Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Lời khuyên nuôi dưỡng hạnh phúc từ thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư khuyên nên buông xả phiền muộn, nuôi dưỡng hạt giống tích cực, thấu hiểu bằng cách chánh niệm để hạnh phúc hơn.
Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, một trong những nỗi phiền não lớn của con người trong cuộc sống hiện đại là không biết cách đối diện với nỗi đau mà tìm cách quên trong thú vui giải trí hay mua sắm. Bài giảng của ông về cách nuôi dưỡng hạnh phúc, trích từ cuốn "No Mud, No Lotus: The Art of Transforming Suffering" (Không bùn, không sen, nghệ thuật chuyển hóa khổ đau) giúp bạn hiểu bản chất của cảm giác đau khổ và cách thoát khỏi nó. 
Con người từ lúc nhỏ tuổi đã có thể chất chứa nhiều nỗi đau mà mình không dám đối diện. "Tại sao trường học không dạy các em nhỏ cách quản lý cảm xúc và những nỗi đau?", thiền sư đặt câu hỏi. Nếu trẻ nhỏ bị tổn thương, không hạnh phúc, làm sao mong các em có thể tập trung và học hành. Tổn thương của người này tác động đến người khác. 
Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thiền sư nhận ra hạnh phúc cũng như mọi thứ xung quanh, đều vô thường. Muốn hạnh phúc dài lâu và vững bền, ta cần dưỡng nuôi. Không một thứ gì có thể tồn tại nếu ta không dưỡng nuôi. Hạnh phúc không được chăm sóc một ngày sẽ sớm phai tàn. 
"Để tiếp tục dưỡng nuôi hạnh phúc, chúng ta hãy để cơ thể và tâm trí thực hành 5 thói quen: buông xả, thu nhận những hạt giống tích cực, chánh niệm, tập trung và thấu hiểu".
ADVERTISING
Buông xả
Yếu tố đầu tiên để tận hưởng niềm vui và hạnh phúc là biết buông bỏ. Chúng ta mang vác nặng gánh những chuyện buồn, giận hờn, nghi ngại, lo lắng... suốt hành trình sống. Nỗi lo sợ đánh mất tài sản, danh tiếng, vị trí ổn định và những điều quý báu thường khiến bạn lúc nào cũng nơm nớp không dám sống trọn vẹn giây phút hiện tại.
"Chúng ta nỗ lực làm việc, hy sinh thời gian với những người ta thương quý để đem về của cải tiền bạc mong vun đắp hạnh phúc nhưng chúng ta mệt nhoài trên hành trình đi tìm hạnh phúc và đánh rơi niềm vui sống".
Con người hiện đại khổ sở bởi có nhiều tiêu chí để so sánh với người khác. Bạn phải tích đủ những "gạch đầu dòng" như công việc ổn định, bằng cấp, vị trí, một người bạn đời... thì mới mong hạnh phúc. Nếu sở hữu tất cả những yếu tố trên mà bạn vẫn không thấy hạnh phúc? Chúng ta cần ít thứ vật chất để sống nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn chúng ta tưởng. 
Nuôi dưỡng hạt giống tích cực
Những suy nghĩ mỗi ngày như hạt giống gieo sâu vào tiềm thức. Những hạt giống tích cực sẽ nảy chồi thành cảm giác dễ chịu, phấn khởi và tươi vui, còn chìm đắm vào những mặt tiêu cực của vấn đề sẽ khiến bạn âu sầu.
Suy nghĩ của bạn có thể dẫn lối vào thiên đường và đồng thời cũng là địa ngục, tùy vào cách bạn khởi phát những ý nghĩ và dẫn dắt chúng. Chúng ta nuôi ý nghĩ tích cực, tưới nước để hạt mầm ấy lớn dần trong ta bằng cách trò chuyện với tâm trí, dẫn dắt tâm trí nhìn vào những góc tích cực của vấn đề. Chú ý vào mặt tích cực không có nghĩa ta phớt lờ nỗi đau. Ta quan sát nỗi đau đồng thời lắng nghe và nuôi dưỡng hạt mầm tích cực.
Chánh niệm
Hơi thở là ngọn nguồn của sự sống. Hít vào ta cảm nhận giây phút hiện tại. Thở ra ta biết nâng niu giây phút thực tại bởi nó là duy nhất.
Thiền sư chia sẻ cách đây ít năm ông phát hiện bị nhiễm virus dẫn đến viêm phổi nặng, hít thở khó khăn bởi những hơi thở nặng nhọc. Sau khi được chữa khỏi và hít thở trở lại bình thường, ông càng thấy niềm hạnh phúc trong từng hơi thở tưởng giản đơn.
"Khi hít vào tôi nhớ lại cảm giác phổi mình đã thương tổn và một hơi thở đã khó khăn thế nào. Khi thở ra, tôi biết hơi thở đã được chữa lành để dễ chịu trở lại. Tôi biết ơn hơi thở quý giá".
Tập luyện chánh niệm giúp bạn có năng lượng cho cả một ngày dài. Không cần ngồi tư thế hoa sen bạn mới có thể thực hành chánh niệm. Bạn có thể chánh niệm lúc rửa bát, lúc đi đứng, nếm một quả cam hay ngắm nhìn một mầm cây mới nhú ngoài ban công. 
Tập trung
Sự tập trung giữ bạn lại ở giây phút hiện tại, giúp bạn chánh niệm. Lo âu về tương lai chưa đến hay quá khứ đã không thể thay đổi khiến bạn lẩn quẩn trong sự lo lắng, bất an và nuối tiếc.
Sự bất an sẽ đến mọi lúc trong cuộc sống. Bạn hãy quan sát nó, không phán xét và dùng sự tập trung để đưa mình trở lại giây phút hiện tại. Khi bạn tập trung, cơ thể tràn đầy năng lượng và mạnh mẽ. Bạn hãy rèn sự tập trung bằng việc chú ý quan sát hơi hít vào, thở ra. Hít vào, ta giữ cơ thể và tâm trí lắng xuống. Thở ra, ta mỉm cười. An trú trong giây phút hiện tại vì ta biết giây phút này là thứ duy nhất hiện hữu.
Thấu hiểu
Với sự chánh niệm, bạn nhận ra nỗi đau của cơ thể và mong muốn cơ thể bớt đau đớn nhưng đôi khi không thể.
Thiền sư cho rằng lúc này bạn cần đến sự thấu hiểu. Sự thấu hiểu cho phép bạn nhìn ra nguồn cội vấn đề, nguyên nhân của sự đau khổ vốn thường bị che lấp bởi những ghen tuông, so sánh. Với sự thấu hiểu, bạn thử "đặt mình vào vị trí của người khác" để tập nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của họ và cảm thông hơn.
 
Khánh Ly
(vnexpress)
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Thành tín (17/1/2022)

Bàn Tay Chúa (8/1/2022)

Đâu có tình yêu thương (22/12/2021)

4 Từ cần ghi nhớ trong Mùa Vọng (7/12/2021)

Các bí quyết của một hôn nhân hạnh phúc: Bí quyết phân ly (22/11/2021)

Bản đồ thập giá (12/11/2021)

40 lời khuyên hữu ích của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho giới trẻ (5/11/2021)

8 mãnh lực tấn công làm tâm hồn điêu đứng (22/10/2021)

Ủy Ban Phụng Tự: Về cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân và Nghi Thức An Táng trong hoàn cảnh dịch bệnh (1/9/2021)

6 cách để người Công giáo giữ tâm hồn bình an (29/7/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn