Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

GĐ. SỐNG TIN MỪNG TÌNH YÊU

XIN CHO CHÚNG CON LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

Tăng trưởng cần đến lương thực. Con người cần ăn uống để lớn lên. Nếu không ăn người ta sẽ chết. Và nếu muốn phát triển về mặt tâm linh, cũng giống như thảo mộc, người ta cần đến ánh sáng mặt trời, nước, không khí và đất.

Đất là cộng đoàn - nơi mà họ được gieo trồng, đâm rễ, lớn lên, sinh hoa trái và chết đi để cây khác được sống.

Con người chúng ta luôn phải đấu tranh với những mâu thuẫn. Chẳng hạn, một phần trong chúng ta được ánh sáng của Thiên Chúa lôi cuốn và ước muốn phục vụ anh chị em mình. Phần khác trong ta lại ước muốn những của cải phù phiếm, uy thế thống trị hay được thành công.

Chúng ta cần định hướng cho rõ, cần biết chọn bạn bè và môi trường để thăng tiến trong ánh sáng. Bao lâu chưa làm được điều này, chúng ta sẽ vẫn còn là người yếu ớt, đầy mâu thuẫn và dễ thay đổi như chong chóng.

Cộng đoàn chính là sự phản chiếu của những thành viên. Thành viên cộng đoàn có được sức mạnh nhờ những định hướng sâu xa và đúng đắn của cộng đoàn: Sống Tin Mừng Tình Yêu - Sống Tình Yêu theo Tin Mừng…, nhưng cũng có những lúc ta cảm thấy mệt mỏi, chán chường, muốn tìm kiếm một sự an toàn (giả tạo) và lo lắng khi phải tiến tới mức trưởng thành hơn trong tình yêu và trách nhiệm; sợ phải chết đi cho những bản năng riêng của mình.

I. 
LƯƠNG THỰC

Để tiến bước trên hành trình tiến tới đỉnh cao phục sinh, mọi người cũng như chính cộng đoàn cần đến lương thực. Nếu không có lương thực, sức mạnh của niềm hy vọng sẽ tan biến, thay vào đó sẽ là ước muốn có được an nhàn thoải mái hoặc là mệt mỏi trong sự thất vọng, hoặc gây hấn, hoặc quan liêu nệ luật.

Bởi sự phong phú và phức tạp của từng cá nhân, mỗi người cần đến những lương thực khác nhau. Một số loại lương thực nuôi dưỡng trái tim và khả năng tương giao của chúng ta, một số nuôi dưỡng tinh thần, một số khác là lòng quảng đại, một số khác nữa hướng chúng ta đến tìm kiếm Thiên Chúa và khao khát vô biên. Có những người ăn quá mức một số loại lương thực, trong khi lãng quên một số khác; rồi thì họ đã phát triển thiếu quân bình hay không đồng bộ.

Vì vậy, có những người rất quảng đại và tích cực nhưng lại quên mất sự phong phú thâm sâu của con tim là phần sâu kín của chính họ; một số người khác có khả năng lắng nghe tốt, nhưng họ cũng cần nuôi dưỡng lòng quảng đại và biết hành động. Những người khác nữa tìm kiếm sự hiện diện của Chúa trong thinh lặng cầu nguyện, nhưng họ cũng cần phải cố gắng lắng nghe tiếng kêu cứu của anh chị em mình.

Như vậy, hành trình tiến tới hoàn thiện bao gồm nhiều chiều kích: cá nhân, tương quan với Thiên Chúa và người khác. Và một đời sống cộng đoàn trọn vẹn là một đời sống có trách nhiệm đối với xã hội, Giáo hội và toàn thể vũ trụ. Cuộc hành trình này là một con đường dài và chúng ta sẽ cần nhiều lương thực cho cá nhân cũng như cho cộng đoàn - lương thực cho tâm hồn, lý trí và tinh thần.

Tất cả chúng ta đều gặp phải nguy cơ sống hời hợt nông cạn bên ngoài. Chúng ta có những khuynh hướng chôn vùi kho tàng giấu ẩn bên trong mình. Đời sống cộng đoàn đòi hỏi chúng ta phải không ngừng vượt lên trên chính mình. Nếu chúng ta không có lương thực nuôi dưỡng đời sống tâm linh cần thiết, chúng ta sẽ khép kín mình lại và tìm kiếm sự thoải mái, an nhàn hay lao mình vào công việc khác như một lối thoát. Sống như vậy là thiếu yêu thương, thiếu chiều sâu và không hết mình. Cần phải tìm lại niềm hy vọng và niềm vui, đó là làm một cuộc trở về trong khiêm tốn. Nói cách khác, trở về để Chúa uốn nắn mình đi theo đường Chúa hay cộng đoàn đã vạch. Một kinh nghiệm cho hay, những ai biết trở về, sẽ sống mạnh mẽ vì họ đang sống với một quyết tâm mới.

II. 
LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

Để trung thành với sinh hoạt thường nhật theo lối sống cộng đoàn, chúng ta cần phải có manna (lương thực) hằng ngày. Nó có thể rất bình thường, và chẳng có chút mùi vị gì, nhưng đó lại là manna của sự trung thành với giao ước, với trách nhiệm, với những điều nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày, đó là manna của gặp gỡ, của tình bằng hữu, của những ánh mắt và nụ cười để nói lên rằng” tôi yêu bạn” và sưởi ấm lòng người.

Lương thực thiết yếu là trung thành với những đòi hỏi nhỏ nhặt mỗi ngày - chương trình sống - nỗ lực để yêu thương và tha thứ, đón nhận những cơ cấu của cộng đoàn và góp phần xây dựng cộng đoàn ngày thêm vững mạnh. Đó là trung thành trong việc lắng nghe anh em và lời mời gọi của cộng đoàn, chấp nhận một cuộc sống đơn giản và không phô trương. Đó là trung thành trong việc hướng cuộc đời mình sao cho phù hợp với đời sống cộng đoàn, cũng như từ bỏ đặc quyền theo thói đời.

Sự trung thành này dựa trên niềm tin tưởng rằng, chính Đức Giêsu đã kêu gọi chúng ta đến giao ước với anh chị em. Nếu người đã chọn và gọi, người sẽ giúp đỡ chúng ta chu toàn những điều nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày. Nếu chúng ta đón nhận trách nhiệm mỗi ngày với một tấm lòng khiêm tốn và tin tưởng, Người sẽ đồng hành và ban cho chúng ta nhiều sức mạnh.

Thật là đáng buồn, khi thấy một số người phải ra ngoài cộng đoàn để tìm lương thực cho mình ở nơi khác. Nếu như cơ cấu và những cuộc gặp gỡ làm cho ta có cảm giác ngột ngạt, thì đó là dấu hiệu trục trặc, ta càng cần mau chóng tái lập và nuôi dưỡng.

Chúng ta phải đón nhận và khám phá ra sứ điệp và ân huệ của giây phút hiện tại. Đừng xem công việc thường nhật là nhàm chán, chúng ta sẽ trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy cái đẹp trong khi thi hành. Nhưng nếu khám phá ra rằng chúng ta sống với Chúa và anh chị em mình qua những công việc phải làm trong giây phút hiện tại, chúng ta sẽ trở nên an bình.

Mỗi ngày chúng ta cầu xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Rồi chúng ta xin lương thực để nuôi dưỡng tâm hồn để chúng ta nhạy bén với thánh ý Chúa Cha và nhu cầu của anh chị em.

III.
THỜI KHẮC NGẠC NHIÊN

Nhiều người trong cộng đoàn có khuynh hướng chỉ nghĩ rằng thời gian sống một mình mới là lúc “nạp năng lượng”. Hiểu như vậy là không khám phá ra “cộng đoàn cũng là lương thực”, "là trạm tiếp sức mạnh" - lương thực nhận được chính là lúc “dấn thân” hay “quảng đại” dành cho cộng đoàn.

Thời khắc diệu kỳ khi cùng nhau khám phá ra rằng chúng ta thuộc về nhau, và chính Chúa đã kêu gọi chúng ta lại với nhau như là nguồn sống cho nhau. Những thời khắc tuyệt diệu này trở thành một lễ hội. Những thời khắc ấy tựa như một ý thức sâu xa trong an bình và hoan lạc về mối dây hiệp nhất và ơn gọi của chúng ta, về cái thiết yếu của cuộc sống và về con đường mà Thiên Chúa muốn dẫn dắt chúng ta đi. Những thời khắc tuyệt diệu là hồng ân, là sứ điệp của Thiên Chúa trong cộng đoàn, thức tỉnh trái tim, giúp hiểu biết và cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta vui mừng và tạ ơn vì được sống cùng với nhau; chúng ta trở nên ý thức hơn về tình yêu của Chúa và ơn kêu gọi vì cộng đoàn.

Những thời khắc tuyệt diệu đến với chúng ta trong những ngày lễ hội, khi cùng nhau thờ phượng, mỗi buổi họp nhóm, trong những bữa ăn, khi cùng dâng lễ, khi thư giãn nghỉ ngơi… Chúng ta phải tận dụng cơ hội trong các buổi họp mặt để nói những lời có khả năng xây dựng hiệp nhất, tạo nên niềm vui và tiếng cười cho mọi người, hoặc mang chúng ta trở lại với cái thiết yếu của tâm hồn.

Và những thời khắc tuyệt diệu này có thể xảy đến trong mọi trường hợp - có thể là một sự thinh lặng nồng ấm sâu xa khi nghe một anh chị em chia sẻ về những yếu đuối hay về sự lớn lên trong đời sống thiêng liêng của họ; có thể là lúc chúng ta cùng ca hát, vui chơi và cười đùa với nhau. Vì thế, mỗi khi cộng đoàn họp mặt cần phải được chuẩn bị chu đáo, dù đó là buổi thờ phượng, một bữa ăn, một kỳ nghỉ cuối tuần với Chúa, một buổi chia sẻ hay một cuộc họp mặt trong lễ Giáng Sinh hoặc Phục Sinh... Mỗi dịp này đều là một thời khắc kỳ diệu, là thời khắc ân sủng của cộng đoàn. Bởi vì có bao nhiêu bất ngờ có thể xảy đến qua những buổi lễ hội, nó làm đánh động lòng người, có khi làm cho tâm hồn được cảm hoá... Chính vì vậy, chúng ta phải biết cách làm cho giây phút này kéo dài, để làm tăng trưởng sự hiệp nhất và phát triển tâm linh của chúng ta.

Ngoài ra, nụ cười cũng là lương thực quan trọng. Nó chữa lành và nuôi dưỡng tất cả các thành viên của cộng đoàn. Nó làm cho mọi người biết cười cho đến chảy cả nước mắt. Chúng ta không cười để chế nhạo, nhưng đùa vui và làm cho anh em sát cánh bên nhau hơn.

Tóm lại, là thành viên sống trong cộng đoàn, anh em đừng bỏ lỡ những lương thực đặc biệt Thiên Chúa trao ban, vì tất cả đều là hồng ân và Thần Khí luôn khơi dậy trong chúng ta những điều kỳ diệu mỗi ngày.


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Những thánh tích cuộc thương khó của Chúa Giêsu (14/3/2011)

Mẫu gương Thánh Giuse (4/3/2011)

Ơn gọi làm tông đồ (19/2/2011)

Những đức tính quan trọng của một người vợ Kitô giáo (29/1/2011)

Những ngày lễ của gia đình (26/1/2011)

Hôn nhân gia đình trong xã hội và nền văn hóa Việt Nam xưa nay (22/1/2011)

Chương trình sống (11/1/2011)

Ý thức mình là một tông đồ giáo dân tự nguyện (31/12/2010)

Gia đình đón mừng Chúa Giáng Sinh (18/12/2010)

Phép lịch sự xã giao trong đời sống cộng đồng (11/11/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn