Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NGÀI ĐẾN ĐÂY LÀM GÌ?
 
Câu hỏi trên đây là tựa đề một bài viết của Cha Nguyễn Công Đoan, S.J., cho tờ Đứng Dậy, số Giáng Sinh năm 1978, cũng là số cuối cùng của tờ báo này. Tôi còn nhớ rõ, đó là một số báo Giáng Sinh tuyệt vời, và chẳng thấy dấu vết gì của những điều tiếng nào đó vốn đã nghe nói nhiều về tờ báo. Nhiều cây bút bậc thầy của các dòng tu cùng góp mặt, y như một cuộc tổng động viên để ‘đánh một trận’ rồi giải tán vậy. Số báo ấy gồm toàn những bài ‘chất lượng cao’ xung quanh chủ đề Giáng Sinh - mà ám ảnh tôi nhiều nhất chính là bài “Ngài đến đây làm gì?” Từ đó đến nay đã 31 năm, bao nhiêu nước chảy dưới cầu, song cứ mỗi độ Giáng Sinh về, nhìn vào Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, tôi lại thấy mình vẫn còn đứng trước dấu hỏi miên man: Ngài đến đây để làm gì vậy? 
 
Để cứu độ, dĩ nhiên. Tôi nhớ ít nhất hai điều mà tác giả bài viết rất hay ấy muốn nhấn mạnh. Một là, Đức Giêsu đã không chờ cho đến khi chịu đóng đinh và chết trên thập giá mới cứu độ, mà ngay từ cuộc Nhập Thể của Ngài, sự cứu độ đã bắt đầu hiện thực rồi. Tất cả mầu nhiệm Đức Kitô là mầu nhiệm cứu độ. Như lời tuyên xưng đức tin: “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế...”

Vĩnh Cửu đi vào thời gian, đó là cứu độ.

Vô Hạn đảm nhận hữu hạn, đó là cứu độ.

Thiên Chúa ở trong xác phàm, đó là cứu độ.

Và đó là lý do vì sao gọi đêm Giáng Sinh là Đêm Thánh.
 
Hai là, Chúa làm người để cứu độ loài người chứ không để chỉ cứu một nhóm người, và Ngài cứu độ con người một cách toàn diện chứ không chỉ cứu linh hồn người ta mà thôi. Đây cũng là niềm thâm tín được nêu rõ trong chính lời tuyên xưng ấy: “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi...” chứ nào phải “Vì linh hồn chúng tôi, và để cứu rỗi linh hồn chúng tôi...” đâu!
 
Và như vậy, tôi trộm nghĩ rằng không chỉ có đêm ấy hay một khoảnh khắc của đêm ấy là thánh, mà toàn bộ dòng thời gian kể từ đêm ấy, kể từ khoảnh khắc ấy đã trở thành thời gian thánh. Chúa chào đời ở một nơi tầm thường nhất, để từ đây không chỉ trong Đền Thờ mới có nơi Thánh hay nơi Cực Thánh, mà bất cứ xó xỉnh nào, dù hôi hám tối tăm bần cùng nhất, cũng được ướp tràn sự thánh thiện của Thiên Chúa rồi. Bầu không khí nhiều ô nhiễm này tôi đang hít thở, bữa cơm đạm bạc này tôi đang ăn, trang sách hay này, lời phiền trách kia, những con người xung quanh tôi đây - dễ thương hay dễ ghét - tất cả đang chìm ngập trong sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa đã đảm nhận phận người, trong chính không gian và thời gian này.
 
Quả là Ngài đến đây để cứu độ, và quả là năng lực cứu độ nằm ngay trong sự hiện diện của vị Thiên Chúa Nhập Thể. Nhưng, tất cả câu chuyện không chỉ sơ sài có vậy. Thiên Chúa đã không hiện diện trong xác phàm theo kiểu bất kỳ (nghĩa là không kiểu này thì kiểu... khác!) Nơi con người Giêsu, Thiên Chúa đã hiện diện, thánh hóa, cứu độ theo kiểu của Ngài. Mượn ngôn ngữ thời thượng hôm nay, có thể nói rằng kiểu làm người của Đức Giêsu có ‘nhãn hiệu cầu chứng’, có ‘thương hiệu’ hẳn hoi. Nếu điều này vô tình bị bỏ qua, thì câu chuyện Đức Giêsu sẽ trở thành khá tẻ nhạt, vì nó mất đi một phần thiết yếu, ví như một bài văn vụng về chỉ có nhập đề và kết luận. Câu hỏi “Ngài đến đây làm gì?”, vì thế, vẫn còn y nguyên đó. Nó đòi một câu trả lời đủ rõ, một câu trả lời được đầu tư và được quan tâm đủ. Câu trả lời ấy, dĩ nhiên, tiên vàn không ở đâu khác ngoài các trang Sách Tin Mừng.
 
Nhớ hồi còn bé mới bảy, tám tuổi, tôi học giáo lý về Chúa Giêsu: Hỏi, trong Ba Ngôi, Ngôi nào ra đời? Thưa, Ngôi thứ Hai ra đời... Hỏi, Chúa Giêsu có mấy bản tính? Thưa, Chúa Giêsu có hai bản tính, một là bản tính Đức Chúa Trời; hai là bản tính loài người ta. Thế là thằng bé được nghe giải thích dông dài về ‘ngôi vị’ và ‘bản tính’, về sự phân biệt giữa hai đàng, và về sự thật “hai bản tính trong một ngôi vị” của Đức Giêsu. Nói theo ngôn ngữ giới trẻ bây giờ là thằng bé ‘hiểu chết liền’! Mà thật, đến nay đã là một ông linh mục, những ý niệm triết học Hy Lạp ấy vẫn còn chưa hết đánh đố tôi. Tôi tự hỏi: Phải chăng câu chuyện Đức Giêsu trong Tin Mừng (vốn không hề dùng những ý niệm ấy) không có sức chuyển tải cùng một chân lý đức tin kia?
 
Thật may là, các em thiếu nhi học giáo lý ngày nay xem ra được tiếp cận nhiều hơn với câu chuyện Đức Giêsu trong Tin Mừng, chứ không chỉ bám vào những câu giáo lý đôi khi đầy gai góc. Tuy nhiên, vẫn còn đó băn khoăn. Hình như các bản tuyên tín (truyền thống) của mình vẫn chưa đủ bao hàm, trong đó câu chuyện Đức Giêsu - vốn là trọng tâm qui chiếu của đức tin - hơi bị cụt ngủn? Phải chăng vì khuôn khổ của một công thức cô đọng bắt phải thế? Tôi không biết. Chỉ biết là:
 
- Kinh Tin Kính Ni-xê: [Chúa Giêsu Kitô]... đã nhập thể và sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào Thập Giá... 

- Kinh Tin Kính Các Tông Đồ: Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô...

- Kinh Tin: Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội...

- Kinh Ăn Năn Tội (cũng bao gồm phần tuyên tín): Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con...   
 
Nghe dễ có ấn tượng rằng Chúa sinh ra làm người là để... chịu chết! Mà đó nào phải là sự thật! Sự bất cập này cũng được thấy trong Kinh Mân Côi truyền thống, vốn gồm Năm Mầu Nhiệm Vui (Chúa sinh ra, Chúa còn bé) rồi chuyển sang Năm Mầu Nhiệm Thương (Chúa chịu khổ nạn) và Năm Mầu Nhiệm Mừng (Chúa sống lại, lên trời...) Còn cả một ‘đời người’ của Chúa thì dường như không phải là mầu nhiệm! Điều đáng nói là nếu bỏ qua cái ‘khúc giữa’ của cuộc đời Chúa, thì không dễ gì hiểu được ý nghĩa cái chết và sự phục sinh của Ngài. Dường như chính vì nhìn ra lỗ trống ấy, mà Đức Gioan Phaolô II đã đưa thêm Năm Sự Sáng vào Kinh Mân Côi, để thúc đẩy việc chiêm ngắm Chúa Giêsu trong đời thường của Ngài, cũng chính là trong hành trình sứ mạng. Không chạm đến câu chuyện cuộc đời của Đức Giêsu, nhất là không chạm đến sứ vụ của Ngài, là đã bỏ qua một phần thiết yếu, và như vậy chưa trả lời đúng mức cho câu hỏi “Ngài đến đây làm gì?”
 
Ở đây, tôi chợt nhớ một đoạn Tin Mừng thú vị trong tuần III Mùa Vọng. Khi Gioan sai các môn đệ đến hỏi Đức Giêsu về căn tính của Ngài: “Thầy có phải Đấng phải đến không?” (Lc 7,19) - thì Chúa đã không nói Ngài là ai hay không là ai, Ngài chỉ yêu cầu các môn đệ ấy về kể lại cho Gioan một câu chuyện, câu chuyện Ngài đang làm gì, và là câu chuyện mà chính họ trực tiếp kinh nghiệm: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (Lc 7,22-23).
 
Ngài đến đây làm gì? Câu hỏi không khó, câu trả lời cũng không.
Khó chăng là tôi có dám đối diện với câu trả lời, và đưa ra câu trả lời của chính mình, ở đây và hôm nay, cho câu trả lời ấy. Cũng ví như mùa Thường Niên rồi sẽ về sau mùa Giáng Sinh này vậy, khó chăng là nhận ra rằng ngay cả những ngày những tháng gọi là ‘thường’ ấy thực sự chẳng thường chút nào - chẳng thường chút nào như cuộc đời thường của Con Thiên Chúa.
 
Lê Công Đức


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

25-11: Chân phước vợ chồng Luigi Beltrame Quatrocchi và Maria Corsini (26/11/2011)

Thư tình gửi bạn (16/2/2011)

Bài 6: Sống và lớn lên trong Thánh Thần (10/2/2011)

Bài 5: Xây dựng gia đình Kitô hữu vững mạnh (31/12/2010)

Bài 4: Sống lý tưởng Kitô Hữu: Mến Chúa Yêu Người (9/12/2010)

Bài 3: Cầu Nguyện và Đọc Kinh Thánh (30/11/2010)

Đời không phải là một cuộc xổ số (6/11/2010)

Bài 2 : Lớn lên trong đời sống Kitô hữu (6/11/2010)

Bài 1: Kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện qua Đức Giêsu và sự đáp trả của chúng ta (16/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn