Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN – NĂM B

 HÀNH TRÌNH ƠN GỌI
 
Theo bố cục của các sách Tin Mừng, sau khi chịu phép rửa tại bờ sông Jordan, Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng. Để có người cộng tác trong sứ vụ, Đức Giêsu đã kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Cả bốn Tin Mừng đều kể lại việc Đức Giêsu chọn gọi các môn đệ đầu tiên, nhưng mỗi sách lại kể khác nhau, riêng bài Phúc âm chúng ta vừa nghe đã kể lại việc Đức Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên theo thánh Gioan. Ta hãy nhìn lại ơn gọi hôm xưa để nhận ra tiếng Chúa gọi chúng ta hôm nay.
Theo Chúa, có nhiều cách để mời gọi con người cộng tác vào chương trình cứu độ của Ngài.
·          Có khi Ngài kêu gọi một cách trực tiếp, Bài đọc I chúng ta vừa nghe cho thấy Thiên Chúa đã trực tiếp gọi Samuel, cậu bé giúp lễ được cha mẹ hiến dâng vào Đền thờ.
·          Nhưng thường hơn, Thiên Chúa kêu gọi qua một trung gian. Trung gian ấy có thể là một con người, bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe là một bằng chứng. Khi thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Ngài cho các môn đệ của ông: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Cụm từ “Chiên Thiên Chúa” gợi lại nhiều hình ảnh quen thuộc trong Kinh Thánh. Trước hết là hình ảnh Chiên Vượt qua chịu sát tế với vết máu bôi trên thành cửa để giải thoát dân Do thái khỏi ách nô lệ Ai cập; thứ đến là hình ảnh Người Tôi Tớ đau khổ, tự dâng hiến mình như Con Chiên vô tội bị mang đến lò sát sinh để gánh lấy tội lỗi nhân loại.      
Như vậy, qua câu nói vắn gọn: “Đây Chiên Thiên Chúa”, Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Đức Giêsu chính là Đấng Cứu độ nhân loại qua sự hy sinh và đau khổ. Nghe Gioan tẩy giả nói như vậy, hai môn đệ, hai môn đệ của ông đã từ giã thầy cũ để đi theo Đức Giêsu.
Mặt khác, Thiên Chúa có thể kêu gọi con người bằng Lời của Ngài được ghi chép trong Kinh thánh. Lời Chúa thúc bách con người phải suy nghĩ và lựa chọn một thái độ đáp trả. Chính nhờ Ignatio không ngừng lặp đi lặp lại câu
“Được lời lãi cả thế gian mà mất sự sống đời đời thì nào được ích gì”, Phanxicô Xaviê đã khước từ mọi giàu sang danh vọng để bôn ba khắp nơi rao giảng Tin Mừng, và ngài trở thành bổn mang các xứ truyền giáo.
Cuối cùng, Thiên Chúa có thể kêu gọi con người dựa trên những biến cố, những sự kiện cụ thể xảy ra trong đời. Như thế đó! Tiếng Chúa kêu gọi được tỏ bày dưới muôn hình vạn trạng, vấn đề là làm thế nào để đón nhận và đáp trả? Đón nhận và đáp trả bằng cách lắng nghe tiếng Chúa, sống thân tình với Ngài, và giới thiệu Chúa cho những người khác.   
Chính nhờ thái độ lắng nghe và luôn cận kề bên Chúa tại Đền thờ, mà Samuel trong Bài đọc I, đã thi hành trọn vẹn những lời Chúa phán với mình, và sau này cậu bé trở thành một Thủ lãnh dẫn dắt dân Chúa. Cũng vậy, trong bài Tin Mừng, hai môn đệ của Gioan ẩy giả đã đáp ứng lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hãy đến mà xem”, cho nên họ đã đến và ở lại với Đức Giêsu ngày hôm ấy. Động từ “ở lại” không diễn tả một sự dừng chân để tham quan nơi ăn chốn ở của Đức Giêsu, nhưng diễn tả một gắn bó ân tình, một chia sẻ nếp sống với Đức Giêsu.
Sau cuộc gặp gỡ đó, hai môn đệ trở lại với cuộc sống đời thường, nhưng với tinh thần mới. Từ đây các ông tin rằng Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia. Đấng Cứu độ mà dân Chúa đang trông đợi. Hơn nữa các ông còn dắt người khác đến gặp Chúa, cụ thể là Anrê đã dắt người em là Simon đến gặp Chúa, và Simon được biến đổi. Từ nay ông được gọi là Phêrô, và sau này Phêrô trở thành vị thủ lãnh của Giáo hội sơ khai.    
*            Qua bí tích Thánh tẩy, Chúa mời gọi ta sống thân tình với Chúa và lắng nghe Lời Ngài. Hôm nay, Lời Chúa vẫn đến với tôi khi tôi đọc Kinh Thánh, Lời Chúa vẫn đến với tôi qua tiếng nói của lương tâm hay qua những con người, những biến cố xảy ra trong cuộc sống … vấn đề là tôi đáp trả tiếng Chúa gọi tôi như thế nào? Hôm nay Chúa vẫn nói với tôi như nói với hai môn đệ hôm xưa: “Các anh tìm gì thế?”. Hỏi rằng tôi đang tìm gì? Tìm tiền bạc, danh vọng, quyền lực, lạc thú hay tìm Chúa? Tùy theo đối tượng tôi tìm kiếm mà tôi biết mình có thực sự là môn đệ Đức Kitô hay không.
Cuối cùng, việc gặp gỡ Chúa thúc bách ta lên đường giới thiệu Chúa cho những người khác. Bài Tin Mừng ghi rõ là sau khi đã gặp Đức Giêsu, trước hết, Anrê đến với Simon em mình và bảo: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia”, đoạn dẫn Simon đến gặp Đức Giêsu. Không phải tình cờ mà Tin Mừng dùng cụm từ “Trước hết”. Chữ “trước hết” giả thiết sau đó Anrê tiếp tục giới thiệu người khác cho Đức Giêsu. Cũng vậy, hôm nay ta cũng có nhiệm vụ dẫn người khác đến với Chúa bằng chính đời sống tốt lành và chứng tá của chúng ta.
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta biết chuyên cần tìm kiếm và lắng nghe Lời Chúa, ngõ hầu chúng ta trở nên những người nhiệt thành giới thiệu Đức Giêsu cho tha nhân như tông đồ Anrê.

Lm. Trần Thanh Long, OP.

 

 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)

Lễ đêm Giáng sinh - Một hài nhi đã được sinh ra (28/12/2020)

Chúa Nhật IV Mùa vọng – Năm B - Tiếp đón Chúa (20/12/2020)

Chúa nhật III Mùa vọng – Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (11/12/2020)

Chúa nhật II Mùa vọng – Năm B - Chuẩn bị đón chờ Chúa đến (7/12/2020)

Chúa Nhật I mùa vọng năm B - Hãy tỉnh thức (28/11/2020)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên - Năm A - Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Vua thẩm phán (23/11/2020)

Các Thánh tử đạo Việt Nam (13/11/2020)

Chúa Nhật XXXII Thường niên – Năm A - Mười nàng trinh nữ (6/11/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn