Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Bàn thờ ở các gia đình Công giáo

 
Tôi có nhiều dịp thăm các gia đình người công giáo Châu Âu. Điều khiến tôi ngạc nhiên là nhà họ không có bàn thờ như ở các gia đình Việt Nam. Với họ, bàn thờ chỉ có ở những nơi thờ phượng như nhà thờ hoặc nhà nguyện. Và họ cũng không cầu nguyện tại tư gia như các gia đình Việt Nam, đọc kinh sớm tối. Tuy nhiên, khi đạo Công giáo từ Châu Âu đến Việt Nam (khoảng 1615), các nhà truyền giáo đã rất khéo léo hội nhập và “rửa tội” cho những truyền thống con rồng cháu tiên. Một trong những nét đẹp ấy phải kể đến: bàn thờ ở mỗi gia đình.

Phải thừa nhận rằng người Việt có nhu cầu về đời sống tâm linh một cách cụ thể. Nét đẹp tâm linh ấy chúng ta có thể thấy nơi những bàn thờ. Người Phật Giáo có bàn thờ Đức Phật. Tín đồ đạo Cao Đài có hình Thiên Nhãn đặt ở nơi cao giữa nhà. Người theo tín ngưỡng nhân gian có bàn thờ thổ địa hoặc thần tài. Người lương dân có bàn thờ ông bà tổ tiên. Và người Công Giáo có bàn thờ Thiên Chúa, đặt trên bàn thờ tổ tiên. (Bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình. Theo quyết nghị của Ủy Ban Giám Mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày 19 tháng 4 năm 1972). Đó thực sự là những dấu chỉ cho thấy gia đình người Việt theo tín ngưỡng nào.

Hẳn nhiên, bàn thờ luôn là chỗ trang trọng, linh thiêng và là trung tâm của tư gia. Cũng như bàn thờ trong Thánh Đường, bàn thờ ở mỗi gia đình là nơi quy tụ các thành viên nguyện cầu. Đặc biệt trong những dịp trọng đại (lễ cưới, tân niên, lễ giỗ…), bàn thờ luôn là nơi để thờ phượng và giúp cho các thành viên thêm gắn kết. Ở nhiều thế hệ trước, chúng ta thấy ông bà, cha mẹ và con cháu quây quần đọc kinh sáng tối. Nhất là những nơi thiếu vắng linh mục, việc nguyện cầu tại tư gia luôn là nguồn sức sống cho mỗi thành viên. Tiếc là thế hệ trẻ hôm nay không còn để tâm đến kinh nguyện sớm hôm. Tệ hơn nữa, nhiều gia đình trẻ Công giáo không mấy quan tâm đến bàn thờ tư gia của gia đình mình.

Bàn thờ của người Công giáo thường có tượng Chúa chịu chết trên cây thánh giá nơi nhiều gia đình. Đấy thực sự là dấu chỉ mạnh mẽ thể hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy ảnh hay tượng Thánh Gia. Đó là những ảnh tượng đã được làm phép. Hình ảnh đức Mẹ và thánh Giuse chăm sóc cho Hài Nhi Giêsu nhắc nhớ người cha, người mẹ để tâm đến con cái mình. Cũng vậy, hình ảnh Chúa Giêsu dưới mái gia đình, nhắc những bậc làm con cháu biết vâng lời cha mẹ, thảo kính và đức độ với mọi người. Thánh Gia luôn là mẫu gương tuyệt vời cho mỗi gia đình noi theo. Với nhiều loại ảnh tượng khác nhau, ước gì mỗi thành viên ngồi lại bên bàn thờ Chúa để nguyện cầu, xin ơn. Chắc là từ ngai tòa Chúa, mỗi người đều nhận được ơn lành hồn xác, để cùng nhau đi tiếp con đường.  

Nhiều lần nghe các bạn khẳng định với tôi rằng: “Đạo tại tâm. Giữ đạo trong tâm hồn là đủ rồi, bề ngoài không quan trọng lắm!” Theo họ, việc trưng bày ảnh tưởng hoặc những nghi thức bề ngoài không mấy cần thiết. Theo những anh em Tin Lành, họ không chấp nhận ảnh tượng vì đó trái với Kinh Thánh. Họ cho rằng người Công Giáo “thờ ngẫu tượng”. Thực vậy, “Ngươi không được tạc tượng thần, hay bất cứ hình ảnh gì trên trời, dưới đất, hay trong nước dưới mặt đất: ngươi không được thờ lạy chúng hay phụng sự chúng.” (Xh 20,4-5). “Than ôi, những người này đã phạm trọng tội; chúng đã tạo cho chúng các thần bằng vàng.” (Xh 32,31). Tuy nhiên, cũng trong Cựu Ước, Đức Chúa ra lệnh cho Vua Ðavít “làm hai tượng thần hộ giá bằng vàng gò” (x. Xh 25,17-22). Hoặc trong Sa mạc, Ðức Chúa liền nói với Môsê: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống.”  (Ds 21,8). Đó là hình ảnh tiên trưng của Đức Giêsu treo trên thánh giá vào thời Tân Ước.

Trên đây là những cuộc tranh luận đã một thời khiến người công giáo băn khoăn. Tuy nhiên, cần phân biệt là chúng ta không thờ bức tượng, hình ảnh; nhưng qua đó, chúng ta thờ chính Thiên Chúa. Chẳng hạn, di ảnh người đã khuất không phải là người đã khuất, nhưng qua đó, chúng ta nhớ đến họ. Ai xúc phạm đến ảnh ấy, cũng là xúc phạm đến người thân của ta! Tranh tượng thánh cũng vậy. Công Ðồng Trent (1566) dạy rằng, được xem là tội thờ ngẫu tượng khi “thờ các tượng thần và hình ảnh như thờ Chúa, hoặc tin rằng những tượng ấy thánh thiêng hay có đức tính đáng được thờ phượng, để cầu xin, hay đặt tin tưởng nơi các tượng thần ấy.” Hơn nữa, Giáo Lý Công Giáo khẳng định rằng: “Tôn thờ ngẫu tượng đã bóp méo cảm thức tôn giáo bẩm sinh của loài người. Kẻ thờ ngẫu tượng là người ‘đem ý niệm bất diệt về Thiên Chúa mà gán cho bất cứ những gì không phải là Thiên Chúa’.” (2112-2114). Bởi thế, Công Đồng Vaticanô II xác định: “Phải kiên quyết duy trì thói quen đặt ảnh tượng thánh trong các thánh đường cho các tín hữu tôn kính.”(Hiến Chế về Phụng vụ Thánh, số 125).

Với lòng đạo đức và truyền thống Đức Tin, hy vọng mỗi gia đình Công Giáo chú tâm đến bàn thờ tại tư gia. Nơi đó thực sự giúp chúng ta cảm nhận Thiên Chúa đang hiện diện và hằng giúp đỡ con người. Dù vui buồn hay sướng khổ, Thiên Chúa luôn là điểm tựa và là chỗ nương nhờ cho những ai đang vất vả mang gánh nặng nề. Xin đừng để bàn thờ Thiên Chúa quá xa lạ với đời sống đạo của gia đình. Ngược lại, để tâm đến đời sống đức tin, đến thờ phượng hay nguyện cầu sẽ cho con người được hạnh phúc bình an.   
 
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
(dongten.net)


Kỷ niệm 10 năm Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được tuyên thánh (8/5/2024)

Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi Cộng Đồng Dân Chúa về một số lưu ý trong đời sống đức tin (26/6/2019)

5 lời khuyên của ĐTC Phanxicô cho những người làm truyền thông (31/5/2019)

Đức Thánh Cha cho phép hành hương chính thức tại Mễ Du (17/5/2019)

Tông Huấn Christus Wivit (đại cương) (20/4/2019)

Đã bao mùa Chay qua (31/3/2019)

Đừng lãng quên những gì Thiên Chúa đã làm trong cuộc đời chúng ta (23/3/2019)

Sứ Điệp Mùa Chay 2019 Của Đức Thánh Cha Phanxicô (2/3/2019)

Đức Thánh Cha: Hiền lành và khiêm nhường để giúp người khác mở lòng (13/2/2019)

Hành trình nên thánh trong những điều bình thường của bà Guadalupe Ortiz de Landázuri (31/1/2019)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34 của Đức Thánh Cha Phanxicô (20/1/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn