Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 40 lời khuyên hữu ích của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho giới trẻ






01. “Đừng để mình bị cướp mất hy vọng; và tôi nhắc lại với mỗi bạn trẻ : Đừng để ai coi thường tuổi trẻ của con” (1Tm 4:12) (Cv 15).

02. “Chúng ta đừng bao giờ hối tiếc về việc đã dành tuổi trẻ của mình làm người tốt, khi mở lòng ra với Chúa, và sống một cách khác” (Cv 17).

03. “Con hãy học biết khóc cho những bạn đang ở trong hoàn cảnh kém hơn mình… Nếu không khóc được, hãy xin Chúa ban cho con ơn biết cảm thương trước những khổ đau của tha nhân. Một khi con biết khóc, con sẽ có thể làm điều gì đó cho người khác với cả tấm lòng” (Cv 76).

04. “Cha xin các bạn trẻ đừng tham gia vào các mạng lưới của những kẻ muốn dùng các con chống lại các bạn trẻ khác di cư đến đất nước của các con, khi coi họ là những kẻ nguy hiểm và như những người không có cùng phẩm giá…” (Cv 94).

05. “Đừng để ai cướp mất hy vọng và niềm vui của con, đừng để họ làm cho con lệ thuộc vào ma túy và sử dụng con như nô lệ phục vụ cho lợi ích của họ” (Cv 107).

06. “Con hãy cầu khẩn Chúa Thánh Thần và tin tưởng để tiến về mục tiêu cao cả là nên thánh” (Cv 107).

07. “Các con cần ý thức điều căn bản này: sống tuổi trẻ, không chỉ là đi tìm những thú vui thoáng qua và những thành công hời hợt. Để cho tuổi trẻ đạt được mục đích của nó trong cuộc đời của con, thì đó phải là một thời gian của quảng đại cho đi, chân thành cống hiến, của những hy sinh gian khổ nhưng sinh hoa trái thật phong phú” (Cv 108).

08. “Cần phải nhận ra một điều cơ bản: tuổi trẻ không chỉ để tìm những thú vui chóng qua và những thành công bề ngoài. Để tuổi trẻ đạt đến cùng đích trong cuộc sống, nó phải là thời gian dấn thân quảng đại, chân thành hiến dâng, và hy sinh, dù đắt giá nhưng cuối cùng hiệu quả” (Cv 108).

09. “Nếu con còn trẻ mà lại cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi hoặc thất vọng, hãy xin Chúa Giêsu đổi mới con. Với Người, niềm hy vọng chẳng bao giờ thiếu” (Cv 109).

10. “Hãy tìm một khoảng lặng ở với Chúa và để được Ngài yêu thương. Hãy cố xua tan mọi tiếng ồn trong thâm tâm và buông mình một lúc trong vòng tay yêu thương của Ngài” (Cv 115).

11. “Con hãy nhìn lên thập giá của Người, hãy bám chặt lấy Người, hãy để Người cứu con, bởi vì những ai để mình được Người cứu độ sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn” (Cv 119).

12. “Các bạn trẻ thân mến, các con rất quý giá! Các con là vô giá! Các con không phải là món đồ để bán đấu giá! Xin đừng để mình bị ai mua bán, đừng để mình bị quyến rũ. Đừng để mình bị nô lệ hoá bởi các hình thức thực dân ý thức hệ, nhồi nhét vào đầu các con những tư tưởng xa lạ, để rồi cuối cùng biến các con thành những kẻ nô lệ, nghiện ngập và cuộc đời hư hỏng” (Cv 122).

13. “Con hãy nhìn vào đôi tay dang rộng của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy luôn để mình được cứu độ lần này đến lần khác” (Cv
123).

14. “Con hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu hạnh phúc, tràn ngập niềm vui. Con hãy vui mừng với Người Bạn đã chiến thắng” (Cv 126).

15. “Con hãy cầu khẩn Chúa Thánh Thần mỗi ngày để không ngừng sống kinh nghiệm một cách mới mẻ sứ điệp tuyệt vời này. Tại sao lại không? Con không mất gì cả và Ngài có thể thay đổi cuộc đời con, soi sáng con và ban cho con một nẻo đường tốt đẹp hơn. Ngài không cắt mất của con sự gì, Ngài không lấy đi điều gì của con, trái lại, Ngài giúp con tìm thấy điều con cần theo cách tốt nhất” (Cv 131).

16. “Đừng tính toán quá nhiều theo kiểu phàm nhân, cũng đừng lo lắng xem xét thực tế quanh các con có an toàn hay không. Hãy ra khơi, hãy ra khỏi chính mình” (Cv 141).

17. “Các con phải kiên trì theo đuổi con đường thực hiện những giấc mơ của mình. Để được như thế, chúng ta phải cẩn thận với một cám dỗ thường xuyên trêu ngươi, là sự lo âu” (Cv 142).

18. “Các bạn trẻ thân mến, tốt hơn hết các con đừng đánh mất tuổi thanh xuân của mình, đừng ngắm nhìn cuộc sống từ ban công. Các con đừng lẫn lộn hạnh phúc với chiếc ghế bành và đừng sống cả cuộc đời trước cái màn hình. Đừng để mình rơi vào cảnh tượng thê thảm như của một chiếc ôtô phế thải. Đừng như những chiếc xe nằm trong bãi đậu xe, nhưng hãy ước mơ thoải chí và hãy đưa ra những quyết định. Các con hãy mạo hiểm, dù có thất bại. Đừng tiếp tục sống với tâm hồn đã tê dại và đừng nhìn thế giới như những khách du lịch. Hãy lên tiếng! Hãy xua tan những nỗi sợ khiến các con tê liệt, để không trở thành những người trẻ như xác ướp. Hãy sống! hãy dấn thân cho những gì tốt nhất trong cuộc sống! Hãy mở các cánh cửa lòng ra và bay đi. Làm ơn, đừng về hưu non các con nhé” (Cv 143).

19. “Này bạn thanh niên, cứ vui hưởng tuổi xuân của bạn, và làm cho tâm hồn được hạnh phúc trong những ngày còn trẻ… Hãy đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn (Gv 11,9-10)… Điều quan trọng không phải là hưởng thụ vô độ, vui thú bất tận, ngược lại, bởi vì điều này sẽ ngăn cản các con sống cuộc sống hiện tại. Điều quan trọng là biết mở mắt ra nhìn và dừng lại chốc lát để cảm nhận trọn vẹn món quà bé nhỏ của cuộc sống với lòng biết ơn” (Cv 145,146).

20. “Đừng tước mất khỏi tuổi trẻ của con tình bạn với Chúa. Có thể con sẽ cảm thấy Người ở bên cạnh không chỉ khi cầu nguyện. Con sẽ nhận ra Người đồng hành với con trong mọi lúc” (Cv 156).

21. “Cần phải giữ “kết nối” với Đức Giêsu, để được “kết hợp trực tuyến” với Người, vì con sẽ không lớn lên trong hạnh phúc và thánh thiện chỉ với sức mạnh và sự thông minh của mình... Hãy bảo đảm rằng, con luôn kết nối với Chúa” (Cv 158).

22. “Cha hy vọng con quý trọng bản thân mình, thật nghiêm túc với chính mình đến mức cố gắng phát triển bản thân về đời sống thiêng liêng… Điều này không có nghĩa là đánh mất đi tính hồn nhiên, tươi trẻ, nhiệt thành, dịu dàng… Nếu không một ngày nào đó, Chúa có thể quở trách con : Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn, lúc ngươi theo Ta trong sa mạc” (Gr 2,2) (Cv 159).

23. “Đôi khi những mặc cảm tự ti có thể làm con không muốn nhìn thấy khuyết điểm và những yếu nhược của mình, và như thế là con bị cản trở, không tăng trưởng và trưởng thành. Tốt hơn hết, con hãy để cho Chúa yêu thương mình, Ngài yêu con đúng với con người thật của con, Ngài quý mến con và tôn trọng con, nhưng Ngài cũng không ngừng ban thêm nhiều hơn nữa cho con” (Cv 161).

24. “Con nhớ rằng, con sẽ không nên thánh và trở nên viên mãn bằng cách trở thành bản sao của người khác… Con phải khám phá ra mình là ai và phát triển nẻo đường nên thánh của riêng mình, khác với những gì người khác nói và nghĩ… Ngược lại, nếu con chỉ sao chép người khác, con sẽ tước mất khỏi trái đất và cả bầu trời này một điều mà không ai khác có thể thay thế con cống hiến được” (Cv 162).

25. “Những vết thương mà các con đã nhận được có thể cám dỗ các con rút lui sống cô lập, co cụm lại với chính mình, nuôi những oán hờn, nhưng đừng bao giờ ngừng lắng nghe lời mời gọi tha thứ của Chúa” (Cv 165).

26. “Một câu ngạn ngữ Châu Phi nói: “Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng với những người khác”. Chúng ta đừng để cho mình bị cướp mất tình huynh đệ” (Cv 167).

27. “Cha đề nghị các bạn trẻ hãy vượt ra ngoài các nhóm thân hữu và xây dựng tình bằng hữu trong xã hội, tìm kiếm thiện ích chung. Hiềm thù xã hội thì dẫn tới hủy diệt” (Cv 169).

28. “Cha cũng xin các con hãy trở thành những tác nhân của sự thay đổi. Hãy tiếp tục vượt qua thái độ thờ ơ, bằng cách đưa ra câu trả lời của Kitô giáo cho các vấn đề chính trị và xã hội, tại các vùng khác nhau trên thế giới. Cha xin các con hãy trở thành những người kiến tạo thế giới, các con hãy làm việc hết mình cho một thế giới tốt đẹp hơn. Các bạn trẻ thân mến, cha xin các con đừng bàng quan nhìn cuộc sống mà hãy nhập cuộc” (Cv 174).

29. “Hỡi các bạn trẻ đừng để thế giới lôi kéo chúng con vào việc chỉ chia sẻ những sai lầm và hời hợt. Các con hãy cố lội ngược dòng và hãy biết chia sẻ Đức Giêsu, thông truyền đức tin mà Người đã ban cho các con” (Cv 176).

30. “Các con đừng sợ ra đi và mang Đức Kitô vào mọi môi trường, cho đến những cuộc sống ở vùng ngoại vi, ngay cả với người xa xăm nhất, người thờ ơ nhất” (Cv 177).

31. “Các bạn hỡi, đừng đợi đến ngày mai mới đóng góp năng lực, sự gan dạ và sự sáng tạo của các con cho việc biến đổi thế giới này. Tuổi trẻ của các con không phải là một “thời gian chuyển tiếp”. Các con là hiện tại của Thiên Chúa, Ngài muốn các con trổ sinh hoa trái” (Cv 178).

32. “Các bạn trẻ thân mến, đừng cho phép người khác lợi dụng tuổi trẻ của các con, đẩy các con đến một lối sống nông cạn, đồng hóa cái đẹp chỉ với dáng vẻ bên ngoài. Nhưng hãy biết rằng có một vẻ đẹp tuyệt vời nơi một người lao động trở về nhà với vẻ lấm lem phờ phạc, nhưng lại chan chứa niềm vui khi đem cơm bánh về cho con cái” (Cv 183).

33. “Cùng với những chiến lược sùng bái tuổi trẻ và vẻ bề ngoài sai lạc, ngày nay người ta còn cổ võ một thứ linh đạo không có Thiên Chúa…. Cha xin các con hãy cẩn trọng đừng để mình bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ đó, bởi nó không những không làm cho các con nên trẻ trung hơn, mà còn biến các con thành nô lệ” (Cv 184).

34. “Một người trẻ cần phải luôn có tinh thần phê bình” (Cv 190).

35. “Các con đừng để mình bị tước mất tình yêu thực sự. Đừng để mình bị lừa phỉnh bởi những kẻ rủ rê sống cuộc đời bê tha theo chủ nghĩa cá nhân mà cuối cùng chỉ dẫn tới cô lập và cô đơn” (Cv 263).

36. “Cha kêu gọi các con hãy trở thành những nhà cách mạng, cha kêu gọi các con hãy lội ngược dòng; phải, cha muốn các con hãy phản kháng nền văn hóa của cái phù du này, một nền văn hóa không tin rằng các con có đủ khả năng lãnh trách nhiệm, có đủ khả năng yêu thương thực sự” (Cv 264).

37. “Cha kêu gọi các bạn trẻ đừng mong sống mà không làm việc, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Điều đó không tốt, vì việc làm là điều cần thiết, nó nằm trong ý nghĩa của đời sống trên mặt đất này, là con đường để trưởng thành, để phát triển nhân bản và hoàn thành con người mình” (Cv 269).

38. “Trong việc phân định ơn gọi, không được loại trừ khả năng dâng hiến cho Thiên Chúa trong chức linh mục, trong đời sống tu sĩ hay trong các hình thức thánh hiến khác. Sao lại loại trừ? Con hãy tin chắc rằng nếu con nhận ra tiếng Chúa gọi và đi theo, thì tiếng gọi ấy sẽ làm cho con thỏa nguyện” (Cv 276).

39. “Ngày nay, mối lo âu và nhiều quyến rũ dồn dập tấn công chúng ta khiến không còn chỗ cho sự thinh lặng nội tâm để chúng ta có thể nhận ra ánh nhìn của Đức Giêsu và nghe được tiếng gọi của Người… Đừng để điều này xảy ra với con, vì cơn lốc của thế giới này sẽ đẩy con vào một con đường điên rồ, không định hướng, không có những mục tiêu rõ ràng, và như thế những nỗ lực của con sẽ thành ra vô ích” (Cv 277).

40. “Cha muốn nhắc lại câu hỏi quan trọng là : Biết bao lần trong đời, chúng ta đã lãng phí thời gian để tự hỏi : Tôi là ai? Con có thể tự hỏi mình là ai và mất cả đời để tìm xem mình là ai. Tuy nhiên, con nên tự hỏi như thế này thì hơn : Tôi sống vì ai vậy?” (Cv 286).

(Trích từ Tông huấn Christus Vivit)


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

8 mãnh lực tấn công làm tâm hồn điêu đứng (22/10/2021)

Ủy Ban Phụng Tự: Về cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân và Nghi Thức An Táng trong hoàn cảnh dịch bệnh (1/9/2021)

6 cách để người Công giáo giữ tâm hồn bình an (29/7/2021)

Mười nguyên tắc nền tảng của Học thuyết xã hội Giáo hội Công giáo (1/7/2021)

Định hướng mục vụ gia đình theo Tông huấn Familiaris Consortio, Amoris Laetitia và các Thư Chung của HĐGMVN (25/6/2021)

Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Tổng quyền Dòng Anh em Giảng thuyết (17/6/2021)

Minh họa Bảy Ơn Chúa Thánh Thần (22/5/2021)

Chúa nhật VI mùa phục sinh – năm B - Như Thầy yêu thương (9/5/2021)

Chúa nhật V mùa phục sinh – Năm B - Trong cùng một nhựa sống (9/5/2021)

Một ngàn con đường để nên thánh (5/5/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn