Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Những khía cạnh mà Giáo hội hậu COVID sẽ trở nên khác biệt

 
“Các Hội thánh tại gia”
Sau Lễ Phục sinh, chúng ta thường nghe sách Công vụ tông đồ kể về cách thức mà các nhóm Ki-tô hữu tiên khởi đến với nhau, và thờ phượng Thiên Chúa theo nhóm nhỏ tại các gia đình của họ. Không chỉ cầu nguyện cùng nhau, các tín hữu còn yêu thương chăm sóc lẫn nhau, thông qua việc chia sẻ tài sản làm của chung. Việc phong tỏa xã hội đã bộc lộ những điểm yếu của mô hình tập trung xây dựng nhà thờ làm trung tâm đời sống đức tin, mà chúng ta đã rất quen thuộc, vốn tỏ ra không mấy thành công trong những tình huống cấp thiết như hiện nay. Ngoài đại dịch, còn có những tình trạng tương tự có thể xuất hiện trong tương lai, như thiên tai, lũ lụt, động đất và lốc xoáy, hay thậm chí là khủng bố. Những lúc ấy, các nhà thờ bị buộc phải dừng hoạt động. Ở trong tình trạng như thế, một mô hình lấy cộng đoàn làm trung tâm, sẽ giữ cho đức tin tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Các bí tích sẽ được phi tập trung hóa, xuống mức độ cộng đoàn nhỏ và theo cụm dân cư. Điều này cũng sẽ làm cho đức tin có ý nghĩa và có mục đích, gắn liền đối với cuộc sống của các nhóm Kitô hữu nhỏ hơn. 
Các ranh giới lãnh thổ của giáo xứ đang biến mất nhanh chóng
Với việc Giáo hội bước sâu hơn vào trong không gian "mạng” khi đại dịch xảy ra, các ranh giới lãnh thổ đang nhanh chóng biến mất. Người ta có rất nhiều lựa chọn để tham dự Thánh lễ và các buổi nói chuyện về các đề tài thiêng liêng, giờ đây các tín hữu có thể dễ dàng lướt qua các kênh YouTube hay Facebook cho đến khi tìm được trang phù hợp với mình. Một linh mục có thể có những khán giả nhất định trong nhà thờ, nhưng trong không gian mạng thì hoàn toàn khác. Các linh mục sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để chuẩn bị bài giảng và giúp suy tư của họ trở nên sâu sắc hơn, được nghiên cứu kỹ lưỡng, phản ánh và phù hợp với bối cảnh cuộc sống của người nghe. 
Phụng vụ trên mạng (E-liturgies)
Phụng vụ được thực hiện qua các phương tiện điện tử được Giáo hội cho phép trong những trường hợp khẩn cấp và bất thường. Trong những trường hợp bình thường, những người bị hạn chế phải ở trong nhà, các bệnh nhân đau yếu và người già cả không thể đến nhà thờ được khuyến khích tham dự Thánh lễ được phát trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, với việc toàn bộ Giáo hội giờ đây buộc phải dự Thánh Lễ “trên không gian mạng” và Rước Lễ Thiêng Liêng, những ảnh hưởng lâu dài của việc thực hành này sẽ phải được đánh giá, đặc biệt là khi việc phong tỏa và giãn cách xã hội kết thúc. Ngày càng có nhiều lo ngại về việc tham dự thánh lễ online. Liệu điều này có ảnh hưởng đến động lực  tham dự các cử hành phụng vụ của người tín hữu về lâu về dài hay không? Khoảng thời gian dài của các đợt phong tỏa đủ để biến một xu hướng thành thói quen, nếu chúng ta không cẩn thận. Có nhiều mối quan tâm khác liên quan đến phụng vụ trên không gian mạng — giáo dân trở thành khán giả thụ động hơn là người tham gia tích cực, thiếu sự tương tác, việc quen với thánh lễ “theo nhu cầu” thay vì đến nhà thờ vào một giờ cố định.  Một giáo huấn có hệ thống cần phải được đưa ra trong thời gian phong tỏa này để giúp người tin hữu thờ phượng trong “thần khí và sự thật” vượt ra ngoài giới hạn của đền thờ và núi non (xem Ga 4: 21-24).
Những linh đạo sai lầm và gây hiểu lầm
Với việc mọi người chuyển sang sử dụng các thiết bị cầm tay của họ để được nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng, số lượng các bài nói chuyện về tôn giáo, học hỏi giáo lý và Kinh thánh, tĩnh tâm, v.v… được cung cấp trực tuyến đã tăng lên theo cấp số nhân. Thách thức là - làm thế nào người ta phân biệt và xác định được một giáo lý chân thật dựa trên giáo lý Công giáo? Nhiều người Công giáo khó phân biệt được liệu cách giải thích Kinh thánh mà họ đang nghe có trung thành với giáo huấn Giáo hội Công giáo hay không? Một ví dụ đơn giản; trong một chương trình Câu đố Kinh thánh trực tuyến mà tôi đã thực hiện cho một trong những nhóm giáo xứ của mình, một trong những câu hỏi là - "Có bao nhiêu cuốn sách trong Cựu Ước?" Hầu hết trong số tham dự viên đã tìm kiếm câu trả lời trên Google (hiển nhiên), và kết quả là trả lời "39", trong khi câu trả lời đúng là 46. Họ có thể được châm trước, vì các trang web Tin lành nhiều hơn so với các trang web Công giáo và Google có xu hướng đưa ra câu trả lời phổ biến nhất. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này? Có thể giáo phận có thể phát hành một danh sách các trang web và các nguồn trực tuyến có giáo huấn Công giáo đích thực; liệt kê các số WhatsApp của một số linh mục và giáo dân được đào tạo, những người mà người ta có thể liên hệ để kiểm tra tính Công giáo của một nguồn cụ thể; có thể cần phải có "digital imprimatur" “con dấu xác nhận kỹ thuật số” từ các đức giám mục địa phương, tương tự như với nhiều sách thiêng liêng và thần học. 
Các khóa học và khóa tĩnh tâm trực tuyến
Các khóa này do một số giáo sĩ am hiểu công nghệ thực hiện đã có từ lâu, nhưng điều đó có thể sớm trở thành điều thông thường mới trong một Giáo hội hậu COVID. Với các khóa học và khóa tĩnh tâm truyền thống khó lòng thu hút được số lượng người do nhu cầu cấp bách về thời gian của con người trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, các Ki-tô hữu sẽ hoan nghênh chào đón các khóa học và khóa tĩnh tâm trực tuyến mà họ có thể truy cập bất cứ lúc nào. Tạo thuận lợi cho tương tác nhóm chắc chắn sẽ là một thách thức, nhưng điều đó có thể được khắc phục thông qua việc tạo ra các nhóm hội nghị truyền hình nhỏ (small video-conference) để sau đó báo cáo lại cho người tổ chức khóa học. 
Giáo lý Gia đình
Gia đình luôn được coi là Hội thánh nhỏ tại gia. Thật không may, gia đình hầu như không được trao quyền và được ban cho những nguồn lực cần thiết để tiến hành việc đào tạo đức tin tại nhà. Việc dạy giáo lý trong gia đình thường chỉ giới hạn trong việc lần hạt Mân Côi và đọc Kinh Thánh, với một số (hiếm) gia đình thảo luận về bài giảng Chúa Nhật quanh bàn ăn. Nếu cha mẹ muốn trở thành người đào tạo đức tin cho chính con cái của mình, và duy trì đời sống thiêng liêng của chính họ như một cặp vợ chồng và với tư cách là cha mẹ, họ phải được đào tạo và cung cấp sự đào tạo cần thiết để làm điều đó. Điều này có nghĩa là các ban Mục vụ Giáo phận và các thừa tác viên giáo dân được đào tạo phải làm việc nhiều hơn để cung cấp tài liệu giáo lý thích hợp và hiệu quả mà các gia đình có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, mà không cần đào tạo nhiều về giáo lý. 
Giáo lý về sinh thái, môi trường (Eco-Catechesis)
Thực tế của sự đồng tồn tại với Thiên nhiên đã trở lại một lần nữa trong thời gian bị phong tỏa. Khi nhân loại rút lui, Thiên nhiên đang lấy lại không gian của mình. Mức độ ô nhiễm đã giảm xuống, các ngôi sao trên bầu trời đêm lại có thể nhìn thấy, động vật và chim một lần nữa đã tìm thấy một môi trường không bị đe dọa. Bất chấp sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, sự yếu đuối của con người khi đối mặt với các tác động của tự nhiên vẫn ngày một bộc lộ rõ rệt. Mối quan hệ của chúng ta với Thiên nhiên cần phải là một mối quan hệ trong tôn trọng và khiêm tốn. Chúng ta được mời gọi trở thành “người quản lý” công trình Sáng tạo của Thiên Chúa như ý định của Ngài. Do đó, có một nhu cầu cấp thiết là Giáo lý về Sinh thái phải được giới thiệu và tích hợp với việc dạy Giáo lý của các giáo xứ và trường học. 
Những hoạt động mục vụ khác nhau dành cho những đối tượng khác nhau
Cần lưu ý đến sự đa dạng của nhân khẩu học trong giáo xứ khi thiết kế các cách tiếp cận mục vụ mới và các nguồn tài nguyên trực tuyến. Chúng ta có phục vụ cho các nhóm ngôn ngữ khác nhau hay không? Chúng ta có đang sản xuất nội dung cho các nhóm tuổi khác nhau không; những người ở các mức độ hiểu biết khác nhau? Cũng cần phải nhớ rằng ngoài kia sẽ có nhiều người không hiểu biết về công nghệ, và có thể cảm thấy vô cùng khó khăn khi truy cập các Thánh lễ trực tuyến và các tài nguyên khác nếu không có sự trợ giúp của ai đó. Quyền truy cập internet cũng không phổ biến, điều này chia mọi người thành hai nhóm - những người “có internet” và “những người không có internet”. Những người có quyền truy cập cũng có thể có tốc độ internet khác nhau.

Một Giáo hội Hậu COVID
Các dự đoán đã được đưa ra về cách Giáo hội sẽ thay đổi lâu dài hơn trong cách thức hoạt động của nó sau đại dịch, nếu Giáo hội có được bài học từ hiện tại và cố gắng chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp trong tương lai. Cuộc sống chắc chắn sẽ rất khác biệt sau đại dịch, dù là trong Giáo hội hay trong thế giới thế tục. Việc phong tỏa và cách ly xã hội đã mang lại những thay đổi trong cách thức chúng ta làm việc, kinh doanh, học tập, giao tiếp và vạch ra các ưu tiên của chúng ta. Giáo hội sẽ bị tác động bởi sự thay đổi này. Mặc dù chúng ta thường nói về việc Giáo hội không phải là một tòa nhà, mà là “Dân Thiên Chúa”, nhưng chúng ta hiếm khi xây dựng các nền tảng để khuyến khích điều đó. Có thể điều này sẽ thay đổi sau đại dịch.
Tác giả: Lm. Joshan Rodrigues
Duc Trung Vu, CSsR lược dịch từ 
(WHĐ)


Kỷ niệm 10 năm Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được tuyên thánh (8/5/2024)

Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Năm Gia Đình Amoris Laetitia – Giới thiệu tổng quát (13/8/2021)

Vi-rút Corona, dấu chỉ “Thời Sau Cùng”! (22/7/2021)

Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Ông Bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất (25/6/2021)

Một số điểm chính trong Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Người nghèo năm 2021 (17/6/2021)

TGM Giuse Nguyễn Năng: Thư gửi các linh mục nhân dịp lễ Thánh Tâm 2021 (9/6/2021)

Tông thư thiết lập thừa tác vụ Giáo lý viên – “Antiquum Ministerium - Thừa tác vụ cổ kính” (26/5/2021)

Tôi nên thánh ư? Bảy hành động giúp bạn nên thánh mỗi ngày (5/5/2021)

Hướng dẫn mục vụ cho những người đã ly thân hay ly dị và sống chung bất hợp luật (1/4/2021)

9 điều cần biết về lễ Lá (26/3/2021)

5 Cách cử hành thứ 4 lễ tro ý nghĩa tại nhà (17/2/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn