Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Mọi người cứ thắc mắc, sao ở nhà mà lại bị nhiễm Covid-19?

Hiện nay, khi số ca nhiễm cộng đồng tăng cao, nhiều người thắc mắc tại sao ở nhà thực hiện giãn cách một thời gian dài mà vẫn bị nhiễm Covid-19? Vậy nguồn lây là từ đâu?  
Luôn vệ sinh và khử khuẩn bề mặt các vật phẩm, hàng hoá...trước khi mang vào nhà (hình minh hoạ)

Nhiều người không để ý đến những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không đảm bảo cũng có thể là 
nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm Covid-19; hoặc ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng không tránh khỏi được những cơ hội dễ bị lây nhiễm như ra ngoài mua thực phẩm, thuốc men hoặc là lây nhiễm từ các hàng hoá đặt mua từ nơi khác về…

TS-BS Phạm Lê Duy, bác sĩ tại phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, 
giảng viên bộ môn sinh lý - sinh lý bệnh - miễn dịch của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, đã có những phân tích cặn kẽ về tất cả những “cơ hội” nếu chúng ta không để ý và chủ quan sẽ dẫn đến sự việc là cho dù ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng có thể bị nhiễm Covid-19.

Dễ dàng tiếp xúc với vi rút trên bề mặt các vật dụng

Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy thì mặc dù hiện nay đang 
giãn cách xã hội, mọi người hầu hết đều ở nhà, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cơ hội dễ bị lây nhiễm như khi ra ngoài đi mua thực phẩm, mua thuốc men, khi đi tiêm vắc xin hoặc khi tập trung lấy mẫu, và còn có nguy cơ là lây nhiễm từ người chung nhà khi họ trở thành “vật trung gian” mang mầm bệnh từ bên ngoài về, hoặc lây nhiễm từ những vật phẩm được chuyển phát từ nơi khác đến…


Ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng không thể tránh khỏi được những lúc phải ra ngoài đi mua lương thực, thực phẩm
-
 HOA NỮ


“Như chúng ta biết, ngoài việc lây lan trực tiếp qua các giọt khí dung lơ lửng trong không khí, vi rút còn có thể hiện diện trên bề mặt vật dụng và bằng cách nào đó có thể tiếp xúc với những vùng niêm mạc như mắt, mũi miệng, thông thường là qua đôi bàn tay của chúng ta. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bầu không khí ở nơi người bị nhiễm vừa đi qua có thể chứa vi rút và có thể lây nhiễm cho người đi vào vùng đó, đặc biệt là trong không gian kín như trong nhà, trong thang máy, trong siêu thị...”, bác sĩ Phạm Lê Duy phân tích.

Chính vì thế, bác sĩ Duy khuyên ngoài việc 
thực hiện tốt 5K thì còn phải chú ý thực hiện những việc sau:

Đầu tiên là hạn chế dùng thang máy đông người, và nếu có thể, hãy sử dụng thang bộ. Nếu như buộc phải sử dụng thang máy, thì phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, cười giỡn trong thang máy. Có thể sử dụng vật dụng như chìa khóa để bấm nút thang máy thay vì dùng tay. Hiện nay, nhiều người dùng cồn hoặc chất sát khuẩn xịt vào không khí bên trong thang máy để diệt vi rút, điều này không nên vì vừa không hiệu quả, lại có thể gây ngộ độc nếu hít phải hoặc tổn thương da nếu tiếp xúc lên da.

Thứ 2, điện thoại là một “vật trung gian” rất quan trọng vì nó vừa tiếp xúc với bàn tay của chúng ta, vừa tiếp xúc gần với vùng mắt, mũi, miệng.

“Do đó, nếu phải đi đâu khi ra ngoài, nên bỏ điện thoại vào túi đựng, khi về đến nhà thì lau túi đựng bằng dung dịch sát khuẩn rồi mới lấy ra sử dụng. Nếu không có túi đựng, có thể bọc điện thoại bằng màng bọc thực phẩm, và khi đi ra ngoài trở về thì sát khuẩn và vứt bỏ lớp màng bọc. Trong lúc đi ra ngoài, nếu nhận cuộc điện thoại thì nên mở loa ngoài để nghe hoặc sử dụng tai nghe, hạn chế áp điện thoại lên mặt nếu chưa chắc chắn là nó sạch”, bác sĩ Duy khuyên.
Thực phẩm, hàng hoá mua về thì xử lý thế nào?
Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy điều thứ 3 mà mọi người nên chú ý là hiện tại mặc dù chưa có bằng chứng về việc vi rút có thể lây truyền qua các bưu phẩm, hay vật phẩm giao nhận qua chuyển phát, nhưng nghiên cứu cho thấy vi rút SARS-CoV-2 có thể tồn tại khoảng 1 ngày trên bề mặt giấy cạc-tông, và khoảng 3 ngày trên bề mặt nhựa. Cho dù lượng vi rút đó chưa biết có đủ để gây nhiễm cho người tiếp xúc hay không, nhưng cũng chưa có bằng chứng chứng minh cho điều ngược lại.

Do đó, để giảm tối đa nguy cơ bị lây nhiễm qua các vật trung gian, bác sĩ Duy khuyên khi nhận vật phẩm từ nơi khác gửi đến, nên lau bề mặt vật phẩm bằng dung dịch sát khuẩn trước khi mang vào nhà, và rửa tay sạch sau khi mở vật phẩm. Đối với thực phẩm, có thể rửa sạch dưới vòi nước chảy, hoặc ngâm vào dung dịch muối loãng và rửa sạch trước khi chế biến. Hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn trong giai đoạn này.



 
Sau khi nhận hàng hoá, thực phẩm đặt từ nơi khác về, mọi người cũng cần chú ý vệ sinh, khử khuẩn an toàn trước khi mang vào nhà

Còn trong trường hợp nếu trở về từ nơi có nguy cơ cao (những nơi tụ tập đông người, trở về từ khu cách ly, bệnh viện), thì bác sĩ Duy có lời khuyên: “Nên để giày dép bên ngoài, không mang vào nhà, hoặc phải xịt với dung dịch khử khuẩn rồi mới mang vào nhà, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc với nước và xà phòng, cởi quần áo bên ngoài và cho vào máy giặt hoặc ngâm với xà phòng ngay, rửa tay lại lần nữa rồi cuối cùng mới tháo khẩu trang và bỏ vào thùng rác, đậy nắp lại, sau đó rửa tay và tắm rửa thật sạch sẽ. Vì vùng mũi-họng là nơi bệnh xâm nhập, nên khẩu trang phải là vật được gỡ bỏ cuối cùng trong suốt quy trình này, để đảm bảo nếu có vi rút bám lên các bề mặt như bàn tay, quần áo sẽ không có cơ hội tiếp xúc với vùng mũi-họng”.

Tiến sĩ, Phạm Lê Duy cũng hướng dẫn là cần phải lau chùi các bề mặt trong nhà như nắm cửa, bàn, ghế, bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày 1-2 lần, hoặc khi có nguy cơ bị tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

“Và việc cuối cùng là nên đi tiêm vắc xin khi có cơ hội, vì rõ ràng những người được tiêm vắc xin, cho dù là 1 mũi sẽ có tình trạng bệnh nhẹ hơn nếu lỡ có nhiễm Covid-19. Nhưng lưu ý, khi đi tiêm vắc xin cũng phải đảm bảo 5K và khi về nhà cũng phải chú ý quy trình đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm cho bản thân và người chung nhà”, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy gửi gắm.

Hoa Nữ
(Thanh Niên)
 


Tài liệu về vấn đề khiêu dâm và bạo lực trong các phương tiện truyền thông: Ứng phó mục vụ (3/5/2024)

Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Làm gì nếu bạn hay/và người thân là F0 - mắc bệnh COVID-19? (6/8/2021)

TP HCM siết chặt Chỉ thị 16 (23/7/2021)

Nhiều thay đổi trong hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều trị Covid-19 (17/7/2021)

Thông tin về dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM (cập nhật 7g ngày 09/7/2021) (10/7/2021)

Những trường hợp nào đủ, không đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19? (25/6/2021)

8 kinh nghiệm nhỏ cần chuẩn bị khi được gọi đi Test (5/6/2021)

Trò chuyện với gia đình (5/5/2021)

Chung tay ngăn người trẻ phạm pháp (16/4/2021)

Người dân có thể không cần hộ khẩu giấy từ 1/7 (12/3/2021)

WHO: Covid-19 gây đau thương hơn Thế chiến II (7/3/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn