Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
PHÁ THAI KHÔNG AN TOÀN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THẾ NÀO?

Phá thai được hiểu đơn giản là biện pháp nhằm chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai dưới 20 tuần.

Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc phá thai. Tuy nhiên có thể chia làm hai nhóm chính: bản thân người mẹ muốn chấm dứt một thai kỳ bình thường, hoặc người mẹ được chỉ định chấm dứt thai kỳ vì bị bệnh không thể tiếp tục thai kỳ như: bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, Basedow nặng, ung thư đang điều trị bằng tia xạ hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh nặng, thai chết trong tử cung.

Thế nào là phá thai không an toàn?

Là cách phá thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ, như phá thai ngoại khoa (hút, nạo, gắp, phá thai bằng kovax) ở các cơ sở tư nhân với điều kiện vô trùng không đảm bảo, không thể cấp cứu kịp thời những tai biến có thể xảy ra. Phá thai to trên 12 tuần tuổi cũng có thể làm tổn thương cổ tử cung hoặc thủng tử cung do xương thai lớn.

Kiểu phá thai khác gây nguy hiểm đến tính mạng nữa là thai phụ tự ý dùng que đưa vào tử cung hoặc đặt vào âm đạo những hóa chất độc hại để gây sẩy thai.

Những tai biến có thể xảy ra trong quá trình nạo phá thai

Những tai biến của nạo phá thai có khá nhiều, nếu không tính những tai biến do nạo phá thai phạm pháp có thể dẫn đến chết người, thì những phương pháp nạo phá thai tại các cơ sở y tế có thể gặp một số tai biến: chảy máu; nhiễm trùng tử cung và phần phụ; sót nhau, sót thai; thủng tử cung; có thể bị choáng do đau trong quá trình phá thai; tai biến do thuốc tê, thuốc mê dùng trong quá trình nạo phá thai.

Biến chứng có thể gặp sau khi nạo phá thai

Các thống kê cho thấy nạo phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ.

Tai biến thường gặp nhất sau nạo phá thai là sót nhau. Sản phụ cũng có thể bị nhiễm trùng tử cung, phần phụ, đây là nguyên nhân của bệnh vô sinh sau này. Dính buồng tử cung rất dễ xảy ra sau phá thai dẫn đến vô sinh và vô kinh về sau. Ngoài ra, chấn thương cổ tử cung cũng là nguyên nhân của sẩy thai và đẻ non trong những lần mang thai kế tiếp.

Biến chứng tâm thần và tâm lý cũng có thể xảy ra sau nạo phá thai vì bệnh nhân thường có cảm giác tội lỗi sau phá thai.

Ở nhiều cơ sở, tỉ lệ sót nhau sau nạo hút thai vẫn còn tới 5%. Tai biến do nạo hút thai dẫn đến tử vong mẹ là 5%, trong đó do chảy máu: 40%, nhiễm trùng: 20%, số còn lại do thủng tử cung hay nhiễm độc do những hóa chất được sử dụng gây sẩy thai.

Mặc dù có nhiều tai biến xảy ra, mỗi năm tại TP.HCM vẫn có khoảng 150.000 người thực hiện các thủ thuật nạo phá thai.
Trước đây có những người phá thai đến lần thứ mười.

Vài năm gần đây, nhờ chương trình tư vấn trước lúc làm thủ thuật và khi thực hiện, bệnh nhân phải ký cam kết trong đó ghi rõ các tai biến có thể xảy ra nên số người phá thai lặp lại có giảm, cao nhất khoảng 3-4 lần.

TS.BS LÊ THỊ THU HÀ (Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM)
(Tuổi Trẻ)


5 loại thực phẩm được Harvard chứng nhận giúp hạ cholesterol xấu tốt nhất (8/5/2024)

Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

Vì sao chúng ta luôn bận rộn (15/4/2011)

5 cách chống lại bức xạ điện từ của máy tính (15/4/2011)

Nhà Thờ Pater Noster (Lạy Cha Chúng Con) (15/4/2011)

Những cách giản đơn trị dư a-xít dạ dày (15/4/2011)

9 ổ vi khuẩn chúng ta tiếp xúc hàng ngày (15/4/2011)

Tính chỉ số BMI (Body Mass Index) (15/4/2011)

Những điều cần lưu ý khi uống cà phê (15/4/2011)

Dinh dưỡng hợp lý đối với người cao tuổi (15/4/2011)

Bắt mạch chứng đau đầu tuổi dậy thì (15/4/2011)

Kinh nghiệm khi đi du lịch bằng tàu hỏa (15/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn