Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Đức Thánh Cha Tiếp Kiến Chung
 
 
 GIÁO LÝ VỀ THÓI XẤU VÀ NHÂN ĐỨC
  
 
 
  Bài 12: NHÂN ĐỨC KHÔN NGOAN
 
 
Tại buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 20/3/2024, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu rằng trong thế giới bị thống trị bởi vẻ bề ngoài, những tư tưởng hời hợt, cần khám phá lại bài học khôn ngoan, bởi vì nếu không có sự khôn ngoan chúng ta dễ đi sai đường. Ngài mời gọi các tín hữu thực hành đức khôn ngoan hàng ngày trên hành trình hướng tới sự sống sung mãn trong Nước Trời, bởi vì Thiên Chúa không chỉ muốn chúng ta là những vị thánh nhưng còn là những vị thánh thông minh.
Tiếp tục nói về các nhân đức, trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 20/3, Đức Thánh Cha đã chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô về nhân đức khôn ngoan. Cùng với các nhân đức công bình, can đảm và tiết độ, khôn ngoan là một trong các nhân đức “trụ”. Cùng với các nhân đức “đối thần” như đức tin, đức cậy và đức mến, các nhân đức luân lý này là những trụ cột của đời sống Kitô giáo toàn diện.
Đức Thánh Cha giải thích rằng nhân đức khôn ngoan giúp chúng ta có trí tuệ và tự do để phân định và hành động vì thiện ích đích thực của chúng ta. Trước khi đưa ra quyết định, người khôn ngoan cân nhắc các tình huống, xin lời khuyên, cố gắng hiểu sự phức tạp của thực tế và không để mình bị cuốn theo cảm xúc, áp lực hay sự hời hợt.
Đức Thánh Cha nói rằng trong thế giới bị thống trị bởi vẻ bền ngoài, những tư tưởng hời hợt, cần khám phá lại bài học khôn ngoan, bởi vì nếu không có sự khôn ngoan chúng ta dễ đi sai đường. Ngài mời gọi các tín hữu thực hành đức khôn ngoan hàng ngày trên hành trình hướng tới sự sống sung mãn trong Nước Trời, bởi vì Thiên Chúa không chỉ muốn chúng ta là những vị thánh nhưng còn là những vị thánh thông minh.
Trước khi Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý, cộng đoàn cùng nghe đoạn sách Châm ngôn (15,14.21-22.33):
Trí người minh mẫn kiếm tìm tri thức,
miệng kẻ ngu si ham thích chuyện điên rồ...
Kẻ ngu si lấy điều dại làm vui,
người hiểu biết cứ thẳng đường mà tiến.
Thiếu bàn bạc, chương trình đổ vỡ,
nhiều cố vấn, ắt sẽ thành công...
Lòng kính sợ ĐỨC CHÚA là trường dạy khôn ngoan,
khiêm nhu là đường dẫn đến vinh dự.
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha được Cha Pierluigi Giroli đọc thay cho ngài.
Nhân đức khôn ngoan
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta dành bài giáo lý hôm nay để nói về nhân đức khôn ngoan. Cùng với các nhân đức công bằng, can đảm và tiết độ, nó là một trong những nhân đức được gọi là các nhân đức trụ, những nhân đức không phải là đặc quyền riêng của người Kitô hữu, nhưng thuộc về di sản của sự khôn ngoan cổ xưa, đặc biệt là của các triết gia Hy Lạp. Vì vậy, một trong những chủ đề thú vị nhất trong hoạt động gặp gỡ và hội nhập văn hóa chính là đề tài nhân đức.
Trong các tác phẩm thời Trung cổ, việc trình bày về các nhân đức không phải là một danh sách đơn giản những phẩm chất tích cực của tâm hồn. Trở lại với các tác giả cổ điển, dưới ánh sáng mặc khải Kitô giáo, các nhà thần học đã hình dung bộ bảy nhân đức - ba nhân đức đối thần và bốn nhân luân lý - như một loại cơ thể sống, trong đó mỗi nhân đức có một không gian hài hòa để hoạt động. Có những nhân đức thiết yếu và những nhân đức phụ, giống như các trụ, các cột, các đầu trụ. Thật ra, có lẽ không có gì diễn tả tốt hơn ý tưởng về sự hài hòa giữa con người và khát vọng không ngừng hướng tới điều tốt đẹp hơn là hình ảnh một nhà thờ chính toà Trung cổ.
Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu từ nhân đức khôn ngoan. Đó không phải là đức tính của người sợ hãi, luôn do dự về hành động cần làm. Không, đây là một cách giải thích sai lầm. Nó thậm chí không chỉ đơn thuần là sự thận trọng. Đặt đức khôn ngoan lên hàng đầu có nghĩa là hành động của con người phụ thuộc vào trí tuệ và tự do của họ. Người khôn ngoan là người sáng tạo: họ lý luận, đánh giá, cố gắng hiểu sự phức tạp của thực tế và không để mình bị choáng ngợp bởi cảm xúc, sự lười biếng, áp lực hay ảo tưởng.
Trong một thế giới bị thống trị bởi vẻ bề ngoài, bởi những suy nghĩ hời hợt, bởi sự tầm thường của cả sự thiện và sự ác, bài học cổ xưa về đức khôn ngoan đáng được khơi dậy lại.
Thánh Tôma Aquinô: khôn ngoan là lý trí ngay thẳng trong tương quan với hành động
Thánh Tôma (Aquinô), theo bước của triết gia Aristotle, gọi đức khôn ngoan là “recta ratio agibilium” (lý trí ngay thẳng trong tương quan với hành động). Đó là khả năng điều khiển các hành động để hướng chúng tới điều tốt đẹp; vì lý do này mà nó có biệt danh là “người đánh xe của các nhân đức”. Người khôn ngoan là người có khả năng lựa chọn: cuộc sống luôn dễ dàng nếu chỉ giới hạn trong sách vở, nhưng giữa sóng gió của cuộc sống đời thường thì nó lại là một điều hoàn toàn khác; chúng ta thường không chắc chắn và không biết phải đi đường nào. Người khôn ngoan không lựa chọn một cách ngẫu nhiên: trước hết họ biết mình muốn gì, sau đó họ xem xét các tình huống, tìm kiếm lời khuyên và với tầm nhìn rộng và sự tự do nội tâm, họ chọn con đường nào để đi. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể mắc sai lầm, suy cho cùng chúng ta vẫn luôn là con người; nhưng ít nhất sẽ tránh được những thất bại nặng nề. Thật không may, trong mọi môi trường đều có những người có xu hướng gạt bỏ vấn đề bằng những trò đùa hời hợt hoặc luôn gây tranh cãi. Ngược lại, khôn ngoan là phẩm chất của những người được kêu gọi lãnh đạo: họ biết rằng việc điều hành là khó khăn, có nhiều quan điểm và chúng ta phải cố gắng hòa hợp chúng, rằng chúng ta phải làm điều tốt không phải cho một số người mà là cho tất cả.
Sự khôn ngoan cũng dạy rằng, như người ta nói, “sự hoàn hảo là kẻ thù của điều tốt đẹp”. Trên thực tế, quá nhiệt tình trong một số trường hợp có thể dẫn đến thảm họa: nó có thể phá hỏng một công trình vốn đòi hỏi phải thực hiện từ từ; nó có thể tạo ra xung đột và hiểu lầm; nó thậm chí có thể gây ra bạo lực.
Người khôn ngoan quý chuộng quá khứ, có tầm nhìn xa
Người khôn ngoan biết giữ gìn ký ức của quá khứ, không phải vì sợ tương lai mà vì biết rằng truyền thống là di sản của sự khôn ngoan. Cuộc sống được tạo thành từ sự chồng chéo liên tục của những điều cũ và mới, và thật không tốt khi luôn nghĩ rằng thế giới bắt đầu với chúng ta, rằng chúng ta phải đối mặt với những vấn đề bằng cách bắt đầu lại từ con số không. Và người khôn ngoan cũng có tầm nhìn xa. Một khi họ đã quyết định mục tiêu cần hướng tới, họ cần phải tìm kiếm mọi phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
Những vị thánh thông minh
Nhiều đoạn Tin Mừng dạy chúng ta sự khôn ngoan. Ví dụ: người khôn ngoan xây nhà trên đá và người khờ dại xây nhà trên cát (xem Mt 7,24-27). Những cô trinh nữ khôn ngoan mang dầu cho đèn của họ và những người khờ dại không mang dầu (xem Mt 25,1-13). Đời sống Kitô giáo là sự kết hợp giữa tính đơn giản và sự khôn ngoan. Khi chuẩn bị các môn đệ của Người cho sứ mạng, Chúa Giêsu khuyên dạy: “Này đây, Thầy sai anh em như chiên đi vào giữa bầy sói; vậy hãy khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10,16). Dường như Người muốn nói rằng Thiên Chúa không chỉ muốn chúng ta nên thánh, Người muốn chúng ta trở nên những vị thánh thông minh, bởi vì nếu không khôn ngoan thì rất dễ đi sai đường!
Sau khi cùng cộng đoàn hát kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh, Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho tất cả mọi người.
Nguồn: 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (22.05.2024): Bài 21 – Đức khiêm nhường (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (15.05.2024): Bài 20 – Đức mến (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (08.05.2024): Bài 19 – Đức cậy (27/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (01.05.2024): Bài 18 – Đức tin (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.04.2024): Bài 17 – Đời sống ân sủng trong Chúa Thánh Thần (3/5/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.01.2024): Bài 5 – Tham lam (30/1/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.01.2024): Bài 4 – Dục vọng (30/1/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.01.2024): Bài 3 – Thói xấu về ăn uống (15/1/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.01.2024): Bài 2 – Chiến đấu thiêng liêng (5/1/2024)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn