Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 15 lý do điển hình để người ta không tham dự Thánh lễ
 



Thật là dễ dàng để đưa ra một lý do không tham dự Thánh lễ. Tất cả chúng ta đều có ít nhất một lý do chính đáng để có thể từ chối tham gia Thánh lễ, nhưng Thánh lễ là quà tặng quý giá nhất mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Hôm nay chúng ta hãy nhìn qua một vài lý do điển hình nhất và câu trả lời cho từng vấn nạn đó.

15 lý do điển hình để không tham dự Thánh lễ (và sau đây là những lời giải đáp!)

“Các bạn thân mến, chúng ta sẽ không bao giờ có thể cảm tạ Thiên Chúa cho đủ vì những ân sủng Chúa ban cho chúng ta qua bí tích Thánh Thể! Đó là một ân sủng lớn lao, tuyệt vời và đó là lý do vì sao việc đi lễ ngày Chúa Nhật là rất quan trọng. Dự lễ không chỉ để cầu nguyện mà còn để đón nhận Mình Máu Thánh Chúa, của ăn mà Đức Giêsu đã cứu chúng ta, tha tội và giao hòa ta với Thiên Chúa Cha. Một nghĩa cử hay đẹp biết bao! Và chúng ta tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật, vì đó là ngày Chúa đã Phục Sinh. Và đó là lý do vì sao ngày Chúa Nhật trở nên quan trọng với chúng ta”
(ĐTC Phanxicô).


1. Nhà thờ toàn là những người đạo đức giả hay xét đoán.

“Nhà thờ không phải là khách sạn dành cho các thánh, mà là bệnh viện dành cho những tội nhân”
– theo Thánh Augustine.

Giáo hội chắc chắn không chỉ có những con người hoàn hảo. Mặc dầu chúng ta cố gắng hết sức để giống Chúa Giêsu, nhưng chúng ta vẫn là những con người tội lỗi. Chỉ có một mình Chúa là hoàn hảo mà thôi và Ngài là lý do chính yếu, để chúng ta đến tham dự Thánh lễ. Chúng ta đi đến Nhà Chúa để tìm kiếm Lòng Thương Xót và Ân Huệ của Người. Chúng ta đến tham dự Thánh lễ, vì chúng ta cần sự tha thứ, mà chỉ một mình Chúa Giêsu có thể tặng ban. Đừng để những hành động, lời nói và tư tưởng của người khác, ngăn cản bạn trải nghiệm lòng Thương Xót, ân sủng và Tình Yêu cho cuộc đời của chính bạn.

Mặc dầu có nhiều khiếm khuyết trong “thân thể Đức Kitô”, nhưng cũng có nhiều hoa trái tốt tươi xuất phát từ niềm tin Công giáo. Hội Thánh luôn trung thành trong việc phục vụ người nghèo, người góa bụa, ốm đau, tù tội, và nhiều lãnh vực khác trong suốt lịch sử Giáo hội. Có hằng triệu người, đang cố gắng để sống tốt và sống thánh trong đức tin. Hãy nhìn vào những con người tốt lành thánh thiện đó, hơn là những người không sống đúng với niềm tin của họ.

 "Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy.  Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?” (Mt 7,1-3)


2. Nếu Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, tại sao tôi cần phải đến nhà thờ để gặp Ngài?

Thánh Maximilian Kolbe đã từng nói: “Nếu các thiên thần có ghen tức với con người, đó chỉ vì lý do duy nhất: Mình Máu Thánh Chúa”. Một tư tưởng mạnh mẽ, để diễn tả Thánh Thể là ân sủng Thiên Chúa dành cho con người. Mặc dầu Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi, nhưng Ngài đã từ Trời xuống và đi vào thân mình chúng ta dưới hình thức Bánh Rượu. Chúng ta không thể có được trải nghiệm gần gũi này, bất cứ đâu trên trần gian.

Rước lễ là con đường ngắn nhất và an toàn nhất để đi đến Thiên Đàng. Có những con đường khác, như vô tội – chỉ dành cho trẻ thơ; sám hối xưng tội – nhưng phần đông chúng ta sợ việc này; cam chịu, nhưng chịu đựng những thử thách của cuộc sống – nhưng khi nó đến chúng ta than khóc và xin được giải thoát. Như vậy, con đường dễ nhất, ngắn nhất, chắc chắn nhất đi tới Thiên Đàng là Bí tích Thánh Thể”. (ĐGH Piô X)


3. Thánh lễ quá nhàm chán.

Bạn có bao giờ gặp một người say mê nói một chủ đề mà bạn không quan tâm chưa? Họ có thể nói hằng giờ không dứt về hóa học, thể thao, âm nhạc cổ điển v.v… Hầu hết, chúng ta cảm thấy nhàm chán, vì thực sự chúng ta không hiểu được tính phức tạp của vấn đề. Chúng ta không cần mất thời gian tìm hiểu bóng đá, nếu chúng ta không thích nó; nhưng chúng ta cần dành thời giờ một cách nghiêm túc để hiểu về Thánh Lễ vì ơn cứu độ chúng ta tùy thuộc vào đây. Càng tìm hiểu về Thánh Lễ, chúng ta sẽ càng hào hứng, vì nét đẹp của niềm tin và những truyền thống của mình. Một cách khác để tránh nhàm chán, là tham gia vào các công tác, như làm người dẫn chỗ, đọc sách, hay tham gia ca đoàn. Phục vụ Giáo hội sẽ giúp bạn phát triển nhận thức cao về Thánh Lễ.

Thánh Josemaria Escriva nói, “Bạn cho rằng: Thánh Lễ quá dài, tôi sẽ thêm vào: Bởi vì tình yêu của bạn quá ngắn”.


4. Tôi không thể rước lễ, vậy cớ gì tôi phải đi Lễ?

Mặc dầu Mình Máu Thánh là trung tâm trọng yếu của Thánh Lễ, nhưng ơn ích mà chúng ta nhận được từ việc tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật cũng quan trọng không kém. Chúa Giêsu là Ngôi Lời (Ga 1,14). Khi ta đến với Thánh Lễ và lắng nghe Lời Chúa, là ta nghe chính Đức Kitô. Linh hồn ta được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, cũng như được nuôi dưỡng bằng Mình Máu Thánh Chúa. Chúng ta được chăm sóc và phát triển mạnh mẽ trong đời sống đạo đức, khi có mặt trong Thánh Lễ. Chúng ta tham dự Thánh Lễ không chỉ với lòng ao ước được nhận ân sủng, mà còn là trao lại món quà nhỏ bé của chính ta cho Thiên Chúa. Eucharist (Thánh Thể) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là Tạ Ơn. Khi ta đến hiệp dâng Thánh Lễ, chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa. vì tất cả những gì Ngài đã làm và sẽ tiếp tục làm cho ta.

Nếu không thể chịu Mình Thánh, nhưng với lòng ước ao, chúng ta có thể rước lệ thiêng liêng, qua kinh nguyện của Thánh Alphonsus Liguori đưới đây:

Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa đang hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh, con yêu Chúa trên hết mọi sự, và con ao ước được rước Chúa vào lòng con. Nhưng vì bây giờ, con không thể rước Chúa thật, xin Chúa hãy ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng. Con sẽ ôm lấy Chúa như Chúa đã ngự thật trong lòng con, cùng kết hợp nên một với Chúa. Xin đừng để con phải lìa xa Chúa bao giờ. Amen”.


5. Đi Lễ với con cái, giống như một trận đánh vật. Chúng ồn ào, leo trèo lên tôi và tôi không thể ngồi yên. Đi lễ như vậy làm gì?

Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Đàng là của chúng. Thầy nói thật với anh em, ai không trở nên như trẻ nhỏ thì sẽ không bao giờ vào được Thiên Đàng” (Mc 13,16).

Sự phiền toái đó, không thể cản trở con cái và gia đình đến với Thánh Lễ. Vâng, tuy khó khăn và ồn ào, khi đưa con cái đến cùng tham dự Thánh Lễ; nhưng chúng ta không được từ khước điều đó. Không dễ dàng chút nào khi con cái còn nhỏ, nhưng ngày Chúa Nhật đưa con đến với Chúa, là quà tặng tốt đẹp nhất chúng ta có thể trao ban cho con mình. Bổn phận làm cha mẹ, là truyền giáo và giáo dục con trong đức tin (GLCG 2226). Chúng ta được mời gọi dạy con cầu nguyện và giúp con nhận ra, chúng là con cái của Thiên Chúa. Mục đích tối hậu là, hướng dẫn con đến cuộc sống vĩnh phúc trên Thiên Đàng. Điều này không thể thực hiện, nếu không cho chúng đi lễ.

Hãy tìm mọi cách giúp con trẻ tập trung. Trước khi đến nhà thờ, cầu nguyện với con và xin Chúa Thánh Thần giúp con ngồi tại chỗ và lắng nghe trong suốt Thánh Lễ. Đem sách đạo theo, cho con đọc trong thinh lặng. Ngồi những vị trí hàng đầu – có thể khiến con ngồi ngoan, theo dõi diễn tiến trên bàn thánh. Giữ con gần mình và nói nhỏ với con những phần trong Thánh Lễ. Sau Lễ, đưa ra những trò chơi, câu đố về Thánh Lễ, bài đọc, bài giảng… Thưởng món quà nhỏ cho câu trả lời đúng (một cái đập tay chúc mừng từ Bố). Bạn có thể đặt ra những câu hỏi phù hợp với lứa tuổi, để giúp các con trả lời dễ dàng. Cũng có thể bày trò chơi Thánh Lễ tại nhà.

Đây cũng là một trong những hy sinh để gặt hái được hoa trái tốt lành. Bạn sẽ thấy con cái lớn lên trong tương quan với Đức Kitô, khi bạn cố gắng thực hiện những việc đó.

Đấng chăn dắt tuổi trẻ dịu dàng, Yêu thương trong chân lý nhẹ nhàng bước đi, Dẫu qua đường nẻo khó nguy, Kitô – Vua Chiến Thắng, ta thì ca vang, Ngợi khen Danh Chúa huy hoàng, Dạy cho con cháu muôn ngàn đời sau”. (Thánh Ambrôsiô)


6. Tôi không thích đi lễ.

Khi bạn đọc dòng chữ này, tưởng tượng một giọng rên rỉ và có thể là những cái dậm chân. Nhưng, tôi không thích đi lễ! Đó là cái cách mà những đứa trẻ rên rỉ, giận dỗi, từ chối cho bằng được, về những gì chúng không thích mà bị yêu cầu phải làm. Chúng ta không thể để cuộc sống của mình diễn ra, bằng những cảm xúc và quyết định cho hành động của mình như trẻ con. Tưởng tượng mọi việc không được thực hiện, chỉ đơn giản vì chúng ta không thích làm, như: “Tôi không thích nghe những chẩn đoán của bác sĩ”; “Tôi không thích ăn kiêng”; “Tôi không thích thanh toán các hóa đơn”; “Tôi không thích đi học”; “Tôi không thích dậy sớm đi làm” v.v… Nếu cuộc đời được vận hành bởi những luật lệ thất thường này, cuộc sống của chúng ta sẽ hoàn toàn là một thảm họa, đầy hỗn loạn, mất trật tự. Thật sự, chúng ta làm những điều mình không thích để tồn tại. Chúng ta phải trưởng thành để khám phá được rằng, những hy sinh và từ bỏ chính mình, là một phần thiết yếu của cuộc sống. Khi chúng ta kiên nhẫn thực hiện những hoạt động mình không thích này, chúng ta bắt đầu nhận ra nét đẹp và giá trị tuyệt hảo của kỷ luật và việc hoạt động cần mẫn.

Nếu chúng ta không đi tham dự Thánh lễ chỉ bởi vì chúng ta không thích, cuộc sống của chúng ta cũng trở nên hỗn loạn, mất trật tự. Việc tham dự Thánh lễ, ngay cả khi ta không thích, tối thiểu cũng sẽ giúp ta, đào sâu hơn đức tin của mình và mang lại cho ta ơn bình an cần thiết, khi sống trên trần gian này. Vì sao? Bởi vì, qua Thánh lễ, chúng ta có thể đón nhận Đức Kitô một cách hoàn toàn trong Mình Máu Thánh. Vì, chúng ta sẽ không khi nào gần gũi với Chúa hơn, là lúc Mình Máu Ngài kết hợp với thân xác của chúng ta.

Chỉ “món quà” đó thôi, đã có giá trị hơn tất cả sự vui thích, ham muốn của chúng ta. Bất cứ gì mà bạn không thích trong Thánh lễ, có thể bị khuất phục bởi tình yêu của Đức Kitô hiện diện trong Thánh Thể.

Mỗi một Thánh lễ, với những kinh nguyện được nghe, mang lại một kết quả tuyệt hảo cho linh hồn, phong phú hóa tâm hồn và ban ơn phần xác cho chúng ta một cách âm thầm. Trái đất tồn tại không có mặt trời, còn dễ hơn không có Thánh lễ Misa”. – Thánh Padre Piô


7. Kinh Thánh không bảo tôi phải đi lễ

Duy Kinh Thánh (Sola Scriptura) là một khái niệm của anh em Thệ Phản. Là tín hữu Công giáo, chúng ta tin rằng đức tin và việc hành đạo là kết quả của (cả hai) Kinh Thánh và truyền thống của Giáo Hội. Đánh giá thấp truyền thống là một sai lầm nghiêm trọng. Có nhiều chứng từ của các Giáo phụ thời Giáo Hội sơ khai và các tài liệu khác, cung cấp cho chúng ta các chứng cứ rõ ràng, về việc các cộng đoàn tín hữu sơ khai tụ họp, để nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Trong Kinh Thánh cũng có vài dẫn chứng nói về Thánh Lễ:

Hãy nhớ Thánh hóa ngày Sabbath làm” (Xh 20,8).

Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy" (Lc 22,19).

Trong Tin Mừng Thánh Lu-ca chương 24, kể lại câu chuyện Trên đường Em-mau. Suy ngẫm về bản văn này. Bạn có thể bỏ Thánh lễ được không?


8. Chúa Nhật là ngày nghỉ làm duy nhất của tôi
 
À, ngày Chúa Nhật. Ai lại chẳng thích có được một ngày thoát khỏi công việc tất bật suốt tuần, để nằm nghỉ và không làm gì hết? Chúng ta nghĩ mình sẽ thư giãn bằng việc nằm xem phim, đi mua sắm ở trung tâm thương mại, hay dành thời gian vào Pinterest để tìm những ý tưởng … Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Tất cả những ai đang vất vả, mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Cách duy nhất để tìm bình an và sự hồi phục cho một tuần vất vả, là bỏ ra một giờ trong ngày nghỉ với Chúa. Ngài sẽ bổ sức cho chúng ta, khuyến khích chúng ta, và củng cố thêm sức mạnh cho ta một tuần sắp tới. Bạn sẽ thấy bạn vẫn còn nhiều thời giờ để tận hưởng ngày Chúa Nhật, sau khi đến nhà thờ tham dự Thánh lễ. Nếu bạn không thể sắp xếp một giờ vào ngày Chúa Nhật, bạn vẫn có thể tham dự Thánh lễ chiều Thứ Bảy ở nhiều nhà thờ khác cơ mà.

Ngài đã tạo dựng chúng con cho Ngài, Lạy Chúa, và tâm hồn con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa".  (Thánh Augustinô)

Chúng ta sẽ chẳng làm được gì, cho đến khi có một tình yêu say đắm dành cho Thiên Chúa của chúng ta trong Bí Tích Cực Thánh".  (Thánh Peter Julian Eymard)


9. Tôi không hiểu linh mục nói gì

Có hơn 412.000 linh mục trên khắp thế giới. Mỗi người có khả năng trí tuệ, phong cách giảng dạy và kỹ năng giao tiếp riêng. Một số trong chúng ta, may mắn được ở trong một giáo xứ có linh mục giảng dạy tốt, giúp ta ý thức và lớn mạnh về đời sống đức tin. Một số khác gặp thách thức hơn, ở nơi giáo xứ, có cha xứ giảng lễ “quá cao siêu” hoặc không cuốn hút tí nào. Cho dầu chúng ta có một linh mục phụ trách giáo xứ như thế nào, thì cũng phải nhớ rằng, linh mục không phải là lý do để ta tham dự Thánh lễ. Chúng ta đi Lễ, là để có được sự hiện diện của Đức Kitô trong chúng ta, qua Mình Máu Thánh. Vả lại, có rất nhiều trang mạng hay, chúng ta có thể vào đọc và suy ngẫm Lời Chúa trước khi đi tham dự Thánh lễ.

Hơn nữa, hãy kiên nhẫn với cha xứ của mình. Tìm cách nâng đỡ, khích lệ ngài sống trọn vẹn ơn gọi của mình. Họ là người được chọn để dâng hiến đời mình làm vinh danh Thiên Chúa. Hãy cầu nguyện cho tất cả các linh mục được Thần Khí nâng đỡ và soi sáng!


10. Tôi sẽ đi lễ khi nào cảm thấy cần, ép buộc thì không bao giờ.

Có ai dám nói rằng, họ chỉ cảm thấy đói lúc này lúc kia thôi, cho nên chỉ khi nào họ cảm thấy cần, cảm thấy thuận tiện thì họ mới ăn? Không, cơ thể đòi hỏi chúng ta một cách mạnh mẽ, phải nuôi sống chúng. Đó là vấn đề sống còn. Không thể tránh né. Cũng vậy, sự đói khát của linh hồn luôn thôi thúc trong sâu thẳm tâm linh ta. Linh hồn không thể không cần Đức Kitô. Linh hồn không thể không muốn được nuôi dưỡng. Nếu chúng ta không được bồi dưỡng bằng Thiên Chúa, chúng ta sẽ tìm kiếm mọi sự thế gian để lấp cho đầy phần hồn; nhưng sẽ không bao giờ thỏa mãn. Vì thế, nó trở thành một vấn đề sống còn: “Con người có một nhu cầu sâu thẳm, khao khát hơn điều mà vật chất có thể làm thỏa mãn – cái đói khát của con tim trước sự vô cùng của Thiên Chúa. Niềm khát khao chỉ thể lấp đầy bởi Người đã nói:Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống’.” (Ga 6,53-55). – Thánh Gioan Phaolô II


11. 
Vi trùng. Những cái bắt tay. Tôi không thể đụng chạm tất cả những người ở đó.
Thánh lễ là cuộc gặp gỡ của cộng đoàn đến để hiệp thông với nhau, tạo nên một thân thể. Mọi thứ ở đây được hòa trộn. Thân xác, tinh thần và linh hồn. Mọi thứ được hợp nhất trong Đức Kitô, đầu của thân thể. Khi chúng ta tiếp xúc với những người khác bằng thể lý, chúng ta nhìn ra gương mặt Đức Kitô nơi họ.
Linh mục Hertado đã nói, “Hy tế của Đức Kitô đã sinh ra một dân tộc mới, một dân tộc sẽ là chi thể của Đức Kitô trên trần gian này cho đến ngày tận thế. Những người lãnh nhận Đức Kitô sẽ trở nên chính Ngài”. Chúng ta tất cả đến với nhau để tạo nên một thân thể duy nhất của Đức Kitô, và khi làm điều này chúng ta sống cuộc đời của Chúa, để tiếp tục công trình của Người.
Luận điểm thần học này có thể không giúp ích, nếu bạn là một người sợ vi trùng. Nếu bạn vẫn không muốn bắt tay anh chị em mình, thì hãy đem theo dung dịch sát khuẩn để dùng, sau khi bắt tay chúc bình an. Hãy xem đây là một hy sinh nhỏ, để bạn được gần với Chúa và đón nhận Ngài hoàn toàn trong bí tích Thánh Thể.

Tôi nhìn thấy Chúa Giêsu trong từng con người. Tôi tự nhủ, đây là Chúa Giêsu đang đói, tôi phải cho ăn. Đây là Chúa Giêsu đang bệnh, tôi phải thăm nom. Đây là Chúa Giêsu bị bệnh phong hủi và hoại tử, tôi phải rửa sạch và chăm sóc Ngài. Tôi phục vụ bởi vì tôi yêu Chúa Giêsu”. (Mẹ Thánh Têrêsa)

       
12. Tôi vẫn luôn đi lễ nhưng không thấy sự thay đổi nào.

Trong thời tiết đầu Xuân, khi ra ngoài chúng ta phải cẩn thận. Ta không thấy nóng, không thấy một tia nắng nào, nhưng mặt trời vẫn ở đó. Nếu chúng ta ở lâu ngoài trời, sẽ bị cháy da. Không cảm thấy sức mạnh của tia mặt trời, nhưng ta vẫn bị ảnh hưởng. Mặt trời đốt cháy ta, nhưng ta không nhận ra ngay lúc đó.

Với Thánh lễ ta cũng có điều tương tự. Các bạn sẽ không cảm thấy, không nhận ra sự thay đổi trong cuộc sống của mình. Những khó khăn vẫn còn nguyên đó. Hằng ngày, vẫn có những cám dỗ, tội lỗi để chiến đấu. Tuy nhiên, bất cứ khi nào chúng ta ở trước mặt Chúa, chúng ta được thay đổi. Phải tin rằng Thiên Chúa luôn hoạt động trong tâm hồn ta, mặc dù chúng ta không thể thấy những gì Ngài đang làm.

Khi lãnh nhận Chúa, hãy để trái tim tôn kính Ngài; nói với Chúa về đời sống đức tin của mình, chú tâm vào Chúa, khi Ngài hiện diện mang hạnh phúc cho tâm hồn; đón chào Chúa cách nồng nhiệt, và thể hiện bằng hành động bên ngoài chứng tỏ là Chúa đang hiện diện trong bạn với mọi người”. (Thánh Phanxicô đệ Salê)


13. Ngồi. Quỳ. Đứng. Tôi không biết phải làm gì.

Thật ra, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy dễ chịu, khi nhìn quanh và phát hiện chỉ có một mình mình đang đứng, trong khi những người khác quỳ. Nhưng cũng không thoải mái khi luôn luôn đứng, quỳ, ngồi sau khi thấy người khác làm rồi làm theo. Những động tác trong suốt Thánh lễ không phải là ngẫu nhiên, mỗi tư thế đều có ý nghĩa theo kinh nguyện. Chúng ta không chỉ cầu nguyện trong suy nghĩ, mà còn bằng cả con người và tâm hồn. Khi ta thực hiện những cử chỉ này, nó mang một ý nghĩa về phụng vụ được biểu hiện bằng cử điệu cơ thể. Đứng – diễn tả sự kính trọng và tôn vinh Lời Chúa. Quỳ - biểu lộ sự kính thờ và vinh danh Đức Kitô. Nó còn là dấu hiệu đầu phục và hạ mình của ta trước Thiên Chúa. Chúng ta cúi đầu trong Kinh Tin Kính để tôn vinh biến cố quan trọng nhất trong lịch sử - Thiên Chúa làm người. Những cử chỉ này diễn tả niềm tin của chúng ta.

Chỉ có một cách để làm quen và thoải mái trong Thánh lễ, là tham gia vào đó. Như người ta thường nói “Trăm hay không bằng tay quen”. Sách lễ Misa Công giáo có bán ở các nhà sách Công giáo, có thể giúp bạn học biết về các phần trong Thánh lễ. Đừng để chi tiết nhỏ nhặt này, cản trở bạn có được kinh nghiệm về sự vĩ đại và quyền năng của Thiên Chúa.
Mọi người hãy bái quỳ trước Thiên Chúa, ôi sự vĩ đại Thiên Chúa của chúng ta, hãy khiêm cung cúi đầu trước Mình Máu Thánh. Mỗi con tim hãy yêu mến Thiên Chúa, mọi linh hồn hãy thờ lạy Ngài và hãy đầu phục trước Nhan Thánh Chúa!” (Thánh Margaret Mary Alacoque)
 
14. Chỉ có người già mới đi dự Thánh lễ.

Khi bạn đi đến nhà thờ (lễ sớm), nhìn quanh và thấy toàn ông bà già tham dự Thánh lễ. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ chỉ thấy ít họ trong Thánh lễ 8 giờ sáng, còn lại phần đông là người trẻ. Hãy thử làm một vài khảo sát và bạn sẽ thấy nhiều hoạt động của giới trẻ thành lập để nung nấu niềm tin. Khi bạn thực sự cảm thấy xuống tinh thần và cô đơn, hãy tìm kiếm trên Google hình ảnh “Ngày Giới Trẻ Thế Giới”. Đề phòng đầu óc bạn sẽ “nổ tung”, vì con số khổng lồ giới trẻ Công giáo hành hương hàng năm, để tham gia sự kiện này.

Nếu bạn sống trong một khu vực, mà phần lớn các tín hữu là người cao tuổi, hãy lắng nghe lời khuyên của ĐTC Phanxicô, “Như Kinh Thánh nói, người già không phải là một gánh nặng mà là kho tàng cất giữ sự khôn ngoan(Huấn ca 8,9). Giáo hội luôn đồng hành với người cao tuổi bằng lòng yêu mến và biết ơn, làm cho họ cảm thấy được đón nhận, và họ luôn là một phần của cộng đoàn"”. Chúng ta có rất nhiều điều học được, từ kinh nghiệm và cuộc sống của người cao tuổi. Và với lòng trân trọng và tôn vinh, chúng ta có thể cùng các ngài dâng Thánh lễ, như những người anh, người chị của chúng ta trong Đức Kitô.

15. 
Tôi không thể cầm trí quá lâu!

Ngày nay, chúng ta khó giữ cho mình tập trung vào một điều gì đó trong một thời gian lâu dài. Truyền hình và mạng Internet là một thiên đường, quá nhiều điều mới lạ cho chúng ta nhấp vào đó. 
Cái gì cần tập trung lâu là ta thay đổi ngay. Vấn đề là, mọi thứ đều trở thành tâm điểm, cho sự đói khát giải trí của con người. Và ngay cả khi dư dả, những thức ăn tạp nham này cũng không làm ta thỏa mãn! Với Thánh lễ, chúng ta được mời gọi làm điều ngược lại: nếu Thánh lễ không đủ lôi cuốn sự tập trung của chúng ta nữa, chính chúng ta phải thay đổi. Và không nghi ngờ gì nữa, đó là một thách đố. Ở đó, và chỉ tại đó, chúng ta mới đạt đến sự trọn vẹn cho những gì chúng ta khao khát!
 

Catholic Link / Funny, Mass, Prayer, Sacraments
 
Cành Dương chuyển ngữ
 


Tài liệu về vấn đề khiêu dâm và bạo lực trong các phương tiện truyền thông: Ứng phó mục vụ (3/5/2024)

Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Cúm gia cầm: nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa (25/2/2023)

Bỏ Sổ hộ khẩu, người dân cần làm gì? (7/2/2023)

Phong tục Tết của người Việt: tục đưa ông táo về trời, tục kính thần đầu năm, tục dựng nêu và hạ nêu (15/1/2023)

Lần đầu tiên Tiếp Kiến Chung hằng tuần được truyền hình trực tiếp bằng tiếng Việt (5/1/2023)

Nhà thờ Đức Bà có dàn giao hưởng 25 chuông nhập từ Đức (23/12/2022)

Bao giờ người Việt bớt ồn ào? (26/10/2022)

Bí mật ẩn sau chiếc bánh quy LU trứ danh của nước Pháp (10/10/2022)

Khi cha mẹ không lưu tâm đến việc dạy con cái về sự trung thực (23/9/2022)

Quần xanh áo trắng (26/8/2022)

Bệnh đậu mùa khỉ: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa (7/8/2022)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn