PHỤC SINH CÓ THỂ DẠY TA ĐIỀU GÌ VỀ HẠNH PHÚC THẬT
Nếu chúng ta muốn sống hạnh phúc, chúng ta cần lắng nghe lời khôn ngoan của các thiên thần nơi ngôi một trống của Chúa Giêsu.
Khi các phụ nữ đến mộ Chúa Giêsu và phát hiện nó trống không, hai thiên thần hiện ra với họ và nói rằng, “Sao các bà tìm sự sống nơi cái chết?” (Lc 24,5).
Câu hỏi được dành cho các phụ nữ đi tìm thi hài Đức Giêsu cũng là câu hỏi dạy chúng ta một sự thật thiêng liêng sâu xa.
Nhà văn của thế kỷ 19, Elizabeth Hasell, đã nhận định về điều này trong tác phẩm của bà Những suy tư về cuộc Khổ Nạn và mùa Phục Sinh như sau, “Những lời này được phát ra từ những thiên thần canh mộ Chúa, người mà các bà thấy ‘trang phục sáng chói’, như đang nói với chính tôi. Vì có phải ‘tìm sự sống trong cái chết’ là việc tôi rất thường làm trong suốt cuộc đời mình, và dường như nó sẽ tiếp tục không giảm?”
Nhà văn Elizabeth Hasell triển khai trong dẫn giải của bà, phản ảnh việc chúng ta thường tìm kiếm hạnh phúc theo lối trần gian như thế nào “trong cái chết”, nhấn mạnh đến những việc đã qua.
Chúng ta tìm gì? Sự dễ dàng, nghỉ ngơi, thoải mái, hưởng thụ, hạnh phúc. Và tìm nơi đâu? (Tôi có đang sở hữu nó không?) Trong thế giới này. Và như thế, có phải là tôi đang tìm sự sống trong cái chết không? Vậy tôi có thể nhận được những phúc lộc trọn vẹn từ những vật chất trần gian, trong tất cả những gì tội lỗi ẩn chứa trong đó, và trong tất cả những thứ đem lại sự diệt vong không? Tôi có phải là người khôn ngoan nếu tôi tiếp tục đi tìm hạnh phúc trên con đường mà tôi sẽ không bao giờ tìm ra những gì tôi muốn trong hoàn mỹ; và những điều bất toàn tôi đạt được đó có thể trở thành sở hữu bất tận không?
Như câu nói nổi tiếng của Thánh Âu-tinh trong tác phẩm Tự Thú, “Ngài đã dựng nên tôi cho Ngài, vì thế chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn”.
Chúng ta luôn bị lôi cuốn bởi hạnh phúc trần gian, gần như chỉ quan tâm đến sự tồn tại của thân xác và nhu cầu vật chất. Thiên Chúa không phủ nhận những niềm vui thế gian, nhưng Ngài muốn chúng ta qui hướng mọi điều về Chúa và đặt Chúa lên trên hết mọi sự.
Chúng ta sẽ không tìm thấy hạnh phúc bền vững trên trái đất này, và tất cả niềm vui mà chúng ta trải nghiệm chỉ là lời tiên báo cho nguồn hoan lạc chúng ta sẽ được tận hưởng trên Nước Trời.
Những biến cố của Phục Sinh nhắc nhở chúng ta sự thật đơn giản này và các thiên thần nơi ngôi mộ trống đã đưa ra một đường hướng đúng đắn cho con tim của chúng ta.
Elizabeth Hasell kết luận suy tư của bà qua việc đặt câu hỏi chúng ta sẽ làm gì thay vì tìm kiếm hạnh phúc “trong cái chết”:
Và những điều không thấy bằng mắt ở đời sống vĩnh hằng là gì để tôi có thể điều chỉnh lối sống của mình? Chắc chắn đó chính là Đức Giêsu Kitô, và những gì mà Ngài dạy tôi kiếm tìm. Ý nghĩa sự hiện diện và hồng ân của Thiên Chúa, niềm vui sướng vì được phục vụ Ngài, tình huynh đệ, sự thanh khiết, sự thật – những điều này và những điều tương tự là sự sống đời đời; đã bắt đầu nơi trần gian này, chúng sẽ tồn tại và phát triển mãi cho đến muôn đời sau. Khi tôi đạt được những điều này, tôi sẽ có thể tạo nên việc sử dụng đúng đắn những lợi nhuận trần gian; mà không tùy thuộc vào chúng để có được hạnh phúc cho riêng mình. Tôi vẫn đạt được niềm vui, sự thoải mái là món quà mà Thiên Chúa ban tặng cho cuộc đời tôi nhiều hơn, khi tôi sắp xếp, phó thác mọi sự của tôi trong tay Thiên Chúa thay vì lệ thuộc vào những lợi lộc của thế gian.
(What Easter can teach us about true happiness / Philip Kosloski)
Cành Dương chuyển ngữ
|