Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
ĐỂ KHỎE KHI "TRÁI GIÓ TRỞ TRỜI"

Ngay từ thuở xa xưa, người đời đã biết cách căn cứ vào thời tiết để bảo vệ sức khoẻ, vì thế có câu: "Thích nghi khí hậu của trời; Âm dương hoà hợp trong ngoài mới yên". Một năm mới nữa lại đến, chúng tôi gửi bạn đọc cách phòng bệnh theo những biến đổi của thời tiết trong trọn một năm, nhất là những người đang có bệnh trong người.

Người xưa phân thời tiết gồm sáu phần: phong gió, hàn lạnh, thử nắng, thấp ẩm ướt, táo khô hanh, hỏa nóng. Thấp hại da thịt, gân mạch; hàn nhiều thì nhức xương, rút gân. Hàn lạnh nhiều thì nhức xương, rút gân, cơ thể dễ bị tà khí xâm nhập và chờ cơ hội gây bệnh.

Tà phong coi như độc nhất, gió độc vào người qua da trước rồi vào bắp thịt, kinh mạch cuối cùng vào phủ ngũ tạng và lan tràn rất nhanh, nhanh hơn gió mưa. Con người đang khỏe mạnh rồi thời tiết thay đổi hoặc gặp cơn gió độc là bị đau ốm. Các cụ gọi là "trúng gió" hoặc "Trái gió trở trời".

Y học dân gian cũng đã ghi nhận là "ông Cúm bà Co" (người bị cảm cúm thường ngồi co ro cúm rúm vì lạnh), xảy ra vào mùa Đông; dịch tả vào mùa Hạ; cơn loét  tá tràng vào mùa Thu; rối loạn tâm thần thường bộc phát vào lúc trăng tròn; thấp khớp trầm trọng khi khí hậu ẩm thấp, vào mùa mưa. Nhiều người, nhất là quý cụ thấy mình mẩy đau nhức, vết thương ngoài da sưng tấy lên là biết sắp có thay đổi thời tiết, như là mưa to gió lớn.

Với trẻ em thì các cụ khuyên không nên cho nằm ngoài sương, nơi gió lùa; trời nóng không nên ở trần; khi ngủ đắp chăn nơi bụng, khi sấm sét thì nhét bông vào lỗ tai đề phòng điếc. Kiêng gió cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, kinh nghiệm cũng cho thấy thời tiết có liên quan đến một số bệnh có thể khiến bệnh nặng hoặc nhẹ hơn.
 
Nóng lạnh quá mức đều có hại với bệnh tim mạch

Nóng lạnh quá mức có thể làm tăng nguy cơ suy tim, đau tim một cách đáng kể. Ở người trung niên, khi nhiệt độ giảm 10 độ thì nguy cơ tăng 14%. Nghiên cứu bên Anh cho thấy, mỗi khi mùa Đông tới thì cơn suy tim tăng cao hơn vào mùa Hè tới 50%.

Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm thì huyết áp nhích lên cao có khi từ 12 tới 18 mmHg. Đối với người khoẻ mạnh thì không sao, nhưng với người đã bị cao huyết áp thì cũng đáng kể. Giảm nhiệt độ cũng làm máu đặc hơn vì các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng huyết cùa, cholestero tăng lên. Do đó sự đóng cục của máu dễ xảy ra và tăng nguy cơ nghẹt máu ở tim, não bộ và phổi.

Trời lạnh với trái tim 60, 70 tuổi mà lại vận động quá sức thì rủi ro cho tim cũng tăng. Người già cũng giảm nhạy cảm với lạnh nên họ dễ bị cóng giá mà không biết.

Ngược lại, khi thời tiết cực nóng thì cơ thể sẽ bị khô nước vì đổ mồ hôi nhiều để hạ thân nhiệt. Nếu tình trạng kéo dài ta sẽ kiệt sức, có thể đưa tới đột quỵ, nhất là khi không khí lại ẩm.

Nhiệt và độ ẩm làm chậm sự thoát nhiệt trong cơ thể. Nếu khi đó lại vận động cơ thể thì rủi ro tăng. Lý do là tim sẽ làm việc nhiều hơn để đưa máu và oxy tới các bắp thịt đang làm việc đồng thời cơ thể lại làm hạ nhiệt độ trong người qua sự đổ mồ hôi. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì mất nước và số lượng máu giảm. Tim lại phải bóp nhiều và mạnh hơn để có đủ máu cho ngoại vi.
 
Kẻ thù của bệnh hô hấp

Bệnh nhân suyễn đều có nhiều kinh nghiệm khó khăn khi thời tiết đổi lạnh. Cơn lạnh làm khí quản của họ thu hẹp, sự lưu thông của không khí bị trở ngại và cơn suyễn hành dữ hơn, nhất là khi gió thổi mạnh. Ở các địa phương có sương mù dày đặc, thì các cơn viêm cuống phổi cũng trầm trọng hơn. Trẻ em cũng dễ mắc bệnh đường hô hấp khi trời trở lạnh.
 
Khi trời nóng, cần chú ý đo đường huyết thường xuyên

Một số nghiên cứu giải thích khi thời tiết thật nóng, insulin được cơ thể hấp thụ rất mau và có thể đưa tới hạ quá thấp đường huyết. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên đo đường huyết thường xuyên hơn cũng như điều chỉnh số lượng insulin và chế độ ăn uống. Cũng nên nhớ rằng, nhiệt độ cao làm insulin giảm công dụng, hư hao máy thử và giấy đo đường huyết. Mùa nóng nên giữ insulin trong tủ lạnh nhưng đừng để bị đông lạnh.

Ngoài ra, thời tiết xấu cũng khiến ta buồn rầu, lo sợ, ăn uống không đúng và đưa tới vài khó khăn trong việc duy trì đường huyết bình thường.
 
Thời tiết và nhức nửa đầu migraine

Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Điều trị nhức đầu ở Stanford, Connecticut (Mỹ) cho hay, 51% bệnh nhân bị nhức đầu gây ra do thời tiết thay đổi, 62% cảm thấy là có nhức đầu khi quá nóng hoặc quá lạnh, áp xuất cực đoan như là quá khô hoặc quá ẩm ướt. Vì sự liên hệ này nên Giám đốc Trung tâm, bác sĩ Alan Rapoport đề nghị bệnh nhân nên ghi chú nhức đầu với thay đổi thời tiết để mang theo thuốc mà ngừa con đau.
 
Đau nhức xương khớp tăng khi thời tiết thay đổi

Người ta hay nhại câu thơ :"Nắng mưa là bệnh của trời; Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao". Có ý liên tưởng tới nhiều bệnh nhân viêm xương khớp nói là họ thường cảm thấy cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi. Hoặc có thể tiên đoán thời tiết sẽ ra sao khi xương đau, khớp nhức. Đây là những người mẫn cảm với mưa, lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Do đó, để giảm đau nhức vào mùa lạnh, nên giữ thân thể ấm áp, tránh công việc quá sức.
 
Thai nghén và thời tiết

Trong thời kỳ mang thai, thân nhiệt tăng vì thay đổi kích thích tố, máu lưu hành nhiều hơn, nhau thai cũng tạo ra một số nhiệt năng. Để giữ nhiệt trong cơ thể bình thường, thai phụ đổ mồ hôi nhiều, mạch máu ngoại vi mở rộng, tim đập nhanh. Hậu quả là sự khô nước, nhất là nếu lại cộng thêm với thời tiết nóng bức. Cho nên nhiều thai phụ cảm thấy khó chịu vào mùa Hè. Khô nước thì tử cung co bóp sớm và có thể đưa đến sinh non. Phù nề chân cũng dễ xảy ra khi thời tiết nóng.
 
Trúng nắng

Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống. Bình thường thì nắng bức tăng dần từ sáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm. Nhiệt độ trong không khí thường thấp hơn sức nóng mà ta cảm thấy vì ảnh hưởng của độ ẩm tương đối. Độ ẩm không khí càng cao ta càng cảm thấy nóng khó chịu hơn.

Khi ta sống trong không gian quá nóng, thì cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng. Mạch máu giãn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.

Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế bảo vệ thân nhiệt không điều hoà thích nghi được, hoặc khi có những nguy cơ tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra. Đó là chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức và nhất là cơn đột quỵ. Cơn đột quỵ là một cấp cứu sinh tử, nạn nhân cần được điều trị ngay tại bệnh viện, nếu không thì nguy cơ thiệt mạng có thể xảy ra. Nạn nhân thường đổ mồ hôi nhiều, nhiệt độ cơ thể lên cao, da nóng, tim đập nhanh, huyết áp giảm. Trường hợp nặng có thể đưa tới tổn thương não bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê.
 
Ngủ theo mùa tốt cho sức khỏe
Sách Nội Kinh Trung Hoa có ghi: Ba tháng mùa Xuân là mùa dương khi sinh sôi bay bổ khắp nơi, mọi vật đều tốt, đêm ngủ dậy sớm, kẻo không thì thương tổn tạng Gan. Ba tháng mùa Hạ thì cỏ cây rậm rốt, muôn vật đơm bông kết trái, đêm ngủ dậy sớm, không chán ngày dài, khiến cho tình thương nới rộng, không đáp ứng thì tổn thương tạng Tâm. Mùa Thu khi trời đất quang minh, ngủ sớm dậy sớm, thức một lượt với gà, khiến cho phần khí an ninh; làm trái ngược thì thương tổn tạng Phổi. Mùa Đông ngủ sớm thức trễ, phải chờ có ánh nắng mới thức, tránh lạnh gần ấm, đừng để da thịt trầy trụa khiến cho phần khí bị hao, nếu không thì tạng Thận bị tổn thương.
 
Theo Lê Thu
(Tintuconline)


5 loại thực phẩm được Harvard chứng nhận giúp hạ cholesterol xấu tốt nhất (8/5/2024)

Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

10 triệu chứng mắc bệnh tiểu đường (25/7/2011)

Gregor Mendel, Lịch sử Nhà bác học Gregor Mendel (20/7/2011)

Vì sao lại có mâm ngũ quả? (15/7/2011)

Tự làm đèn cầy trang trí (13/7/2011)

Để nghỉ mát vui, khỏe (9/7/2011)

Khi đói không nên ăn gì? (5/7/2011)

12 điều cấm kỵ khi đi du lịch nước ngoài (30/6/2011)

Chỉ có ở... (26/6/2011)

WHO công bố các nhóm thực phẩm đầu bảng có lợi cho sức khỏe: thịt-củ-quả-ăn vặt-dầu ăn (23/6/2011)

7 câu chuyện thú vị về trái tim (19/6/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn