Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19 (Chúa nhật 21 TN, Năm B)


 
1.          Chuyện chúng mình:
 
Hiện nay ở Afghanistan còn lại một linh mục Công giáo duy nhất là cha Gianni Scalese, người Ý, Bề trên giáo miền tự quản Afghanistan.
Cha Scalese năm nay 66 tuổi (1955) thuộc dòng thánh Barnabê, từ năm 2014 cha phụ trách giáo miền tự quản Afghanistan được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II thành lập năm 2002 và tại đây, chỉ có hơn 200 tín hữu Công giáo hầu hết là người nước ngoài, trên tổng số gần 29 triệu dân, và có ba linh mục dòng cùng vài nữ tu.
Trong những ngày này, hai linh mục dòng Tên người Ấn Độ, phụ trách di dân và tị nạn, cùng với bốn nữ tu Thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa, trong đó có một chị người Ấn Độ, đã rời khỏi Afghanistan sau khi lực lượng Taliban chiến thắng và lên cầm quyền.
Cha Scalese vốn hoạt động tại trường thánh Luigi và làm cha sở giáo xứ thánh Phaolô Cả ở giáo phận Bologna, bắc Italia.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất dành cho nữ ký giả Claudi Baccarani của báo “Corriere della sera”, Người đưa tin chiều, cha Scalese cho biết trong điện thư rằng: “Chúng tôi còn ở đây. Tình thế không cho phép tôi trả lời phỏng vấn. Tôi lập lại lời kêu gọi trước đây của tôi là xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi”. Cha Scalase hiện ở trong khuôn viên đại sứ quán Ý, ở thành phố Kabul. Nguyện đường tại đây cũng là thánh đường Công giáo duy nhất ở Afghanistan. Những tín hữu đến dự lễ tại đây, cho đến nay là những người nước ngoài, các viên chức ngoại giao, quân nhân và những công nhân viên dân sự ngoại quốc.
Đức Hồng y Matteo Zuppi, Tổng giám mục giáo phận Bologna, đã gửi một tin nhắn cho cha Scalese để bày tỏ tình liên đới và sự gần gũi của giáo phận Bologna với cha.
Hồi tháng Tư năm nay, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý, cha Scalase đã nhận định rằng: “Sự rút quân của Mỹ và khối Nato, do quyết định của Tổng thống Biden và giới lãnh đạo khối Nato, gây nguy hiểm cho an ninh của Afghanistan. Cho đến nay các cuộc thương thuyết giữa chính phủ Afghanistan với lực lượng Taliban chưa bao giờ được khởi sự hoặc chắc chắn là không có kết quả nào. Dự án là để thành lập một chính phủ chuyển tiếp, thống nhất quốc gia, để rồi tiến tới cuộc bầu cử tự do. Nhưng nếu các bên không nói với nhau thì làm sao có thể cùng nhau lập một chính phủ? Người ta để cho khí giới nói thay, đó là chuyện dễ dàng hơn nhiều”.
Hồi đó cha Scalese đã nói thêm rằng: “Cho dù những người Taliban thắng thế, vì họ có tổ chức và được tài trợ nhiều hơn, tôi không tin rằng họ có thể có ảo tưởng thiết lập một Vương quốc Hồi giáo, như thể 20 năm vừa qua không hề hiện hữu”.
G. Trần Đức Anh, O.P.
 
2. Những con số biết nói
 
Stt
 
Quốc gia
 
Được chữa khỏi
 
Tử vong
 
Tổng số
1
Ai Cập
235.635
16.663
286.168
2
Zambia
198.371
3.573
204.337
3
Afghanistan
107.927
7.070
152.511
4
Việt Nam
140.087
7.540
336.707
 
 
 
 
 
 
Thế giới
 
189.731.784
 
4.435.426
 
212.096.451
 
Cập nhật lúc 6g20 ngày 22.8.2021
 
3.        Khuôn vàng thước ngọc (Ga 6,54a;60-69);Chúa nhật, tuần XXI Thường niên)
 
Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. Đó là những lời tuyên tín của thánh Phêrô mà bài Tin Mừng hôm nay đã ghi lại. Tuy nhiên, dù Lời Chúa có là lời ban sự sống đi chăng nữa, nhưng không phải lúc nào lời đó cũng dễ dàng hiểu được và dễ dàng đón nhận. Đó là một thách đố thực sự đối với chúng ta; và vì thế, chúng ta được mời gọi hãy đón nhận Lời Chúa với tất cả lòng tin cũng như tình yêu mến dành cho Ngài.
Như chúng ta đã biết, sau khi Đức Giêsu tự giới thiệu Ngài là Bánh Hằng Sống từ trời xuống và ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời, thì dân chúng lập tức có phản ứng: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt của ông ta được”. Và bài Tin Mừng chúng ta được nghe hôm nay cho thấy phản ứng đó đã tới hồi quyết liệt đến độ có một số môn đệ đã thẳng thắn nói với Đức Giêsu: Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Có lẽ nhiều người trong số họ đã bỏ Đức Giêsu và không muốn làm môn đệ của Ngài nữa.
 
Thế nhưng, dù bị dân chúng phản ứng và một số môn đệ bỏ đi nhưng Đức Giêsu vẫn không rút lại mạc khải về Bánh Hằng sống, Ngài cũng không điều chỉnh cách nói cho dễ nghe, dễ lọt tai hơn. Trái lại, Đức Giêsu còn hỏi như một thách đố đối với các Tông đồ: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? Phêrô đã đại diện cho các anh em nói lên quyết tâm theo Đức Giêsu: Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
Như vậy, cũng một lời nói, cũng một mặc khải về Bánh Hằng Sống, nhưng có những người cho đó là những lời chói tai, khó mà chấp nhãn được; ngược lại, cũng có những người cho đó là lời đem đến sự sống đời đời. Cũng một lời nói, cũng một mặc khải về sự sống thần linh, nhưng có những người vì lời đó mà bỏ Chúa; bên cạnh đó, lại có những người vì lời ấy mà quyết tâm theo Chúa một cách xác tín hơn. Điều đó cho chúng ta thấy, tin vào Đức Giêsu và đón nhận lời của Ngài là một ân huệ Thiên Chúa ban chứ không hề do sức riêng của con người. Bởi đó, Đức Giêsu mới nói: “Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”.Và Đức Giêsu còn nói rõ hơn: “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy”.
Vậy, nếu tin vào Đức Giêsu và đón nhận giáo huấn của Ngài là một ân huệ của Thiên Chúa, thì con người được mời gọi khiêm tốn mở lòng mình ra để đón nhận, cho dù không hoặc chưa hiểu. Lời Chúa mãi mãi vẫn là một mầu nhiệm vượt lên trên và bên kia những gì chúng ta có thể suy tưởng. Bởi đó, chúng ta được mời gọi đón nhận bằng lòng tin. Xét cho cùng, chúng ta không bao giờ có thể hiểu thấu được Lời Chúa một cách trọn vẹn, bởi vì trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tư tưởng của Thiên Chúa cũng vượt trên tư tưởng của con người bấy nhiêu. Chỉ trong chiêm ngắm mầu nhiệm bằng tình yêu mến, chúng ta mới hy vọng cảm nhận và đi sâu vào mầu nhiệm mà Thiên Chúa muốn mặc khải cho chúng ta.
Rõ ràng, tin như thế là hoàn toàn tín nhiệm vào thế giá của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ tự lừa dối mình, cũng như không bao giờ lừa dối bất cứ ai. Tin như thế cũng có nghĩa là quyết tâm bước theo Đức Giêsu và sống theo giáo huấn của Ngài đến độ cả cuộc đời chúng ta sẽ mãi mãi trung thành với niềm tin ấy. Tuy nhiên, trong khi cố gắng sống niềm tin ấy, chắc chắn chúng ta không thể không nhận ra khoảng cách giữa chân lý và thực tế cuộc sống, nghĩa là những mầu nhiệm vượt quá trí hiểu của chúng ta. Dù vậy, thay vì chán nản, thất vọng, chúng ta được mời gọi hãy khiêm tốn và kiện cường lòng tin để cũng thốt lên được lời tuyên tín như thánh Phêrô: Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.
 
Lạy Chúa, xưa kia nhiều môn đệ đã không chấp nhận lời Ngài giảng dạy nên đành chấp nhận bỏ cuộc giữa chừng. Họ thiếu hẳn lòng tin và thiếu luôn thiện chí để có thể đáp trả lời mời gọi của Chúa. Xin cho chúng con ngày hôm nay, đừng vì đức tin yếu kém của mình mà dừng cuộc chơi với Chúa. Xin gia tăng hồng ân đức tin để chúng con luôn biết khám phá sự hiện diện đích thực của Chúa nơi Bí tích Thánh Thể, để nhờ đó mà chúng con kín múc được nguồn sinh lực dồi dào. Xin ban cho chúng con một sự kiên định cần thiết để cũng có thể thưa lên lời tuyên xưng như thánh Phêrô ngày trước: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.
 
4.      Lời bàn
- Chúng ta không quá ngạc nhiên khi thấy các môn đệ cho rằng lời giảng của Đức Giêsu thật khó lãnh hội. Từ ngữ Hy Lạp skleros không phải là khó hiểu hay khó nghe nhưng có nghĩa là khó chấp nhận. Các môn đệ biết rất rõ là Đức Giêsu tự xưng là sự sống từ Thiên Chúa đến trần gian. Chẳng ai có thể sống hay đối diện với cõi đời đời nếu không tin nhận và tùng phục Ngài. Đến đây chúng ta gặp một chân lý nổi bật vào mọi thời đại. Nhiều khi người ta khước từ Đức Giêsu vì không đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức mà Ngài đòi hỏi, chứ chẳng phải vì không biết Ngài. Khi thành thật suy nghĩ về vấn đề này, chúng ta bắt buộc nhìn nhận tại tâm điểm của mọi tôn giáo đều phải có huyền nhiệm, lý do đơn giản vì ở trung tâm của mọi tôn giáo đều có Thiên Chúa. Theo bản tính chung của mọi sự vật, tâm trí loài người chẳng bao giờ hiểu được đầy đủ, trọn vẹn về Thiên Chúa. Bất cứ một nhà tư tưởng chân chính nào cũng phải chấp nhận huyền nhiệm như thế.
- Nhưng Đức Giêsu biết rất rõ nhiều người không chỉ khước từ suông lời đề nghị của Ngài, mà còn chối bỏ với lòng đối kỵ và thù ghét nữa. Không ai có thể tin nhận Đức Giêsu trừ phi được Thánh Thần tác động để làm như vậy, nhưng con người cũng có thể chống lại Thánh Thần cho đến ngày cuối cùng. Một người như thế không phải bị Thiên Chúa loại bỏ, nhưng thực ra người ấy đã tự loại bỏ chính mình.
- Đoạn này được viết theo linh tính về thảm họa sắp xảy ra, vì đây là phần bắt đầu của giai đoạn cuối cùng. Tại Galilê, mới ngày hôm trước dân chúng hãy còn theo Ngài rất đông (6,2), nhưng bây giờ giọng mô tả đã thay đổi. Từ nay trở đi, sự oán ghét sẽ càng chồng chất cho đến khi đạt đến tột đỉnh là thập giá. Thánh Gioan đã hé mở màn cuối của tấn thảm kịch. Chính trong những hoàn cảnh như thế, người ta mới thấy rõ lòng người và bộ mặt thật của họ. Và trong những hoàn cảnh như thế, đã có ba thái độ khác nhau đối với Đức Giêsu.
+ Có sự bỏ cuộc: Nhiều người đã quay lưng lại Đức Giêsu, không đi theo Ngài nữa, họ bỏ đi vì nhiều lý do. Một vài người trong số họ đã thấy rõ Đức Giêsu đang đi về đâu. Không thể thách thức giới cầm quyền như Ngài đã làm mà có thể tránh khỏi hậu họa. Đức Giêsu đang đi vào thảm họa và họ đã rút lui kịp thời, họ là hạng người xu thời. Nếu sự nghiệp của Đức Giêsu cứ đi lên, chắc những người ấy đã không quay lưng lại với Ngài; nhưng ngay khi nhìn thấy bóng thập giá, họ đã bỏ chạy và tìm đường thoát thân. Những ai muốn theo Đức Giêsu thì phải  luôn nhớ rằng, lối Ngài theo đuổi chính là đường đưa đến thập giá.
+ Có sự suy thoái. Chúng ta thấy điều này nơi Giuđa là rõ ràng nhất. Đức Giêsu đã thấy ông là người có thể dùng cho mục đích của Ngài. Nhưng thay vì trở thành anh hùng, thành chứng nhân của Chúa thì Giuđa lại trở thành kẻ lừa Thầy phản bạn. Thời gian thật bạo tàn, nó có thể cướp đi những lý tưởng, lòng hăng say, những mơ ước và sự trung thành của chúng ta. Nó có thể để lại nơi chúng ta một đời sống ngày càng tệ hại hơn thay vì ngày càng phải trở nên cao đẹp. Nó lưu lại cho chúng ta một tấm lòng chai lỳ thay vì được mở rộng ra trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
+ Có sự kiên định. Đây là cách mà thánh Gioan đã viết lại lời tuyên xưng của Phêrô tại Xêdarê Philipphê. Chính trong một hoàn cảnh như thế, người ta đã thấy lòng trung thành của Phêrô. Đối với Phêrô, có một điều thật đơn giản, ấy là chẳng có ai đáng cho ông đi theo hơn là Đức Giêsu. Với ông, chỉ có Đức Giêsu mới có Lời đem lại sự sống đời đời.
- Lòng trung thành của Phêrô được căn cứ trên mối liên hệ cá nhân với Đức Giêsu, mặc dù vẫn còn đó nhiều điều mà ông không hiểu. Ông cũng bối rối lạc lõng như bất cứ ai khác, nhưng nơi Đức Giêsu có một cái gì đó khiến ông sẵng sàng hy sinh tính mạng vì Thầy. Nói cho cùng, Kitô giáo không phải là một triết lý mà chúng ta phải chấp nhận hay một lý thuyết buộc chúng ta phải trung thành. Nó là sự đáp trả mang tính cách cá nhân đối với Đức Giêsu. Đó là lòng trung thành và tình yêu mà một người dám hiến thân cho Đức Giêsu.
-“Chúng tôi còn ở đây. Tình thế không cho phép tôi trả lời phỏng vấn. Tôi lập lại lời kêu gọi trước đây của tôi là xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi”. Trong khi rất nhiều chọn con đường rút lui để bảo đảm cho tính mạng được an toàn thì vẫn còn đó, một con người chưa muốn rời đi. Bầu khí căng thẳng leo thang và người ta không thể đoán định tương lai của đất nước Afghanistan trong những ngày tháng sắp tới. Tình hình chiến sự tạm lắng xuống nhưng những người tìm cách tháo chạy khỏi đất nước này ngày một tăng cao. Rất nhiều nước đang nỗ lực để di tản công dân nước mình nhằm tránh đi những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc cha Gianni Scalese quyết định bám trụ cho tới lúc này đã khiến cho nhiều ngạc nhiên. Chúng ta không biết nguyên do vì sao, nhưng dù gì đi chăng nữa, đó cũng là một quyết định táo bạo. Chẳng ai có thể bảo đảm sự an toàn nếu như ngài vẫn tiếp tục kiên định với chọn lựa của mình. Thế nhưng, nếu điều đó là chủ tâm của cha Gianni Scalese để tiếp tục làm sứ giả của Lời giữa một đất nước Hồi Giáo, thì chúng ta cũng hãy hiệp ý và cầu nguyện cho ngài. Chúng ta hãy tin là ngài có thể làm được; bởi vì: “Hầu hết những điều quan trọng trên thế giới đã được thực hiện bởi những người không bỏ cuộc ngay cả khi dường như chẳng có chút hy vọng nào” (Dale Carnegie).
- Katrina Mayer từng nói: “Người tạo ra sự khác biệt lớn nhất thường là người làm những điều nhỏ nhặt một cách kiên định”. Tin Mừng của ngày hôm nay cho chúng ta thấy rõ điều đó. Trong khi Phêrô, một lần nữa đã xác tín niềm tin của mình vào Thầy Giêsu thì ngược lại, nhiều môn đệ khác lầm lũi bỏ đi. Tất cả các ông đều đón nhận một mặc khải như nhau nhưng phản ứng của các ông lại tạo ra sự khác biệt. Khi Đức Giêsu phán: Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”, thì điều đó cho thấy rằng,chỉ một mình Đức Giêsu mới cho chúng ta biết sự sống thật là gì. Thật vậy, Ngài đã khẳng định cho chúng ta: “Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì”. Như thế, đối với Kitô hữu, chúng ta được mời gọi bước vào một đời sống theo thần khí chứ không sống theo những đam mê của tính xác thịt. Chỉ có điều, sự cố gắng nửa vời đã khiến cho chúng ta nhiều lần hụt hơi, thậm chí là bỏ cuộc trong hành trình trở nên người môn đệ của Chúa. Dẫu biết rằng, “Bỏ Thầy con biết theo ai?”, nhưng nếu muốn theo Thầy cách đàng hoàng tử tế thì chúng ta cũng cần phải có một sức mạnh, một nỗ lực thực sự, chứ không thể chỉ nuôi dưỡng ước mong ấy mãi ở trong tâm trí. Một điều rất quan trọng chúng ta cần nhớ đó là: “Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất (Mahatma Gandhi). Như vậy, thiếu đi sự cố gắng thì chúng ta rất dễ buông xuôi trong nhiều chuyện, kể cả đời sống đức tin mà mình đã tuân giữ bấy lâu.
Viết Cường, O.P.


Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 26 thường niên, Năm B) (26/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 25 thường niên - Năm B) (19/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 24 Thường niên - Năm B) (12/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 23 thường niên -Năm B) (5/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 22 Thường niên - Năm B) (29/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Đức Mẹ hồn xác lên trời 15/08/2021) (15/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (08/08/2021) (8/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật, 01/08/2021) (1/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (27/7/2021) (27/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (26/7/2021) (26/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (25/7/2021) (25/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (24/07/2021) (24/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (23/7/2021) (23/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (22/7/2021) (22/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (21/07/2021) (21/7/2021)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn