Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 VACCINE (VẮC-XIN) LÀ GÌ? VÌ SAO VẮC XIN PHÒNG ĐƯỢC BỆNH?
 
 
VẮC-XIN LÀ GÌ?
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Vắc-xin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.
 
 
CÔNG DỤNG CỦA VẮC-XIN
Vắc-xin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
Nhờ có vắc-xin hàng triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh dịch gây ra.
Khi chương trình tiêm chủng thực hiện tốt đa số mọi người đều được chủng ngừa một căn bệnh đó, đôi khi bệnh đó có thể biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng và chương trình tiêm chủng vắc-xin đó có thể dừng lại. Ví dụ bệnh đậu mùa. Tuy nhiên một số bệnh như bệnh sởi nếu dừng chương trình tiêm chủng, tỉ lệ tiêm chủng giảm xuống bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.
 
 
PHÂN LOẠI VẮC-XIN
Trước đây vắc-xin được chia thành 3 loại: vắc-xin giải độc tố, vắc-xin chết, vắc-xin sống giảm độc lực. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ sinh học chúng ta có thêm 2 loại: vắc-xin chiết tách và vắc-xin tái tổ hợp.
 
Vắc-xin giải độc tố
Được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Khi hệ miễn dịch tiếp nhận vắc-xin giải độc tố, chúng học cách chống lại độc tố tự nhiên. Hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể trung hòa độc tố
Ví dụ: vắc-xin bạch hầu, vắc-xin uốn ván…
 
Vắc-xin bất hoạt (chết)
Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Các vắc-xin này an toàn và ổn định hơn vắc-xin sống, các vi sinh vật gây bệnh đã chết không thể đột biến trở lại. Các kháng nguyên chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch.
Tuy nhiên vắc-xin chết đáp ứng miễn dịch yếu hơn vắc-xin sống nên được tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Điều này có thể hạn chế cho những người dân sống ở vùng không có điều kiện về chăm sóc y tế thường xuyên, không thể tiêm nhắc lại đúng lịch.
Ví dụ: vắc-xin ho gà, vắc-xin thương hàn, vắc-xin tả, vắc-xin Salk (phòng bại liệt), vắc-xin viêm não Nhật Bản…
 
Vắc-xin sống giảm độc lực
Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Do vắc-xin sống, giảm độc lực gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên nên chúng tạo ra đáp ứng miễn dịch và sinh kháng thể mạnh, thường gây ra miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều.
Ví dụ: vắc-xin BCG sống, vắc-xin thương hàn, vắc-xin Sabin (phòng bại liệt), vắc-xin sởi…
Khi sử dụng cần phải hết sức đặc biệt quan tâm đến tính an toàn của vắc-xin sống, phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu.
 
Vắc-xin tách chiết
Kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật.
Ví dụ: kháng nguyên polysaccharid của cầu khuẩn màng não, polysaccharid của phế cầu…
 
Vắc-xin tái tổ hợp
Bằng công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để làm vắc-xin được tách và tái tổ hợp vào E. coli hoặc một dòng tế bào thích hợp.
Ví dụ: vắc-xin tả, vắc-xin thương hàn…
Các nhà khoa học đang nghiên cứu vắc-xin tái tổ hợp cả trên vi khuẩn và virus cho HIV, dại và sởi.
 
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
 
Đối tượng tiêm vắc-xin
Những người có nguy cơ cao nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em nên được tiêm chủng rộng rãi, đối với người lớn chỉ tiêm chủng cho những nhóm người có nguy cơ cao.
Tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa dịch. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
 
Đối tượng tuyệt đối không được tiêm chủng vắc-xin
  • Những người đang bị sốt cao
  • Có biểu hiện dị ứng
  • Vắc-xin sống giảm độc lực không được tiêm cho người bị thiếu hụt miễn dịch hoặc người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch, những người mắc bệnh ác tính và phụ nữ có thai
 
Thời gian tiêm chủng
  • Tiêm chủng trước mùa dịch, đủ để cơ thể có thời gian hình thành miễn dịch
  • Những vắc-xin tạo miễn dịch cơ bản phải tiêm chủng nhiều lần, cần có khoảng cách hợp lý giữa các lần tiêm chủng phù hợp với từng loại vắc-xin
  • Thời gian tiêm chủng nhắc lại tùy thuộc vào thời gian duy trì được hình thành miễn dịch còn đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vắc-xin.
 
Liều lượng
Tùy thuộc vào từng loại vắc-xin và đường đưa vào cơ thể. Liều quá thấp sẽ không đủ khả năng để kích thích đáp ứng miễn dịch. Liều quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu.
 
Đường tiêm
  • Chủng: con đường cổ điển, hiện nay ít dùng.
  • Tiêm: tùy thuộc vào từng loại vắc-xin có thể tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp.
  • Uống: kích thích miễn dịch tại đường ruột hơn tiêm.
 
Tác dụng không mong muốn
Một số vắc-xin có thể gây tác dụng phụ nhẹ, tạm thời như sốt, đau nhức, sưng tấy tại nơi tiêm. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Co giật, shock phản vệ có gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp.
 
Tiêu chuẩn của vắc-xin
  • An toàn: vô trùng, thuần khiết, không độc.
  • Hiệu lực: gây miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại lâu.
Bảo quản vắc-xin
Vắc-xin được bảo quản tốt ngay từ lúc sản xuất cho tới khi được tiêm vào cơ thể con người. Thường quy bảo quản các vắc-xin không giống nhau, nhưng đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.
Nhiệt độ và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vắc-xin, nhất là những vắc-xin sống. đông lạnh phá hủy nhanh các vắc-xin giải độc tố.
(Vinmec.com)


Tài liệu về vấn đề khiêu dâm và bạo lực trong các phương tiện truyền thông: Ứng phó mục vụ (3/5/2024)

Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Thành công và hạnh phúc (23/7/2020)

6 cách giúp bạn vượt qua được cơn nghiện sử dụng điện thoại di động một cách dễ dàng (18/6/2020)

Facebook, mạng ảo hay thật ? (30/5/2020)

Giới trẻ và Văn hóa khiêu dâm - tình dục qua mạng Internet (18/5/2020)

Dịch Covid-19 sáng 28-4: Việt Nam 0 ca nhiễm mới, toàn cầu gần 1 triệu ca hồi phục (30/4/2020)

Bill Gates chia sẻ cách ngăn chặn Covid-19 (27/4/2020)

Cyrus Habib – Phó Thống đốc Washington – rời bỏ chức vụ để xin gia nhập Dòng Tên (21/4/2020)

Tâm sự của nhà thờ khi vắng giáo dân (15/4/2020)

Vâng, có một Thánh nữ tên Corona! Thánh tích của Ngài được lưu giữ ở miền bắc nước Ý (21/3/2020)

Nhà thờ đầu tiên ngừng hoạt động vì Covid-19 (14/3/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn