Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Điện thoại trong lớp học


Trường tôi từng nghiêm cấm sử dụng điện thoại trong lớp, nhưng nhiều học sinh vẫn lén mang vào.
Khi giáo viên không để ý, các em mở điện thoại ra xem. Có lần, trong giờ Hóa của mình, tôi tịch thu vài điện thoại nộp cho giám thị. Một em vô cùng lo lắng, tìm mọi cách để xin lại. Hôm sau, em hăng hái xung phong lên trả bài lấy điểm, tôi thấy lạ nên hỏi. "Thầy giám thị bảo nếu tuần này trả bài 5 lần từ 8 điểm trở lên sẽ được nhận lại điện thoại", em nói. Thế nên cậu về nhà học ngày đêm để cố lấy điểm cao các môn.
Tuy nhiên, sau khi có lại điện thoại, tinh thần học tập của em quay lại trạng thái ban đầu. Tôi cảm thấy buồn. Điện thoại đã tạo nên ý thức học tập tạm thời của học sinh chứ không làm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc học từ bên trong các em.
Có lần, tôi hỏi các em thường sử dụng điện thoại vào việc gì, đa phần đều trả lời để chơi game, lướt "phây", chat với bạn bè, xem Youtube, không thấy em nào nói để phục vụ việc học. Có những em tiêu tốn 7-8 giờ mỗi ngày trên điện thoại.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban thành Thông tư 32, học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp với sự cho phép của giáo viên. Từ ngày Thông tư hiệu lực, 1/11, tôi thấy nhiều học sinh mang điện thoại tới trường nhưng vẫn chủ yếu dùng để chơi game, chụp hình, lên mạng xã hội. Một, hai giáo viên bắt đầu thay đổi phương pháp dạy để học sinh kết hợp điện thoại, song chưa mang lại hiệu quả.
Học sinh ngày nay có thể dễ dàng tiếp cận bài học và phương pháp giải bài tập hay trên kho tài nguyên Internet khi được giáo viên hướng dẫn. Nhiều video đã mô phỏng kiến thức bằng hình ảnh 3D làm bài học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Điện thoại thông minh được sử dụng đúng cách sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong học tập.
Nhưng vì chưa thấy được hiệu quả ấy, tôi khá lo ngại khi nhiều học sinh đang đem theo điện thoại vào lớp "hợp pháp" và lén sử dụng. Một lớp học với hơn 40 em và một giáo viên, liệu chúng ta có quản lý được việc sử dụng điện thoại của các em? Mở điện thoại trong giờ học có phải là giải pháp tối ưu cho việc tìm kiếm kiến thức khi mà bản thân giáo viên còn bối rối? Có lần tôi cho học trò sử dụng điện thoại tìm kiếm thông tin trên mạng để bổ sung kiến thức của bài học. Lớp học đông nên tôi không thể quan sát hết, một số em đã dùng điện thoại chơi game, một số tìm sai thông tin cần thiết nên hoàn thành sai bài học.
Điện thoại thông minh là công cụ không thể đảo ngược trong cuộc sống. Nhưng những khoảng hở trong việc quản lý một phương tiện hiện đại ở trường học còn đó, nhất là khi ngay cả thầy cô cũng chưa sử dụng tốt điện thoại như một công cụ hỗ trợ giáo dục. Người lớn còn bị "nghiện" điện thoại cho giải trí thì những người tuổi ăn, tuổi học chắc gì không bị chiếc điện thoại dẫn dắt?
Năm 2018, làm giám khảo cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp trường, tôi chấm đề tài "Hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh" của em Trần Thị Hà My và Huỳnh Tấn Phát thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Thông Minh Tèo. Hai em đã khảo sát hàng trăm học sinh trong trường. Khoảng 35,5% học sinh "cảm thấy hoang mang, lo sợ khi không có điện thoại bên cạnh", 28,8% em trả lời "không thể chịu đựng được", 18,9% câu trả lời thấy "khó chịu", 14,2% "hơi bứt rứt", chỉ 6,4% câu trả lời "thấy bình thường thoải mái".
Học sinh chúng tôi ngày trước không có điện thoại nên ngoài giờ học được trò chuyện, chơi nhiều trò tương tác và vận động. Sự kết nối người - người còn là kỷ niệm đẹp thời đi học. Hôm nay, nhìn nhiều em chăm chăm vào điện thoại giờ ra chơi, tôi rất tiếc vì giá trị của sự giao tiếp đã vơi đi nhiều.
Đề tài trên đã đạt giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp thành phố, nhưng tôi lo nhất là việc lạm dụng điện thoại của học trò trong trường học. Nếu không quản lý tốt, việc các em lạm dụng điện thoại không chỉ ảnh hưởng sự tập trung khi học hành mà tác động không nhỏ đến tinh thần, sức khoẻ cũng như trí tuệ giới trẻ. Tôi tin ai là thầy cô giáo đều cảm nhận rất rõ tác động của điện thoại đến chất lượng buổi học và tiếp thu của học trò.
Giáo viên chúng tôi chờ đợi những nghiên cứu sâu hơn trên diện rộng về tác động tích cực cùng hệ lụy của điện thoại thông minh với chất lượng giáo dục trong trường học. Việc đem theo điện thoại tới lớp, mở nó trong giờ học dù giáo viên cho phép có cấp thiết không? Nếu không có điện thoại, chất lượng thời gian ở trường của thầy và trò tốt hơn không? Từ đó, ta mới tránh được những quy định tưởng tốt mà có thể ngược lại.
 
Lê Văn Hiến
 
(VnExpress)
 


Tài liệu về vấn đề khiêu dâm và bạo lực trong các phương tiện truyền thông: Ứng phó mục vụ (3/5/2024)

Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Các ngày nghỉ lễ năm 2021 (29/11/2020)

Ngành thuế được nắm dữ liệu giao dịch ngân hàng của các cá nhân (23/11/2020)

Điểm tựa (6/11/2020)

Chúa chăn nuôi tôi (19/10/2020)

Mừng Trang Tin tròn 10 tuổi (19/10/2020)

Thư kêu gọi cầu nguyện và cộng tác cứu trợ nạn nhân lũ lụt - Ủy ban Bác ái Xã hội Caritas Việt nam (14/10/2020)

Cuộc thử thách đức tin do Covid-19 (5/9/2020)

9 đối tượng dễ bị Covid - 19 tấn công (17/8/2020)

Vaccine (Vắc-xin) là gì? Vì sao vắc xin phòng được bệnh? (5/8/2020)

Thành công và hạnh phúc (23/7/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn