Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19 (22/07/2021)


 
1.         Chuyện chúng mình:
NHIỀU TRẺ EM MẤT CHA MẸ VÌ COVID
Một số em sẽ không bao giờ nhớ mặt cha mẹ đã mất vì còn quá nhỏ khi COVID-19 xảy ra. Số khác thì cố gắng giữ cho ký ức tồn tại bằng cách làm những việc cả nhà từng làm cùng nhau: làm bánh kếp hoặc chơi ghita. Số khác nữa vẫn đang nắm chặt những gì còn lại, một chiếc gối hoặc một bức ảnh, trong hành trình thích nghi với cuộc sống mới ở đó có dì, chú và anh chị em bước vào để lấp đầy khoảng trống.
Tính đến nay, 4 triệu người đã chết trong đại dịch virus corona, để lại cha mẹ, bạn bè và vợ/chồng – và có rất nhiều trẻ nhỏ đã trở thành trẻ mồ côi hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ, những người cũng đang khóc thương cho sự mất mát mà họ đang trải qua. Đó là một nỗi đau đang diễn ra ở các thành phố lớn và những ngôi làng nhỏ trên toàn cầu, từ bang Assam ở đông bắc Ấn Độ đến New Jersey và nhiều nơi khác.
Và ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên, những tổn thất và tác động mang tính thế hệ không có dấu hiệu giảm bớt ở nhiều nơi khi virus và các biến thể của nó tiếp tục tấn công. Khi con số tử vong do COVID-19 chính thức đạt mốc u ám mới nhất trong tuần này, Hàn Quốc đã báo cáo số ca nhiễm tăng mạnh nhất trong một ngày và Indonesia đã có ngày chết chóc nhất trong đại dịch cho đến nay.
Victoria Elizabeth Soto không để ý đến những cột mốc này. Cô bé mới chỉ được sinh ra cách đây ba tháng sau khi mẹ của em, Elisabeth Soto, đến bệnh viện ở Lomas de Zamora, Argentina trong tình trạng mang thai 8 tháng và có các triệu chứng của COVID-19.
Soto, 38 tuổi, đã cố gắng suốt 3 năm để có thai và đã hạ sinh bé Victoria vào ngày 13/4. Người mẹ đã chết sáu ngày sau đó vì các biến chứng do virus. Victoria không bị nhiễm bệnh. Cha của cô bé, Diego Roman, nói rằng anh đang từng chút một đối mặt với sự mất mát, nhưng lo sợ rằng đứa con gái nhỏ của mình một ngày nào đó sẽ biết là bé không có mẹ. “Tôi muốn con học cách nói từ “mẹ” bằng cách cho bé xem một bức ảnh của mẹ”, Roman nói. “Tôi muốn con bé biết rằng cô ấy đã đánh đổi tính mạng để con bé được sống. Ước mơ của cô ấy là trở thành một người mẹ, và cô ấy đã được làm mẹ. “
Tshimologo Bonolo, một bé gái 8 tuổi, đã mất cha vì COVID-19 vào tháng 7/2020 và đã dành cả năm vừa qua để thích nghi với cuộc sống ở Soweto, Nam Phi mà không có cha. Điều khó khăn nhất là thay đổi thói quen hàng ngày: Cha của Bonolo, Manaila Mothapo, thường chở cô bé đến trường mỗi ngày, nhưng giờ cô bé phải đi phương tiện công cộng. “Cháu từng nấu ăn, chơi và đọc sách với bố,” Bonolo nói. “Cháu nhớ nhất là được đùa nghịch trên bụng của bố.” 
Ở phía tây bắc London, cô bé Niva Thakrar, 13 tuổi đang cắt cỏ và rửa xe ô tô của gia đình – những công việc mà người bố thường làm. Như một cách tưởng nhớ, cô bé đi dạo đến những nơi mình từng đến với bố và xem những bộ phim họ từng xem cùng nhau trước khi người bố qua đời hồi tháng 3 sau hai tháng nằm viện. “Cháu vẫn cố gắng làm những gì bố và cháu đã từng làm trước đây, nhưng cảm giác không còn như xưa nữa,” Thakrar nói. Jeshmi Narzary đã mất cả cha lẫn mẹ trong vòng hai tuần hồi tháng 5 ở Kokrajhar, bang Assam, đông bắc Ấn Độ. Cô bé 10 tuổi tiếp tục sống với một người dì và hai người anh em họ, sau khi trải qua 14 ngày tự cách ly trong thời gian Ấn Độ tăng đột biến số ca nhiễm vào mùa xuân, khiến quốc gia này chỉ đứng sau Mỹ về số ca bệnh được xác nhận. Narzary vẫn chưa vượt qua được cái chết của cha mẹ. Nhưng cô bé rất cẩn thận trong việc đeo khẩu trang và rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn. Cô bé làm như vậy vì biết rằng “coronavirus là một căn bệnh giết chết con người.”
Kehity Collantes, 6 tuổi, cũng biết virus có thể làm gì. Nó đã giết chết mẹ cô bé, một nhân viên bệnh viện ở Santiago, Chile, và giờ cô bé phải tự mình làm bánh kếp. Điều đó cũng có nghĩa là: “Giờ bố cháu phải vừa làm cha vừa làm mẹ,” cô bé nói. Hai anh em Zavion và Jazzmyn Guzman đã mất cả cha lẫn mẹ vì COVID-19, và hiện cả hai đang được những người chị lớn chăm sóc. Mẹ của hai em, Lunisol Guzman, nhận nuôi hai anh em từ khi cả hai vừa mới sinh, nhưng đã qua đời năm ngoái cùng chồng khi làn sóng thứ nhất của đại dịch càn quét dữ dội tại vùng đông bắc Hoa Kỳ. Katherine và Jennifer Guzman lập tức xin quyền giám hộ hai đứa trẻ – Zavion 5 tuổi và Jazzymn 3 tuổi – và hiện đang chăm sóc cho chúng tại Belleville, New Jersey. “Tôi đã mất mẹ, và giờ thì tôi là một người mẹ,” Jennifer Guzman, 29 tuổi, cho hay.
Những mất mát của gia đình Navales ở thành phố Quezon, Philippines ngày một chồng chất. Sau khi trụ cột gia đình là Arthur Navales, 38 tuổi, qua đời hôm 2/4, cả nhà đã phải đối mặt với sự xa lánh của cộng đồng. Người vợ goá Analyn B. Navales lo sợ rằng chị không thể trả được tiền mua ngôi nhà mà họ dự định chuyển đến, vì tiền lương của mình chị là không đủ. Một vấn đề nữa là chị cũng không chắc mình có thể trả học phí cho các lớp taekwondo của các con hay không. Cậu con trai Kian Navales, 10 tuổi, cũng từng bị nhiễm virus, và rất nhớ những lần ra ngoài ăn mì cùng bố. Cậu bé ôm chặt một chiếc gối mẹ làm cho mình và chị gái, trên gối có in hình người cha. “Ngôi nhà của chúng cháu trở nên yên tĩnh và buồn bã. Chúng cháu không cười nhiều nữa từ khi bố mất,” Yael, cô chị 12 tuổi của Kian chia sẻ. 
Maggie Catalano, 13 tuổi, đang lưu giữ ký ức về cha mình bằng âm nhạc. Là một nhạc sĩ, Brian Catalano từng dạy Maggie một số hợp âm ghita trước khi ngã bệnh. Anh đã tặng cho con gái một cây ghita làm quà Giáng sinh vào ngày 26/12 năm ngoái khi trở về nhà sau 9 ngày nằm viện. Vẫn dương tính với sức khoẻ yếu, anh phải cách ly trong phòng ngủ, nhưng có thể nghe thấy tiếng đàn của Maggie vọng qua những bức tường trong căn nhà của họ ở quận Riverside, California. “Bố nhắn tin cho cháu rằng, “Con chơi hay lắm, con yêu,”” Maggie nhớ lại. Cả nhà nghĩ rằng Brian đã chiến thắng bệnh tật – nhưng bốn ngày sau, anh đã lặng lẽ qua đời khi họ ra ngoài. Để vượt qua nỗi đau, Maggie dồn sức viết những bài hát và đã biểu diễn một bài trong tang lễ của bố hồi tháng 5. “Cháu ước gì bố nhìn thấy cháu chơi đàn lúc này,” cô bé nói. Cháu ước là bố biết được cháu đã tiến bộ như thế nào.”
 
2. Những con số biết nói
 
Stt
 
Quốc gia
 
Được chữa khỏi
 
Tử vong
 
Tổng số
1
Canada
1.393.466
26.512
1.424.715
2
Bolivia
394.002
17.505
464.177
3
Azerbaijan
331.537
4.998
339.062
4
Việt Nam
11.967
370
71.088
 
 
 
 
 
 
Thế giới
 
175.225.998
 
4.141.558
 
192.766.094
 
 
 
Cập nhật lúc 6g35, ngày 22.07.2021
 
3.       Khuôn vàng thước ngọc (Ga 20,1-2;11-18;thứ Năm, tuần XVI Thường niên – Lễ kính thánh nữ Maria Magdala) 
 
Tin Mừng nhiều lần nhắc đến những người phụ nữ có tên là Maria. Điểm gặp gỡ giữa những con người này đó chính là việc họ đều dành cho Đức Giêsu một thứ tình cảm đặc biệt. Ít nhất là có ba người, đó là bà Maria ở Bêtania, bà Maria Magdala và người đàn bà tội lỗi vô danh trong Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 7, 36-50). Phụng vụ Giáo Hội, kể từ thời Đức giáo hoàng Grêgôriô Cả, đều đồng hóa Maria Magdala là người đàn bà tội lỗi, rửa chân cho Đức Giêsu và cũng là Maria em của Mácta và Lazarô (Lc 10,38,50 ; Ga 12,1-8). Thế nhưng khoa chú giải Thánh Kinh ngày nay không đồng ý với điểm này. Điểm chắc chắn không ai tranh cãi là Maria Magdala đã đứng dưới chân thập giá của Đức Giêsu (Mc 15,40-41). Bà hiện diện nơi cuộc táng xác Chúa (Mc 15,47) và vào buổi sáng Phục sinh, bà cùng mấy phụ nữ đã đi ra mồ Chúa (Mc 16,1-8). Chính bà là người đầu tiên được Chúa Phục sinh hiện ra và sai đi báo tin cho các môn đệ (Mc 16,9 ; Ga 14-18).
 
Theo quyết định của Ðức Thánh Cha Phanxicô, lễ thánh nữ Maria Magdala được nâng cấp từ bậc lễ nhớ bắt buộc lên Lễ Kính. Trong thông cáo và sắc lệnh công bố vào ngày 10 tháng 6 năm 2016, Ðức Hồng Y Robert Sarah, Tổng Trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích thông báo quyết định của Ðức Thánh Cha và đồng thời trình bày những lý do, trong đó có đoạn viết: "Ðức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quyết định trên đây trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, để nêu cao tầm quan trọng của người Phụ Nữ đã chứng tỏ tình yêu nồng nhiệt đối với Chúa Kitô và được Chúa Kitô yêu mến." Thực vậy, quyết định được đề ra trong bối cảnh Giáo Hội ngày nay đòi phải suy tư sâu xa hơn về phẩm giá phụ nữ, công việc tái truyền giảng Tin Mừng và sự cao cả của mầu nhiệm Lòng Chúa Thương Xót. Chính Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã dành sự chú ý lớn không những về tầm quan trọng của các phụ nữ trong sứ mạng của chính Chúa Kitô và của Giáo Hội, nhưng còn đặc biệt đề cao chức năng của thánh Maria Magdala như chứng nhân đầu tiên đã thấy Ðấng Phục Sinh và là sứ giả đầu tiên loan báo cho các Tông Ðồ sự sống lại của Chúa".
Khi đọc bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nhận ra rằng, con người không ngừng khao khát và tìm kiếm Thiên Chúa như là cội nguồn sự sống và hạnh phúc đích thực của mình. Thế nhưng, cuộc phiêu lưu ấy của con người mãi mãi sẽ là một cuộc tìm kiếm trong vô vọng nếu như Thiên Chúa không chủ động tìm đến với con người trước.
Thật vậy, Maria Magdala đi tìm Chúa, nhưng trước mắt bà chỉ là một ngôi mộ trống. Việc bà đến mộ không nhằm mục đích thực dụng là để tẩm thêm dầu thơm, bởi vì việc đó đã được hai người đàn ông thực hiện vào áp ngày Sabbath. Bà đến mộ trong tư thế thân thương và hiếu hạnh nhằm làm chậm đi sự chia cách với Đức Giêsu và ra như kéo dài thêm tang lễ cho Thầy của mình. Thời điểm bà ra khỏi nhà nói lên một sự thay đổi căn bản của thời gian, nhưng lại mang một ý nghĩa thần học đáng lưu ý về mầu nhiệm Phục sinh: Từ đêm tối (chết chóc) sang hừng sáng (sự sống mới bắt đầu). Cuộc gặp gỡ giữa Maria và Đức Giêsu bị chậm lại bởi chen vào sự kiện bà chạy về gặp các môn đệ. Rồi ngay cả khi đã gặp được Đức Giêsu bà vẫn không nhận ra Ngài mà lại ngỡ tưởng là người làm vườn. Chỉ đến khi Đức Giêsu gọi đúng tên bà, “Maria”, bà mới nhận ra Thầy Chí Ái. Rõ ràng, dù con người có thiện chí đến đâu, dù có nỗ lực đến mấy trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, cũng chỉ là đi trong vô vọng nếu như Thiên Chúa không thân hành đến gặp gỡ và tỏ mình ra cho họ.
Hiểu như thế, chúng ta mới thấy được mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa là mầu nhiệm của tình thương. Thiên Chúa từ trời cao, nơi con người không sao với tới, đã tự hạ đến tột cùng. Ngài không chỉ làm người mà còn sống và chết như một con người đau khổ; thậm chí như một tội nhân để cho con người từ nay, dẫu tội lỗi đến đâu, dẫu hèn hạ đến mấy vẫn có thể đụng chạm, vẫn có thể gặp được Thiên Chúa như là cội nguồn sự sống và hạnh phúc của mình.
Tuy nhiên, nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa của con người không phải là không cần thiết, bởi nếu không có sẽ chẳng bao giờ có cuộc hội ngộ giữa Thiên Chúa và con người. Kinh nghiệm cho thấy, Thiên Chúa vẫn hiện diện trước mắt, nhưng không phải lúc nào con người cũng nhận ra Ngài. Tin Mừng cho chúng ta biết, thánh nữ Maria Magdala, đã từ bỏ tất cả để theo Đức Giêsu từ Galilê đến Giuđêa. Ngài là một trong số các phụ nữ đã dùng của cải mình có để trợ giúp Đức Giêsu trên hành trình truyền giáo. Đặc biệt, dưới chân thập giá, khi mà hầu hết các môn đệ bỏ trốn vì sợ chết, người ta vẫn thấy có sự hiện diện của thánh nhân bên cạnh Đức Maria. Có lẽ chính vì thế, phần thưởng cao quý nhất mà thánh nữ đã nhận được trước cả các môn đệ, đó là được gặp Đức Giêsu Phục sinh đầu tiên và vinh dự được sai đi loan báo tin vui cho các môn đệ. Cũng nhờ đó, thánh Maria Magdala xứng đáng được Giáo Hội gọi là Tông đồ của các Tông đồ.
Qua Lời Chúa hôm nay và nhất là qua gương sáng của thánh nữ Maria Magdala, chúng ta được mời gọi trung thành, can đảm bước theo Đức Giêsu và quảng đại phục vụ Ngài. Lòng trung thành, can đảm và quảng đại ấy sẽ được Chúa ân thưởng xứng đáng không chỉ ở đời sau mà còn ngay trong cuộc sống hiện tại của chúng ta nữa.
 
Lạy Chúa, thánh nữ Maria Magdala khi xưa đã yêu mến Chúa hơn cả bản thân mình; đã nhiệt thành và hăng say hơn cả các môn đệ; đã can đảm hơn những người đồ đệ thân tín; và đã được Chúa Phục sinh ân thưởng cho thỏa lòng nhớ mong. Xin cho chúng con ngày hôm nay cũng học đòi gương thánh nhân để biết lắng nghe và mau mắn thi hành điều Chúa truyền dạy. Xin cho chúng con luôn biết hăng say trong việc loan báo Tin Mừng. Và, xin thắp lên ngọn lửa yêu mến, để chúng con biết yêu Chúa hết lòng và đủ chân thành để thực thi bác ái với tha nhân.
 
4.        Lời bàn
- Ngoại trừ Đức Maria, có lẽ không ai yêu thương Đức Giêsu nhiều cho bằng Maria Magdala. Luca cho chúng ta biết, bà là người được Chúa trừ cho khỏi bảy quỷ. Điều Đức Giêsu làm cho bà không ai làm được và chắc chắn bà không thể nào quên. Có ý kiến vẫn cho rằng, bà là tội nhân đáng ghê tởm mà Đức Giêsu đã kêu gọi, đã tha thứ và thanh tẩy. Tuy nhiên, chẳng có lý do gì để chúng ta có thể đánh đồng một người bị quỷ ám với một người đầy tội lỗi và vô luân. Ngay cả khi Maria Magdala từng là người tội lỗi ngập đầu đi chăng nữa thì cũng chẳng có vấn đề gì ghê gớm. Điều quan trọng là trước mặt Đức Giêsu, con người ấy đã phục thiện và xứng đáng với điều mà Ngài đã nói về bà: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị ấy đã yêu mến nhiều” (Lc 7,47). Như vậy, lòng mến của chị là thành quả và là dấu hiệu của ơn tha thứ. Soi lại bản thân, chắc rằng không mấy người trong chúng ta có được lòng mến nồng nàn như Maria Magdala. Thật vậy, ai cũng đầy tội lỗi và ai cũng được Chúa tha nhiều; nhưng liệu rằng, lòng mến của chúng ta dành cho Chúa được bao nhiêu?
- Tại Palestine có một phong tục viếng mộ người thân ba ngày sau khi thi hài được đặt vào phần mộ. Họ tin linh hồn người chết còn bay lượn và chờ đợi chung quanh phần mộ ba ngày, sau đó mới bỏ đi, vì lúc đó thi thể không còn nhận diện được nữa, bởi vì đã bắt đầu thối rữa. Các bạn thân của Đức Giêsu không thể nào đến tiếng mộ Ngài vào ngày sabbath. Vậy nên, Maria đến mộ trước tiên vào ngày thứ nhất trong tuần. Bà đến mộ thật sớm, chữ “rạng đông” là proi, nói đến những thời khắc sau cùng của canh thứ tư trong một đêm, tức là từ 3 giờ đến 6 giờ sáng. Lúc Maria đến mộ, trời còn tờ mờ tối, nhưng có lẽ vì quá nóng lòng nên bà không thể chờ lâu hơn được nữa. Nỗi đau khổ và tình yêu dành cho Chúa quá lớn, đến độ dường như mắt bà không còn nhận diện rõ những gì đang diễn ra trước mặt mình, ngay cả người bà cần tìm mà cũng chẳng hề biết. Bà khóc lóc, chứng tỏ sự phiền muộn xâm chiếm tâm hồn và sự tang chế còn ám ảnh quanh con người của Maria. Nói khác đi, bà chưa hoàn toàn chấp nhận cuộc chia ly với Thầy Chí Thánh. Bà tìm kiếm ngang qua các trung gian nhưng đều thất bại. Chúng ta không thấy bất kỳ một sự sợ hãi nào khi bà nhìn thấy hai thiên thần ở trong mộ; và ngay cả đối với người mà bà lầm tưởng là người làm vườn cũng vậy. Bà hoàn toàn dửng dưng, không chút sợ hãi. Tâm hồn bà giờ đây bị hai chữ TÌNH YÊU chiếm trọn và bà sẵn sàng làm mọi thứ, mong được nhìn thấy Đức Giêsu, cho dù chỉ là một cái xác đã bắt đầu thối rữa. Có lẽ, chẳng mấy ai trong chúng ta dám dành cho Chúa một thứ tình yêu mãnh liệt như thế.
- Mồ mả thời xưa thường không có cửa để đóng lại. Tại lối ra vào mộ, có một đường rãnh dưới mặt đất, trên có một tảng đá tròn như chiếc bánh xe, tảng đá được lăn qua và chặn chỗ xem như cửa mộ, để bảo đảm không có ai lăn tảng đá ấy đi (Mt 27,26). Ngày nay tại Đất Thánh, thành cổ Jêrusalem dường như vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ có điều, bây giờ nó thuộc quyền kiểm soát của anh em Hồi Giáo. Thành có 8 cổng, nhưng cổng ở phía Đông đã bị bít lại (1541) vào thời người Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiến Đất Thánh. Người Do Thái vẫn đang mong chờ Đấng Mêsia sẽ đến để giải phóng dân Người. Một khi Đấng Mêsia đến, Người sẽ đi qua cửa phía Đông này mà vào thành thánh Jêrusalem. Bởi đó từ trước tới nay, trước cửa thành này là những phần mộ của người Do Thái. Họ tin rằng khi Đấng Mêsia đến, những người này sẽ trỗi dậy và được đi vào thành cùng với Đấng Mêsia trước tiên. Còn câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay cho thấy, khi đến mộ, bà Maria Magdala đã vô cùng kinh ngạc. Bà kinh hoàng khi thấy tảng đá đó đã bị lăn ra một bên, còn xác của Chúa thì không thấy đâu cả. Có hai điều xuất hiện trong tâm trí của bà. Thứ nhất, bà nghĩ là người Do Thái đã lấy xác Đức Giêsu đem đi nơi khác, vì họ chưa bằng lòng với việc giết Ngài trên thập giá mà còn muốn làm nhục thi thể của Ngài thêm một lần nữa. Thứ hai, việc này có thể do một số người bất lương chuyên nghề đào mộ để lấy trộm xác hoặc lục tìm thứ gì đó mà những người thân chôn kèm với người chết. Có lẽ Maria nghĩ người ta đã lẻn vào trong mộ để trộm xác Chúa của mình.
- Đây là một tình cảnh mà Maria Magdala cảm thấy không thể đối phó được, nên chạy vào thành tìm Phêrô và Gioan. Maria là trường hợp tiêu biểu cho một người cứ tiếp tục yêu thương, cứ tiếp tục tin tưởng, dù mình không hiểu hết những gì đang xảy ra trước mắt. Vinh dự được thấy Đức Giêsu phục sinh đầu tiên thuộc về bà Maria Magdala. Các câu chuyện được trải dài với nhiều dấu chỉ về tình thương của bà. Bà trở lại mộ sau khi loan tin cho Phêrô và Gioan, nhưng khi các ông chạy nhanh đến mộ, bà bị bỏ lại phía sau; và khi bà đến nơi thì hai vị kia đã đi rồi. Bà đứng đó mà khóc. Sự kiện thật đơn giản, bà đã khóc quá nhiều và nước mắt làm nhòe đôi mắt. Câu chuyện trao đổi với người mà bà tưởng là kẻ làm vườn cho thấy lòng bà yêu mến Chúa biết là chừng nào. Ước ao duy nhất của bà là tìm lại được thi thể của Đức Giêsu. Ngay sau khi đặt mấy câu hỏi với người “lạ”, chắc có lẽ bà lại hướng mắt về phần mộ và quay lưng lại với Đức Giêsu. Mãi cho tới lúc Đức Giêsu gọi đúng tên bà, “Maria”; thì bà thật sự thảng thốt và cũng chỉ kịp đáp lại bằng một tiếng gọt lỏn: “Rabbouni” – Lạy Thầy.
 -Một số em sẽ không bao giờ nhớ mặt cha mẹ đã mất vì còn quá nhỏ khi COVID-19 xảy ra. Số khác thì cố gắng giữ cho ký ức tồn tại bằng cách làm những việc cả nhà từng làm cùng nhau: làm bánh kếp hoặc chơi ghita. Số khác nữa vẫn đang nắm chặt những gì còn lại, một chiếc gối hoặc một bức ảnh, trong hành trình thích nghi với cuộc sống mới ở đó có dì, chú và anh chị em bước vào để lấp đầy khoảng trống”. Một mai cơn đại dịch đi qua, thứ còn lại dễ nhận diện nhất chính là những mất mát không gì thay thế được. Những đứa trẻ còn quá nhỏ, chưa thể hiểu được cái chết là gì, thì rồi đây chúng sẽ dần tỏ tường trong sự tiếc thương vô hạn. Còn những đứa trẻ bây giờ đã hiểu chuyện thì sẽ cảm thấy chênh vênh vì dịch bệnh đã cướp đi mất những người thân yêu nhất của chúng. Richard L. Evans từng nói:Chẳng mấy người chưa từng bắt gặp cái chết lướt qua theo một cách nào đó. Một số người chưa bị nó chạm tới gần, hay chưa phải vì nó mà thao thức trong đêm, nhưng đâu đó dọc theo đường đời, hầu hết chúng ta rồi sẽ bị nó cướp đi ai đó gần gũi và rất mực thân thương - và tất cả chúng ta rồi một ngày sẽ phải đối diện với nó”. Dẫu vẫn biết phận người là hữu hạn, nhưng nỗi đau mất mát người thân sẽ chẳng dễ chịu chút nào. Người thân của chúng ta rời xa cõi tạm, nhưng nỗi đau nơi người ở lại thì có lẽ sẽ kéo dài vô tận. Nói như vậy để chúng ta hiểu thêm về tình cảm mà thánh Maria Magdala dành cho Đức Giêsu. Có lẽ bà là một trong số ít người chứng kiến hầu như trọn vẹn những bi thương mà Đức Giêsu phải hứng chịu trong những giờ sau hết. Càng xót xa cho Chúa bao nhiêu, thì có lẽ bà càng buồn các môn đệ bấy nhiêu. Thường ngày, các ông gần gũi lắm, thân thiết lắm nhưng giờ thì ba chân bốn cẳng chạy trốn, có khi mất luôn cả dép. Thánh nữ Maria Magdala thực sự trở thành kiểu mẫu cho những người môn đệ của Chúa: Dám yêu, dám liều và dám vượt lên trên những gì là nhi nữ thường tình để trở thành người tiên phong loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Giáo Hội hôm nay mừng kính và tuyên dương công trạng của một bậc nữ lưu, chẳng phải đó cũng là lời nhắc nhớ cho mỗi chúng ta về phận vụ mà người môn đệ của Chúa phải thi hành mỗi ngày hay sao?

Viết Cường, O.P. 


Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 26 thường niên, Năm B) (26/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 25 thường niên - Năm B) (19/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 24 Thường niên - Năm B) (12/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 23 thường niên -Năm B) (5/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 22 Thường niên - Năm B) (29/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 21 TN, Năm B) (23/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Đức Mẹ hồn xác lên trời 15/08/2021) (15/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (08/08/2021) (8/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật, 01/08/2021) (1/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (27/7/2021) (27/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (21/07/2021) (21/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (20/7/2021) (20/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (19/7/2021) (19/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (18/7/2021) (19/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (17/07/2021) (17/7/2021)

Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gởi phụ nữ toàn thế giới (15/5/2011)

Một cặp vợ chồng người Ý đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước (30/4/2011)

Vợ chồng cầu nguyện với nhau (28/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn