Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT I THƯỜNG NIÊN – NĂM B
 
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
 
Hôm nay, Giáo hội bắt đầu bước vào mùa quanh năm với lễ Đức Giêsu chịu phép Rửa, ta hãy cùng suy nghĩ trên trang sách Tin Mừng để khám phá lại Tình yêu liên đới của Thiên Chúa và ơn gọi làm con Chúa được trao ban cho ta trong ngày lãnh nhận bí tích Thánh tẩy.
Trước hết, Gioan Tẩy giả kêu gọi toàn dân chịu phép Rửa để tỏ lòng sám hối tội lỗi của mình, còn Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa, Ngài không có tội tình gì để mà phải sám hối. Vậy thì, khi cúi mình chịu phép Rửa, Đức Giêsu muốn chu toàn thánh ý Chúa Cha, một khi Ngài đã dấn thân liên đới với nhân loại qua việc xuống thế làm người, thì Đức Giêsu muốn liên đới cho tới cùng, nghĩa là chấp nhận mang vào thân phận kiếp người tội lỗi, cần phải được thanh tẩy và đổi mới.
Sách Tin mừng kể tiếp, khi Đức Giêsu chịu phép Rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra; Thần khí Thiên Chúa đáp xuống và ngự trên Ngài. Những động tác: “bước lên”, “mở ra”, “ngự xuống” đã diễn tả sự gặp gỡ, hiệp thông giữa trời với đất, giữa Thiên Chúa và nhân loại. Sự hiệp thông gặp gỡ này đã kết tụ nơi con người Đức Giêsu. Với Ngài, tất cả nhân loại được chỗi dậy khỏi vũng bùn tội lỗi, và đến trước tôn nhan Thiên Chúa là Cha trong tư cách những người con.
 
Cuối cùng, tiếng Chúa Cha tự trời cao phán xuống: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Tiếng phán vừa chuẩn nhận tư cách làm con của Đức Giêsu, vừa giới thiệu cho nhân loại sứ mệnh của người Con yêu dấu, người Con yêu dấu ấy sẽ thi hành sứ vụ Chúa Cha giao phó như người Tôi trung mà ngôn sứ Isaia trong bài đọc I loan báo, đó là: “Làm ánh sáng chiếu soi muôn dân nước, để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ; dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm”.
Khi chiêm ngắm hình ảnh Đức Giêsu, Đấng Cứu độ trầm mình chịu phép Rửa, ta hiểu được thế nào là đồng hành và liên đới. Đồng hành với người khác đòi tôi phải đi chậm lại; liên đới với người khác đòi hỏi tôi phải nhỏ bé đi. Đồng hành và liên đới đòi hỏi tôi phải có chung một tâm tình với người khác, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, sự khốn cùng và niềm hy vọng của đời họ và gương mẫu của sự liên đới ấy chính là Đức Giêsu. Qua việc Giáng sinh, Ngài liên đới với thân phận mong manh hữu hạn của con người; Qua việc chịu phép Rửa, Đức Giêsu liên đới với thân phận tội lỗi của con người, và qua khổ nạn thập giá, Đức Giêsu liên đới với cái chết của con người, để rồi Ngài vinh thắng Phục sinh, mang đến cho con người sự sống vĩnh cửu. Mặt khác, sự kiện Đức Giêsu chịu thanh tẩy gợi ta nhớ lại ơn gọi làm con cái Thiên Chúa ta được lãnh nhận qua bí tích Rửa tội. Địa vị làm con cái Thiên Chúa đó vừa là một hồng ân, vừa là một trách nhiệm.
·                    Là hồng ân, vì nhờ bí tích Rửa tội, từ thân phận yếu đuối mong manh, tôi được Thiên Chúa thương, nâng tôi lên hàng nghĩa tử, và được Ngài trao ban hạnh phúc trường sinh, đó là mơ ước bao đời của con người, mà tự sức mình, tôi không sao vươn tới được.
·                    Là trách nhiệm, vì bí tích Rửa tội tháp nhập tôi vào Đức Kitô như ngành nho gắn vào thân nho để tôi trở nên con người mới. Việc này không chỉ thực hiện một lần trong ngày tôi được thanh tẩy, nhưng phải được tôi sống lấy mỗi ngày xuyên qua những lựa chọn trong suốt cuộc đời: Đó là lựa chọn chân thiện mỹ, lựa chọn tình người để chống lại những cái xấu, cái giả trá, cái bạo tàn đang hoành hành trên thế giới cũng như trong chính tâm hồn tôi.
Cuối cùng, việc Rửa tội, hay thanh tẩy không chỉ là xối nước trên đầu một lần là đủ, nhưng ta còn được không ngừng thanh tẩy qua mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
Ta được thanh tẩy bởi những gian truân thử thách; dòng nước của gian truân thử thách rửa sạch ta khỏi những gian dối và kiêu căng.
Ta được thanh tẩy bởi những đau khổ; dòng nước của đau khổ giúp ta biết sống khiêm tốn và cảm thông với những người khác hơn.
Ta được thanh tẩy bởi những niềm vui, dòng nước của những niềm vui giúp ta cảm nghiệm được sự tốt lành và ngọt ngào của cuộc sống.
Ta được thanh tẩy bởi tình yêu, vì nhờ dòng nước của tình yêu, đời ta sẽ tươi nở như nụ hoa dưới ánh mặt trời.
 
Xin Chúa giúp chúng ta ý thức được tình yêu bao la của Chúa và phẩm giá cao quí của ơn gọi làm Con Chúa qua bí tích Rửa tội, để sống đúng tư cách làm con cái Thiên Chúa, có như vậy, thì tiếng Chúa Cha tuyên phán về Đức Kitô hôm xưa tại bờ sông Jordan, cũng sẽ là lời Chúa âu yếm nói với mỗi người chúng ta hôm nay: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về con”.
Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)

Lễ đêm Giáng sinh - Một hài nhi đã được sinh ra (28/12/2020)

Chúa Nhật IV Mùa vọng – Năm B - Tiếp đón Chúa (20/12/2020)

Chúa nhật III Mùa vọng – Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (11/12/2020)

Chúa nhật II Mùa vọng – Năm B - Chuẩn bị đón chờ Chúa đến (7/12/2020)

Chúa Nhật I mùa vọng năm B - Hãy tỉnh thức (28/11/2020)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên - Năm A - Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Vua thẩm phán (23/11/2020)

Các Thánh tử đạo Việt Nam (13/11/2020)

Chúa Nhật XXXII Thường niên – Năm A - Mười nàng trinh nữ (6/11/2020)

Chúa Nhật XXX Thường niên – Năm A - Mến Chúa yêu người (23/10/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn