn làm Giáo hoàng, một vị trí được cả thế giới trân trọng, nhưng ngài ý thức rõ ràng đây là hồng ân và trách nhiệm lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa để phục vụ nhân loại. Vì thế ngài cúi đầu xin mọi người cầu nguyện với Chúa cho ngài (chứ không phải cầu nguyện cho Chúa), rồi ngài mới ban phép lành cho dân chúng. Nếu các nhà lãnh đạo trong Giáo hội cũng ý thức như thế, chắc chắn sẽ tránh được thái độ trịch thượng, quan liêu, hống hách, để sống đúng Lời Chúa Giêsu hơn: “Các con đã lãnh nhận cách nhưng không (miễn phí), thì cũng hãy cho đi cách nhưng không”.

Không chỉ với các nhà lãnh đạo trong Giáo hội mà thôi, thông điệp ấy còn được gửi đến cả những nhà lãnh đạo ngoài xã hội. Quyền bính của các nhà lãnh đạo phát xuất từ nhân dân, họ lãnh nhận quyền bính ấy từ nhân dân qua việc bầu cử tự do và công bằng; vì thế họ phải thi hành quyền bính ấy để phục vụ dân chứ không phải để cưỡng bức dân. Trong các chế độ dân chủ, vì có bầu cử tự do và công bằng nên nhà cầm quyền thường ý thức điều này rõ nét hơn, còn khi người ta tự chiếm lấy quyền bính bằng bạo lực và cưỡng ép, thì thường dẫn đến chế độ độc tài. Đó là bài học của lịch sử.

Xem ra Đức Thánh Cha Phanxicô là bậc thầy về ngôn ngữ không lời. Chỉ mới lên ngôi giáo hoàng có vài ngày nhưng ngài đã gửi khá nhiều thông điệp bằng thứ ngôn ngữ không lời: cúi đầu xin mọi người cầu nguyện cho; đứng (thay vì ngồi) để nhận sự thần phục của các hồng y, lại còn hôn nhẫn của các hồng y; đích thân đi dọn đồ và trả tiền phòng nơi ở trọ… Ngôn ngữ ấy không phải là những cử chỉ có tính toán nhưng xuất hiện cách hồn nhiên từ một tâm hồn đạo đức, đơn sơ khiêm hạ như thánh Phanxicô mà ngài chọn làm tước hiệu giáo hoàng. Theo gương thánh Phanxicô, hi vọng vị giáo hoàng này sẽ trở thành khí cụ hòa giải và bình an của Chúa trong thế giới nhiều xung đột ngày nay.

Thiên Triệu
WHĐ


Tài liệu về vấn đề khiêu dâm và bạo lực trong các phương tiện truyền thông: Ứng phó mục vụ (3/5/2024)

Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Những hình ảnh ĐGH Phanxicô ban phép lành đầu tiên cho thế giới (14/3/2013)

Bộ GTVT “rút” quy định xử phạt xe không chính chủ (12/3/2013)

Trước khi chết Tổng Thống Chavez làm hoà với Giáo Hội và trở về với Chúa (8/3/2013)

Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp (3/3/2013)

Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt (28/2/2013)

Ấn tượng phở Hà Nội bao gồm cả “văn hóa chửi” (21/2/2013)

Những ngộ nhận về việc giáo hoàng thoái vị và mật nghị (19/2/2013)

Văn hoá Tết Việt Nam (9/2/2013)

Bình đẳng là trân trọng giá trị của nhau (4/2/2013)

Bờ vực luân lý (29/1/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn